Giáo án môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 2 - Phan Thị Vân

Giáo án môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 2 - Phan Thị Vân

Tập đọc- kể chuyện: AI CÓ LỖI

I/Mục tiêu:

A. Tập đọc:- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phấy và giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài : Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn , dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.

B. Kể chuyện:

- Rèn luyện kỹ năng nói: Dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn của câu chuyện.

II/ Kĩ năng sống: Giao tiếp: ứng xử văn hóa; Thể hiện sự cảm thông; Kiểm soát cảm xúc.

II.I Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ truyện đọc SGK

 

doc 22 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 2 - Phan Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
 Trường Tiểu học Lê Phong
 GIÁO ÁN
 Lớp: 3B
 Tuần:2
 Gi¸o viªn: Phan ThÞ V©n.
 Năm học 2012-2013
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 3B
Tuần 2: Từ ngày 27/8 đến 31/8/2012
Cách ngôn: Học đi đôi với hành.
Thứ
Tiết
Tên bài giảng
SÁNG
CHIỀU
Thứ hai
27/8
Chào cờ
Tập đọc
TĐ-KC
Toán
Ai có lỗi
Ai có lỗi
Trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần)
Thứ ba
28/8
Chính tả
Toán
Tập đọc
LuyệnT.Việt
Nghe viết: Ai có lỗi
Luyện tập
Cô giáo tí hon
Luyện đọc, viết Ai có lỗi.
Thứ tư
29/8
Toán
LT-C
Tập viết
ATGT
Ôn tập các bảng nhân
Từ ngữ về thiếu nhi. Ôn tập câu Ai là gì?
Chữ hoa Ă, Â
Giới thiệu các loại đường bộ.
Thứ năm
30/8
Toán
Chính tả
Luyện Toán
Ôn tập các bảng chia.
Nghe viết: Cô giáo tí hon
Ôn các bảng nhân, chia
Thứ sáu
31/8
Toán
TLV
LuyệnT.Việt
SHL
Luyện tập.
Viết đơn
Luyện viết đơn.
Sinh hoạt lớp tuần 2.
 Thứ hai/27/8/2012
Tập đọc- kể chuyện: AI CÓ LỖI
I/Mục tiêu:
A. Tập đọc:- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phấy và giữa các cụm từ.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài : Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn , dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
B. Kể chuyện:
- Rèn luyện kỹ năng nói: Dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn của câu chuyện.
II/ Kĩ năng sống: Giao tiếp: ứng xử văn hóa; Thể hiện sự cảm thông; Kiểm soát cảm xúc.
II.I Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ truyện đọc SGK
IV/Hoạt động dạy hoc:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Bài cũ: 
- Bài hai bài tay em
- GV nhận xét ghi điểm
2/Bài mới:
- GV giới thiệu bài- ghi bảng (tranh minh hoạ)
*HĐ1: Luyện đọc:
a/ GV đọc mẫu ,HD đọc
b/ Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Đọc từng câu- Luyện đọc từ khó:
- Đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ SGK
- Đọc từng đoạn trong nhóm
*HĐ2: Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1,2
+Câu chuyện kể về ai?
+Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
+Vì sao En-ri-cô hối hận , muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
+Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
+Bố đã trách En-ri-cô như thế nào?
+Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
*HĐ3:. Luyện đọc lại:
- GV đọc lại đoạn 3,4,5- Hướng dẫn HS luyện đọc 
- GV nhận xét
* KỂ CHUYỂN:
1. Nêu nhiệm vụ: Dưạ vào tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời của em.
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện
+Câu chuyện được kể bằng lời của ai?
+Phần kể chuyện yêu cầu chúng ta kể lại bằng lời của ai?
*Vậy khi kể chuyện, em phải đóng vai trò là người dẫn chuyện. Muốn vậy, em cần chuyển lời của En-ri-cô thành lời của mình.
- Yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu chuyện
- GV nhận xét
*HĐ nối tiếp:
+Em học được điều gì qua câu chuyện này?
-Về nhà tiếp tục kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
- Chuẩn bị bài sau: “Cô giáo tí hon”
- Nhận xét tiết học
- 2HS đọc bài – Trả lời câu hỏi
HS quan sát tranh
*Đọc đứng, đọc trôi chảy.
