Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

Bài 1(tr36)Tính nhẩm:

- Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

- Củng cố mối quan hệ của phép nhân và phép chia trong bảng chia 7

* Kỹ thuật nhóm đôi- chia sẻ

Bài 2(tr36).Tính :

- Nêu cách đặt tính và cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.

- Nhận xét đặc điểm của các phép nhân?

- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép chia số có hai chữ số với số có một chữ số

* Kỹ thuật đặt câu hỏi

Bài 3(tr36).Giải toán:

7 học sinh : nhóm

35 học sinh: nhóm?

- Củng cố cách giải bài toán về phép chia 7.

* Kỹ thuật trình bày ý kiến cá nhân

Bài 4(tr36). Tìm 1/7 số con mèo trong mỗi hình sau:

- Tìm số con mèo trong mỗi hình

- Nêu cách tìm của một hình( lựa chọn bằng nhiều cách).

 

doc 21 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2020
TOÁN
TIẾT 36: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng chia 7, vận dụng phép chia 7 vào trong giải toán có lời văn. 
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản. 
- Bài tập cần làm: bài1( cột 1, 2, 3), bài 2, bài 3, bài 4.
II.Chuẩn bị : - Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy – học:
1. GTB 
2. Nội dung 
Bài 1(tr36)Tính nhẩm:
- Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Củng cố mối quan hệ của phép nhân và phép chia trong bảng chia 7
* Kỹ thuật nhóm đôi- chia sẻ
Bài 2(tr36).Tính :
- Nêu cách đặt tính và cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Nhận xét đặc điểm của các phép nhân?
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép chia số có hai chữ số với số có một chữ số
* Kỹ thuật đặt câu hỏi
Bài 3(tr36).Giải toán:
7 học sinh : nhóm
35 học sinh:  nhóm?
- Củng cố cách giải bài toán về phép chia 7.
* Kỹ thuật trình bày ý kiến cá nhân
Bài 4(tr36). Tìm 1/7 số con mèo trong mỗi hình sau:
- Tìm số con mèo trong mỗi hình
- Nêu cách tìm của một hình( lựa chọn bằng nhiều cách).
- Củng cố kỹ năng nhận biết 1/7 của một hình đơn giản.
3. Củng cố
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào
- HS nêu yêu cầu của bài 1. 
- GV tổ chức cho HS thi đố theo nhóm đôi.
- HS nhận xét mối quan hệ của phép nhân và phép chia.
- Lớp nhận xét, bổ sung, GV chốt kiến thức.
- GV yêu cầu HS làm cột 1, 2, 3. 1 HS lên bảng làm mẫu 1 phần, lớp quan sát cùng nhớ lại cách làm.
- HS tự làm vào vở cột 1; 2; 3. 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS .
- Cột 4 : HS hoàn thành theo khả năng.
- HS nêu lại quy tắc chia.
- GV, HS nhận xét, chốt kiến thức.
- HS đọc, xác định yêu cầu bài, làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm.
- Đại diện HS các nhóm trình bày, giải thích cách làm. 
- GVtổ chức chữa bài, chốt kiến thức.
- GV nêu yêu cầu. HS quan sát tranh minh họa, nêu miệng. 
- HS giải thích sự lựa chọn.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
- HS đọc lại bảng chia 7. Nhận xét giờ.
 ______________________________
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 15: VỆ SINH THẦN KINH
I. Mục tiêu:
	- Nắm được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
	- Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
 * GDKNS: đánh giá đợc những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh. Phân tích, so sánh , phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.
II.Chuẩn bị:
- Phiếu học tập, 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. KTBC : Cơ quan nào kiểm soát mọi suy nghĩ và hoạt động của cơ thể?
 2. Bài mới: 
HĐ1: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
+ Nêu nội dung tranh SGK?
+ Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?
- KL: Nên làm: Tranh 1, 3, 5, 6.
 Không nên làm: 2; 3; 4; 7..
HĐ2 : Đóng vai