HS theo dõi
 HS nối nhau đọc từng câu , đọc từ khó: Cô-ret Ti, En-ri-cô, dọa đánh bạn, 
-Đọc nối tiếp đoạn.
-1HS đọc chú giải.
 HS luyện đọc theo nhóm 2
 HS đọc trước lớp
 *Hiểu nội dung bài.
- 1 HS đọc bài
-Câu chuyện kể về En-ri-cô và Cô-rét-ti
-Vì Cô-rét-ti vô tình chạm vào khuỷu tay En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti làm hỏnh hết trang giấy của bạn.
- Đọc thầm đoạn 3
-Sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
.- Đọc thầm đoạn 4, trả lời:
HS trả lời
- Đoạn thầm đoạn 5
-Bố trách En-ri-cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ đánh bạn.
HS thảo luận nhóm đôi trả lời
- En-ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hận, biết thương bạn, khi bạn làm lành, cậu cảm động ôm chầm lấy bạn.
- Cô-rét-ti đáng khen vì cậu biết quí trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn.
*Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phấy và giữa các cụm từ
-HS luyện đọc cá nhân
-Thi đọc
*Dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn của câu chuyện.
HS theo dõi
Câu chuyện vốn được kể bằng lời của En-ri-cô.
Kể lại câu chuyện bằng lời của em.
- HS luyện kể trong nhóm
HS nối nhau kể lại từng đoạn câu chuyện
- Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau.
- Bạn bè phải yêu thương nhau, nghĩ tốt về nhau.
- Phải can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn
 Thứ hai/27/8/2012
Toán: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN) 
I/Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc ở hàng trăm).
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép trừ) 
II/Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ: -Bài 2a,3 SGK/6
2/Bài mới : Giới thiệu bài
*HĐ1:HD cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số ( có nhớ 1 lần )
-GV giới thiệu phép tính : 432 – 215 = ?
-GV trình bày trên bảng như SGK/5.
-GV giới thiệu phép tính: 627 - 143 = ?
- GV HD HS thực hiện tương tự như phép tính trên .
-Phép trừ 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng nào ?
- Phép trừ 627 -143 =484 là phép trừ có nhớ một lần ở hàng nào ?
*HĐ2: DH làm BT 1,2
*Bài 1/7: Tính (Bảng lớp, BC)
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét - sửa sai
*Bài 2/7: Tính (Bảng lớp, BC)
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét - sửa sai
*Bài 3/7: Giải toán có lời văn (Bảng, vở)
+Tổng số tem của hai bạn là bao nhiêu?
+Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem?
+Bài toán yêu cầu ta tìm gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chấm bài- Nhận xét
Bài tập 4: Dành cho HS khá giỏi.
-Chấm bài, nhận xét.
*HĐ3: Củng cố dặn dò
- Về nhà xem lại bài
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng làm bài
*HS thực hiện được phép trừ các số có ba chữ số ( có nhớ 1 lần )
- HS đặt tính theo cột dọc và thực hiện phép tính trên .
- HS nêu cách thực hiện tính.
1HS làm trên bảng lớp , HS dưới lớp làm vào bảng con.
1HS nêu cách thực hiện tính.
-Phép trừ 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục 
- Phép trừ 627 -143 =484 là phép trừ có nhớ một lần ở hàng trăm
* HS biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số có nhớ một lần
- HS nêu yêu cầu
- HS lên bảng làm bài- Lớp làm b/c (cột 1,2,3)
HS nêu yêu cầu
2 HS lên bảng làm bài- Lớp làm b/c (cột 1,2, 3)
*HS giải được bài toán có lời có một phép tính trừ
HS nêu đề toán
Tổng số tem của hai bạn là 335 con tem.
Bạn Bình có 128 con tem
Tìm số tem của bạn Hoa.
HS làm bài vào vở- 1 HS lên bảng làm bài
HS đọc đề, phân tích đề.
HS tự làm vào vở.
 Thứ ba 28/8/2012
Toán: LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng , phép trừ các số có ba chữ số ( không nhớ hoặc có nhớ một lần)
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép cộng hoặc một phép trừ)
II/Hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Bài cũ: 
-Bài 2,3 SGK/7
2/Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1: HD làm BT 1,2
 *Bài 1/8 SGK :
- Làm việc cá nhân
- GV nhận xét - sửa sai
*Bài 2a/8 SGK: cá nhân
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét- sửa sai
*Bài 3/8 SGK(cột 1,2,3): Điền số ( nhóm đôi)
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cấu HS làm bài. 
- GV nhận xét – tuyên dương
*HĐ2: Ôn tập giải toán có lời văn
*Bài 4/8 SGK (Bảng, vở)
Gọi HS nêu yêu cầu đề.
- GV chấm bài- nhận xét
*HĐ3: Củng cố dặn dò
- Về nhà xem lại bài 
- Chuẩn bị bài sau: “ Ôn tập các bảng nhân”
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng làm bài
*HS biết thực hiện về cộng, trừ các số có ba chữ số( không nhớ hoặc có nhớ một lần)
2 HS đọc 
1 HS lên bảng làm bài- Lớp làm bảng con
 HS nêu yêu cầu .
 2 HS lên bảng làm bài 2a- Lớp làm b/c
*HS biết cách tìm số trừ .số bị trừ và hiệu
HS nêu yêu cầu 
HS làm bài theo nhóm cột 1,2,3
* HS biết giải toán có lời văn bằng một phép cộng
- HS nêu đề toán qua tóm tắt 
- HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm bài
HS giỏi làm tiếp BT5/8
 Thứ ba 28/8/2012
Chính tả: (Nghe viết) AI CÓ LỖI
I/Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch / uyu ( BT2)
- Làm đúng bài tập 3b
II/Đồ dùng dạy học:Bảng phụ viết bài tập 3a/14
III Hoạt động dạy hoc
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: HS viết từ: ngọt ngào, ngao ngán, đàng hoàng
2/ Bài mới: GT ghi đề
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả:
a/ Tìm hiểu nội dung bài viết
- GV đọc đoạn viết
+Đoạn văn nói điều gì?
b/ Hướng dẫn cách trình bày:
+Đoạn văn có mấy câu?
+Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
+Tên riêng của người nước ngoài khi viết có gì đặc biệt?
c/ Hướng dẫn viết từ khó: 
- Y/C HS nêu các từ khó: khuỷu tay, sứt chỉ, vác củi,
d/ Viết chính tả:
- GV đọc bài HS viết bài vào vở
e/ Chấm chữa bài
- GV thu bài chấm - Nhận xét
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 2: Bảng, vở BT
-Gọi HS nêu yêu cầu
- GV nhận xét- tuyên dương
*Bài 3 b : Bảng, vở BT
- Yêu cầu HS làm bài
+ GV nhận xét
*HĐ nối tiếp:
-Nhắc nhở số lỗi HS viết sai
- Chuẩn bị bài “ Cô giáo tí hon”
- Nhận xét tiết học
- 2 HS viết BC
*Nghe viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- 2HS đọc lại 
- En-ri-cô ân hận khi bình tĩnh lại. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
Đoạn văn có 5 câu
Những chữ đầu câu và tên riêng Cô-rét-ti
Có dấu gạch nối giữa các chữ.
HS nêu từ khó- Luyện viết b/c, bảng lớp
HS viết bài vào vở
HS đổi vở chấm bài bằng bút chì
*Tìm các từ ngữ chứa tiếng có vần uêch,uyu
- HS nêu yêu cầu
- 1HS lên bảng,lớp VBT
*Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào VBT - 1 HS lên bảng làm bài
b/ kiêu căng căn dặn,nhọc nhằn, lằng nhằng; vắng mặt, vắn tắt
 Thứ ba 28/8/201
 Tập đọc: CÔ GIÁO TÍ HON
I/Mục tiêu:- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phấy và giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quí cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo.
II.Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ nội dung bài đọc
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Bài cũ: - Bài Ai có lỗi
 - GV nhận xét- ghi điểm
2/Bài mới: GT ghi đề (tranh)
*HĐ1: Luyện đọc
a/ GV đọc mẫu - DH đọc
b/ Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Đọc từng câu- Luyện đọc từ khó:
*GV chia đoạn
- Đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ SGK
- Đọc từng đoạn trong nhóm
*HĐ2: Tìm hiểu bài
- Truyện có những nhân vật nào?
+Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?
+Những cử chỉ nào của cô ... ọc .
Nhận xét tiết học .
2 HS trả lời bài
*Biết tên một số loại đường bộ hay gặp.
-HS quan sát.
Đường quốc lộ , đường tỉnh , đường huỵện đường xã, đường đô thị.
-HS nêu các loại đường như trên.
-5HS nhắc lại .
*Biết phân biệt được các loại đường bộ.
-HS quan sát từng tranh và nêu nội dung từng bức tranh.
- HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu 
1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Mặt đường rộng có Có nhiều xe chạy , mặt đường trải nhựa , bê tông hoặc đá
- Hai bên đường có lề đường dành cho xe thô sơ, người đi bộ 
 - Đường trải nhựa bằng phẳng ,trên mặt đường có các vạch kẻ.
- Hai bên đường có vỉa hè dành cho người đi bộ, có đèn chiếu sáng..Tại các ngã tư , ngã ba có đèn tín hiệu và biển báo hiệu GT, có vạch để đi bộ.
-Đường đi bằng đất, trải đá hoặc bê tông nối từ các xã tới các thôn xóm gọi là đường thôn, đường làng.
HS nêu.
 Thứ năm 30/ 8 / 2012 
 `Toán: ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Thuộc các bảng chia ( chia cho 2,3,4,5)
- Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2,3,4 ( phép chia hết)
 II/Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ: Kiểm tra bảng nhân 2,3,4,5
2/Bài mới : Giới thiệu bài
*HĐ1: Củng cố bảng chia 2,3,4 ,5
-Yêu cầu HS đọc thuộc các bảng chia .
*Bài 1: Gọi HS yêu cầu 
- Yêu cầu HS nhẩm và nêu nhanh kết quả
- GV kết hợp ghi kết quả lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc lại bài
*Bài 2: Gọi HS nêu y/c bài tập .
- GV làm bài mẫu trên bảng 
- Yêu cầu HS tính nhẩm và nêu kết quả các phép tính còn lại .
- GV nhận xét
* HĐ 3 :Củng cố về giải toán có lời văn.
 *Bài 3: Gọi HS đọc đề bài toán
-HDHS tìm hiểu đề. 
 - Yêu cầu HS làm bài
- GV chấm bài - Nhận xét
*Bài 4: Dành cho HS khá giỏi
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét
*HĐ4: Củng cố dặn dò
- Về nhà xem lại bài 
- Chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập”
- Nhận xét tiết học
2 HS lên bảng đọc các bảng nhân
*HS thuộc các bảng chia 2,3,4,5.
 HS đọc các bảng chia 2,3,4,5 
HS nêu yêu cầu
HS lần lượt nêu kết quả
2 HS đọc lại bài
*Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2,3,4 
2 HS nêu yêu cầu .
HS theo dõi
 HS nối nhau nêu kết quả
*Giair được bài toán có lời văn.
2 HS đọc đề toán
HS làm bài vào vở- 1 HS lên bảng làm bài
HS dùng bút chì nối nhanh kết quả của các phép tính
HS trả lời 
 Thứ năm 30/ 8 / 2012 
Chính tả: (Nghe viết) CÔ GIÁO TÍ HON 
I/Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2a
II/Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết bài tập 2a/18
III Hoạt động dạy hoc
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ:
 - Viết khuỷu tay, xấu hổ, sông sâu
2/ Bài mới: GT ghi đề
*HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả:
a/ Tìm hiểu nội dung bài viết
- GV đọc đoạn viết
+Tìm những hình ảnh cho thấy Bé bắt chước cô giáo?
+Hình ảnh mấy đứa em có gì ngộ nghĩnh?
b/ Hướng dẫn cách trình bày:
+Đoạn văn có mấy câu?
+Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
c/ Hướng dẫn viết từ khó: 
- Y/C HS nêu các từ khó: tỉnh khô, treo nón, ríu rít
d/ Viết chính tả:
- GV đọc bài HS viết bài vào vở
e/ Chấm chữa bài
- GV thu bài chấm - Nhận xét
*HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 2a: Làm việc cá nhân
-Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét- tuyên dương
*HĐ nối tiếp:
- Nhắc nhở số lỗi HS viết sai
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài “ Chiếc áo len”
- 2 HS viết BC
*Nghe và viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
2HS đọc lại 
- Bé bẻ một nhánh trâm bầu làm thước, đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên bảng. Đánh vần từng tiếng cho nhóm học trò đánh vần theo.
- Chúng chống hai tay nhìn chị, ríu rít đánh vần theo.
Đoạn văn có 5 câu
Những chữ đầu câu và tên riêng.
HS nêu từ khó- Luyện viết b/c, bảng lớp
HS viết bài vào vở
HS đổi vở chấm bài bằng bút chì
*Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiêng theo YC bài tập
 HS nêu yêu cầu
HS thảo luận nhóm làm bài 2a
+Xét: xét xử, xem xét, xét duyệt, xét hỏi, xét lên lớp
+Sét: sấm sét, lưỡi tầm sét, đất sét
Xào: xào rau, xào xáo
Sào: sào phơi áo, một sào đất
+xinh: xinh đẹp, xinh tươi, xinh xẻo, xinh xắn, xinh xinh
+sinh: sinh sống, sinh hoạt lớp, ngày sinh, sinh ra
 Thứ năm 30/ 8 / 2012 
Luyện tập toán: ÔN CÁC BẢNG NHÂN CHIA
I/Mục tiêu:
-Củng cố các bảng, nhân, chia 2,3,4,5.
-Giải được các bài toán có lời văn.
II/Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Bài cũ: 2HS đọc bảng nhân, chia 3,4
2.Bài mới: Giới thiệu, ghi đề.
Hoạt động 1:
Bài tập 1: Tính nhẩm.
-Gọi HS nêu yêu cầu đề.
2 x 5 = 12: 4= 4 x 5=
10 : 5= 5 x 3= 20: 2=
4 x 6 = 20 : 5= 24 :4=
15 : 5= 5 x 6= 4 x 7=
-GV ghi kết quả trên bảng.
Bài tập 2: Tính
-Gọi HS nêu yêu cầu đề.
-Yêu cầu HS làm bài.
a/ 4 x 3 +12= b/ 3 x 6 – 15=
 2 x 2 x 5= 5 x 6 + 23= 
-Nhận xét kết quả.
Hoạt động 2: 
Bài tập 3: Đặt tính rồi tính 
 -Gọi HS nêu yêu cầu đề.
a/ 328+447= b/ 592+270
 216+359= 666+82= 
 -Nhận xét kết quả.
Hoạt động 3:
Bài tập 4:
- -Gọi HS nêu yêu cầu đề.
-Yêu cầu HS làm bài.
 Có 35 quả cam xếp đều vào 5 đĩa. Hỏi mỗi đĩa có bao nhiêu quả cam?
-Nhận xét kết luận.
3.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
-2HS lên bảng.
*Củng cố bảng nhân , chia 2,3,4,5.
-HS nêu.
-HS nhẩm và lần lượt nêu miệng kết quả.
-HS nêu.
2HS làm bảng lớp, lớp làm vở.
*Củng cố các phép tính với số có 3 chữ số( có nhớ)
-HS nêu.
-2HS làm bảng, lớp BC.
*Giải được các bài toán có lời văn.
Đọc đề,nêu. Yêu cầu.
-1HS làm bảng, lớp vở.
 Thứ sáu ngày 31 tháng 8 năm 2012
Toán: LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân)
 II/Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ: Kiểm tra bảng chia 2,3,4,5
2/Bài mới : Giới thiệu bài
*HĐ1: Củng cố về tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
*Bài 1: Gọi HS yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét
* Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét
* HĐ 2 :Củng cố về giải toán có lời văn.
 *Bài 3: Gọi HS đọc đề bài toán
 -HDHS tìm hiểu đề. 
 - Yêu cầu HS làm bài
- GV chấm bài - Nhận xét
*HĐ4: Củng cố dặn dò
- Về nhà xem lại bài 
- Chuẩn bị bài sau: “ Ôn tập về hình học”
- Nhận xét tiết học
2HS lên bảng đọc các bảng nhân
*Tính được giá trị của biểu thức có phép nhân, chia.
HS nêu yêu cầu
1HS lên bảng làm bài- Lớp làm bảng con
2 HS nêu yêu cầu .
HS nêu miệng kết quả
*Giải được bài toán có lời văn.
2 HS đọc đề toán
HS làm bài vào vở- 1 HS lên bảng làm bài
 Thứ sáu ngày 31 tháng 8 năm 2012
 Tập làm văn: VIẾT ĐƠN
I/Mục tiêu:
Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội 
( SGK/9)
II/Đồ dùng dạy học: Vở bài tập
III/Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Gọi HS đọc lại đơn xin cấp thẻ đọc sách
- GV nhận xét – ghi điểm
2/ Bài mới: Giới thiệu bài
*HĐ 1: Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập .
* Các em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn theo mẫu.
+Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu ?
+Phần nào không nhất thiết phải hoàn toàn như mẫu ? Vì sao ? 
-Yêu cầu HS viết đơn .
-GV giúp đỡ HS yếu viết đúng mẫu đơn.
-Gọi 1 số HS đọc đơn. 
-GV nhận xét - bổ sung
-GV chấm 1 số bài- Nhận xét - tuyên dương .
 * HĐ2 : Củng cố ,dặn dò .
- Nhận xét tiết học .
-Dặn HS ghi nhớ mẫu đơn , nhắc những HS chưa viết đơn xong về nhà viết tiếp .
-2HS đọc lại đơn
*HS dựa vào mẫu đơn đã học , viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- 2 HS nêu yêu cầu
- Mở đầu phải viết tên Đội
Địa điểm ngày tháng năm viết đơn
Tên của đơn . Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
-Họ tên ngày tháng năm sinh người viết đơn
- Trình bày lí do viết đơn
- Lời hứa của người viết đơn
- Chữ kí và tên của người viết đơn.
-.HS viết đơn vào vở bài tập.
- HS đọc đơn 
-HS nhận xét đơn của bạn 
Luyện tiếng việt: LUYỆN VIẾT ĐƠN
I/Mục tiêu: GiúpHS biết viết một lá đơn theo yêu cầu.
II/Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết sẵn các phần chính của lá đơn.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ:
Yêu cầu HS nêu lại các phần chính của một lá đơn.
2.Bài mới: Gt-gđ
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết đơn.
-GV yêu cầu HS đọc lại các phần chính của lá đơn ở bảng lớp.
Đề bài: Nhà trường có mở lớp học tin cho HS lớp 3. Em hãy viết đơn xin nhà trường được tham gia học.
-Gọi HS đọc đề.
*GV: Các em chú ý những phần nào cần viết theo mẫu, còn phần nêu lí do, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa các em nên viết theo suy nghĩ của mình để lá đơn được thể hiện một cách tự nhiên.
-Cho HS viết bài vào vở.
-Gọi HS đọc bài của mình.
-Nhận xét sửa chữa.
Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học.
-HS nêu.
*Viết được lá đơn theo yêu cầu.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS viết bài vào vở.
-HS đọc bài của mình.
-Nhận xét bài của bạn.
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 2
I .Mục tiêu:
 - Nhận xét đánh giá về việc ổn định tổ chức, nề nếp học tập của HS trong tuần 2
 - Phổ biến công việc tuần 3
II. Các bước sinh hoạt.
 Bước 1: ổn định tổ chức
 Hát tập thể
 Bước 2: Nhận xét đánh giá tuần 2
1. Đánh giá của ban cán sự lớp:
-Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá tổ mình về các mặt: nề nếp, lao động, vệ sinh.
-Lớp phó học tập lên đánh giá về tình hình học tập của lớp.
-Lớp trưởng đánh giá, nhận xét chung.
2.Đánh giá của GV:
 *Về nề nếp:
 -Ưu điểm: Nề nếp lớp tốt.
 HS đi học đều , đúng giờ.
*Về lao động, vệ sinh: Vệ sinh khu vực đảm bảo nhưng vẫn còn một số em chưa tự giác: Huy, Quốc, Vinh, Mỵ.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, cửa kính có lau chùi thường xuyên, sạch sẽ.
 Xếp hàng ra vào lớp đảm bảo.
*Về học tập:
 - Ưu: Đa số HS có đầy đủ dụng cụ , sách vở học tập.
 HS có học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
 -Tồn: 
Một số em chữ viết cẩu thả: Đạt, Khoa, Mỵ. 
 Một số em viết bài còn mắc nhiều lỗi chính tả: Cảnh, Bảo, Khoa. Mỵ
 Một số em chưa chú tâm trong giờ học, còn làm việc riêng , nói chuyện trong giờ học.(Quốc, Vinh, Khoa, Đạt)
 :Vẫn cón tình trạng quên sách, vở, dụng cụ ở một số em như: Quốc, Vinh, Vân, Khoa,
 Bước 3: Phổ biến công việc tuần 2
 Duy trì sĩ số . Đi học đúng giờ
 Bổ sung sách vổ, đồ dùng còn thiếu.
 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở trước khi đi học.
 Ăn mặc sạch sẽ trước khi đến lớp.
 Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_2_phan_thi_van.doc