+ 4 phiếu: Tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi.
+ Tập biểu hiện trạng thái tâm lý nh được ghi trong phiếu?
+ Em rút ra bài học gì qua hoạt động này?
- KL: Phải luôn luôn vui vẻ.
- Phát hiện được những trạng thái tâm lý có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.
 HĐ3: Kể được một số thức ăn đồ uống nếu đa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
+ Chỉ và nói tên những thức ăn đồ uống nếu đa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh?
+ Trong những thức ăn gây hại cho cơ quan thần kinh thức ăn nào cần phải tuyệt đối tránh xa kể cả trẻ em và ngời lớn?
+ Kể thêm tác hại của ma tuý?
3 .Củng cố: 
- Nêu những việc làm có lợi cho cơ quan thần kinh?
- GV giao n/ v, phát phiếu học tập, đặt vấn đề.
 - HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận nhóm đôi làm phiếu học tập.
- Một số HS trình bày trớc lớp. HS khác nhận xét.
- GV chốt kiến thức.
- GV chia 4 nhóm, phát phiếu, giao n/v.
- Nhóm trởng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lên trình diễn thể hiện vẻ mặt của người đang ở trong trạng thái tâm lý đó.
- GV đặt vấn đề, HS trả lời.
- GV chốt kiến thức.
- GV giao n/ v, HS nêu ND tranh thảo luận cặp đôi.
- GV đặt vấn đề, HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kiến thức. Kết luận.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét giờ học.
 ______________________________
Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2020
ĐẠO ĐỨC 
Tiết 8: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM.
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Củng cố chúng ta cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta. Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn. Những bạn không có gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em cần được xã hội quan tâm, giúp đỡ.
- Có thái độ yêu quý, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
- Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
II. Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị nội dung câu chuyện “Khi mẹ ốm”. (xem phụ lục)
+ Phiếu thảo luận nhóm.
+ Bộ thẻ Xanh (Sai) và Đỏ (Đúng).
+ Nội dung trò chơi “Phản ứng nhanh”
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới :
a. Xử lý tình huống- bài tập 4:
HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình trong những tình huống cụ thể.
b. Liên hệ bản thân:
HS kiểm soát được những gì mình đã làm được và những gì mình chưa làm được đẻ tự điều chỉnh hành vi của mình.
c. Trò chơi: Phản ứng nhanh.- bài tập 5
 Qua trò chơi HS thấy được tình huống đúng, sai.
3. Củng cố - Dặn dò:
? Vì sao cần chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em? Em đã làm gì để thực hiện điều đó?
- HS trả lời- nhận xét. 
* Nhóm 4 thảo luận đóng vai, xử lý 2 tình huống: 
- Tình huống 1: Bố mẹ đều đi công tác, nhà vắng hoe. Mấy hôm nay trở trời, bà Ngân bị mệt đang nằm nghỉ trên giường, Ngân định ở nhà chăm sóc bà nhưng các bạn lại kéo đến, rủ Ngân đi sinh nhật. Ngân phải làm gì?
Tình huống 2. Ngày mai em của Nam sẽ kiểm tra Toán, bố mẹ bảo Nam cùng giúp em ôn tập Toán, nhưng cùng lúc ấy trên tivi lại chiếu bộ phim mà Nam rất thích. Nam cần hành động như thế nào?
- Tiến hành thảo luận nhóm, đại diện nhóm lên thể hiện cách xử lý tình huống- Các nhóm khác nhận xét.
- Kết luận: Mỗi người trong gia đình cần biết thu xếp công việc riêng của mình để dành thời gian quan tâm, chăm sóc đến các thành viên khác.
- Học sinh tự liên hệ bản thân, kể lại những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bản thân tới ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình.
- GV Phổ biến luật chơi:
Mỗi nhóm sẽ được phát thẻ màu “Đỏ” và màu “Xanh” để ra dấu hiệu xin được trả lời “Đúng” hay “Sai”. Các nhóm sẽ được nghe các câu hỏi, các tình huống từ phía giáo viên. Nếu đội nào muốn trả lời, đội đó sẽ giơ thẻ. Đội giơ thẻ trước được trả lời trước, nếu trả lời sai đội bạn sẽ được quyền trả lời. (Đúng sẽ được 5 điểm, Sai không điểm).
- GV hệ thống kiến thức.
- Dặn dò học sinh phải luôn quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình
____________________________
 Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2020
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
TIẾT 22+ 23: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK). 
* Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
 *GDKNS: xác định giá trị bản thân; thể hiện sự cảm thông.
	 - Giáo dục tình yêu thương, quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh.
 II. Chuẩn bị: 
	- Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy- học : 
Tiết 1 1.GTB
+ Có những ai trong bức tranh? Các bạn đang làm gì? Đoán xem điều gì xảy ra?
*Kỹ thuật chúng em biết 3.
2. Nội dung	
HĐ 1. Luyện đọc 
* Luyện đọc câu, đoạn.
- Đoạn 1 - đọc với giọng chậm rãi, giọng ông cụ buồn, cảm động.
- Đoạn 2- giọng các bạn nhỏ lo lắng, băn khoăn.
- Đoạn 3- giọng các bạn lễ độ, ân cần, giọng ông cụ buồn, nghẹn ngào.
- Phát âm đúng
 + Đọc đúng các từ : lùi dần, sôi nổi, lộ rõ,...
+ Hiểu nghĩa từ: sếu, u sầu, nghẹn ngào,...
*Kỹ thuật Đọc tích cực, lắng nghe tích cực.
HĐ 2. Tìm hiểu bài
- Câu hỏi 1,2,3,4(SGK )
- Câu hỏi mở rộng: 
- Vì sao các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như vậy?
- Đặt một tên khác cho truyện.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
- Khi những người xung quanh em gặp khó khăn hoặc có chuyện buồn , em sẽ làm gì để an ủi họ ?
- Em đã từng giúp đỡ người khác chưa, khi giúp đỡ họ em cảm thấy thế nào ?
- Nội dung bài: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau
*Kỹ thuật Thảo luận- chia sẻ, hỏi và trả lời.
Tiết 2 HĐ 3. Luyện đọc lại
 - Đọc diễn cảm , đọc phân vai
 Chú ý: lời các bạn nhỏ lo lắng, băn khoăn; Câu hỏi thăm cụ già lễ độ ân cần
- Thi đọc
 *Kỹ thuật chia nhóm, đóng vai
HĐ 4. Kể chuyện
Kể lại từng đoạn của câu chuyện 
- Luyện kể theo nhóm và thi kể trước lớp.
+ Đánh giá:
 - Nội dung, cách xưng hô, diễn đạt, cách thể hiện: giọng kể, điệu bộ
* Kỹ thuật hỏi và trả lời, nhóm nhỏ.
3.Củng cố
- HS phát biểu ý kiến. GV giới thiệuchủ điểm, giới thiệu bài đọc.
- GV đọc bài, hướng dẫn đọc - Lớp đọc thầm; phát hiện và luyện đọc từ, câu khó + giải nghĩa từ mới.
- HS đặt câu với từ: u sầu, nghẹn ngào.
HS luyện đọc nối tiếp câu, phát hiện và luyện đọc câu khó- bảng phụ. 
- Đọc nối tiếp đoạn, bài. 
- Luyện đọc trong nhóm 4. 
- Thi đọc theo nhóm. 5 HS tiếp nối đọc 5 đoạn.
- GV tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung từng đoạn theo nhóm , theo các câu hỏi gợi ý SGK.
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi từng, thảo luận- chia sẻ.
- HS đặt tên khác cho truyện, nêu nội dung, ý nghĩa truyện
- HS liên hệ thực tế.
- GV giáo dục đạo đức cho HS: ý thức quam tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, chốt nội dung truyện.
- GV tổ chức cho HS phát hiện và luyện đọc diễn cảm trước lớp.
- Luyện đọc theo nhóm 3.
- Thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài theo khả năng.
- Lớp và GV bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- HS tập kể lại từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 5.
- 1 HS kể mẫu 1 đoạn.
- HS kể theo nhóm - luyện kể theo nhóm 5. 
- GV theo dõi, giúp đỡ. 
- Thi kể trước lớp.
- Bình chọn nhóm, cá nhân kể hấp dẫn.
- Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ học.
___________________________________________
TOÁN
TIẾT 37: GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I. Mục tiêu:
- HS biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
- Biết phân biệt được giảm ... u tên gọi thành phần các phép tính? Nêu các tìm các thành phần chưa biết?
- Củng cố cách tính và trình bày bài tìm thành phần chưa biết của phép tính- tìm số chia, số bị chia, thừa số.
3.Củng cố
- GV gắn bảng hình vẽ( SGK)
- GV ( HS ) nêu bài toán, nêu tên gọi các thành phần của phép tính. Nêu nhận xét: SC = SBC : T
- GV đưa bài tìm x: 30 : x = 5, HS xác định yêu cầu.
- Nêu tên gọi các thành phần của phép tính, nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng, lớp trình bày vào bảng con. 
- GV+ HS chữa bài, nhận xét. 
- HS nêu cách tìm số bị chia. GV chốt kiến thức.
- GV chốt kiến thức: Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
- HS nhắc lại cách tìm số chia, lấy ví dụ khác, thực hiện
- HS chơi trò chơi Đố bạn về các phép chia đã học: 
1 HS hỏi- 1 HS đáp.
- HS chơi trò chơi. GV nhận xét, chốt.
- HS đọc, xác định yêu cầu bài.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. 
- MR: HS làm nhanh làm thêm bài 3.
- GV tổ chức chữa bài; HS đổi bài, kiểm tra, báo cáo. 
- GV chốt cách tìm số bị vchia, số chia và thừa số chưa biết.
- Nhắc lại cách tìm số chia. Nhận xét giờ.
________________________________
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2020
TẬP LÀM VĂN 
TIẾT8: KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM CỦA EM.
I. Mục tiêu:
	- HS biết kể về người hàng xóm theo gợi ý SGK (BT1); viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn( khoảng 5 câu - BT2).
- Rèn kỹ năng mạnh dạn, liền mạch khi kể; viết câu đúng, liên kết các câu thành đoạn văn diễn đạt rõ ràng 
- Giáo dục HS tình cảm sống với mọi người xung quanh. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ ghi gợi ý. 
III. Các hoạt động dạy học:
 1.KTBC: HS kể miệng về người thân trong gia đình. 
 2. Bài mới: 
 HĐ1. Kể về người hàng xóm 
Bài 1( tr68): Biết cách kể về người hàng xóm theo gợi ý câu hỏi SGK trang 68.
- Rèn kĩ năng nói: kể tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
+ Lưu ý: Có thể kể kĩ hơn về đặc điểm, hình dáng, tính tình của người đó, t/cảm của em với người đó và ngược lạikhông lệ thuộc vào gợi ý trong SGK.
Kỹ thuật kể tích cực 
HĐ2. Viết về người hàng xóm
Bài 2( tr68): Biết cách viết những điều đã kể thành một đoạn văn.
Gợi ý: 
+ Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi ? Làm nghề gì?
+ Tình cảm cảm gia đình em với người hàng xóm ntn?
+ T/c của người hàng xóm với gia đình em ntn?
* Kỹ thuật viết tích cực 
3.Củng cố
- GV treo bảng phụ ghi yêu cầu bài
HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề.
- HS đọc và trả lời miệng các câu hỏi theo gợi ý 
- 1 HS kể mẫu.
- HS tập kể theo nhóm đôi về người hàng xóm của mình. 
- GV giúp đỡ nếu cần.
- HS lên kể trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét rút kinh nghiệm.
- GV gợi mở, nêu một số yêu cầu trước khi viết bài.
- 2 HS làm trên bảng phụ. HS viết bài vào vở theo khả năng. 
- GV quan sát giúp đỡ.
- Một số HS đọc bài trước lớp.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét. 
- HS cùng chữa bài trên bảng. 
- GV+ HS nhận xét- đánh giá, bình chọn. 
- Lưu ý: HS viết được đoạn văn ngắn đúng ngữ pháp, chính tả, - HS đọc bài trước lớp. 
- Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 16: VỆ SINH THẦN KINH( TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
 - Nêu đợc vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ. 
- Lập thời gian biểu hằng ngày cho mình.
 * GDKNS: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh. Phân tích, so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.
II.Chuẩn bị:
GV + HS sử dụng tranh vẽ SGK. Bảng phụ ghi mẫu thời gian biểu.
HS: Vở BTTNXH.
III. Các hoạt động dạy học:
1.KTBC : Nêu những việc nên làm và không nên làm để gữ vệ sinh thần kinh ?
 2. Bài mới: Nội dung
HĐ1: HS Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ. 
+ Khi ngủ cơ quan nào được nghỉ ngơi?
+ Khi ít ngủ em thấy cẩm giác như thế nào ?
+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt ?
+ Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ ?
- KL: Khi ngủ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi ngời cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày.
 HĐ2 : Thực hành lập thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ và vui chơi một cách hợp lý.
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
- KL: Làm theo thời gian biểu giúp ta làm việc, học tập khoa học bảo vệ được hệ thần kinh....
3 .Củng cố: 
Để giữ gìn cơ quan thần kinh tốt nhất ta phải làm gì?
* GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK.
- GV giao n/ v. HS trao đổi theo cặp
- Đại diện nhóm trình bày; nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt KT.
- HS đọc KL.
* GV treo bảng phụ, giao n/ v.
- HS làm mẫu.
- HS làm vở BT , trao đổi về thời gian biểu mình vừa lập.
- GV giúp đỡ nếu cần.
- HS giới thiệu về thời gian biểu của mình, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV đặt vấn đề, HS trả lời, GV chốt KT.
- HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 35.
- Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ.
________________________________
TOÁN
 TIẾT 40: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 - Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính. Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với( cho) số có một chữ số. 
- Rèn kĩ năng làm tính, giải toán về phép nhân, chia
- HS vận dụng làm tốt các bài tập 
 - BT cần làm: Bài 1; 2.
 II. Chuẩn bị: 
 - GV: Mô hình đồng hồ
III. Các hoạt động dạy học
 1. KTBC: Tìm x: 28 : x = 7 48 : x = 4
- HS làm bảng con, 2HS làm bảng lớp 
 2.Bài mới: 
 ( Kỹ thuật giao nhiệm vụ )
 Bài 1( Tr40): 
- Nêu và so sánh cách tìm SH - TS; SBT- SBC; ST- SC.
Củng cố về tìm số hạng. số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết.
Bài 2( Tr40): 
+ Muốn nhân, chia số có hai chữ số với (cho )số có một chữ số ta làm thế nào?
- Củng cố về nhân và chia số có 2 chữ số với( cho) số có 1 chữ số. 
Bài 3( Tr40): 
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
+ Vì sao em chọn phép tính cho bài toán là: 36: 3 = 12(l)?
+ nêu lời văn khác cho bài toán.
- Giải được bài toán có lời văn dạng tìm 1 phần mấy của 1 số.
Bài 4( Tr40): 
- Biết chọn đáp án đúng với giờ trên đồng hồ.
 3. Củng cố: 
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? 
_HS xác định yêu cầu của bài, xác định tên các thành phần chưa biết của từng phép tính.
- HS làm bài, 4 HS làm trên bảng lớp
- GV cùng HS nhận xét chốt kiến thức và kĩ năng trình bày.
_HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề
- HS làm bài vào bảng vở, khuyến khích HS làm cả bài.
- Gv chữa bài, HS đổi vở kiểm tra
- GV đặt vấn đề, HS trả lời. GV chốt kiến thức.
- HS đọc đề, phân tích đề, nêu dạng toán
- HS làm bài vào vở+ 1 HS trình bày bảng lớp, cả lớp nhận xét + đánh giá. 
- GV nhận xét 1 số bài, chốt. 
- HS làm nhanh làm thêm bài 4 , nêu kết quả.
- GV dùng mô hình đồng hồ cho HS giải thích từng trường hợp sai.
*HS nhắc lại cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính.
- Nhận xét tiết học.
TOÁN+
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
I. Mục tiêu:
 - Ôn tìm số chia và vận dụng vào giải toán.
 	- Củng cố nhân, chia số có hai chữ số với, cho số có 1 chữ số.
 	- Rèn kĩ năng tính và giải toán.
II. Các hoạt động dạy học: 
 1.KTBC: Muốn tìm số chia ta làm thế nào? Cho VD ?
 2. Bài mới: 
HĐ1 : Ôn lại kiến thức đã học .
 * GV giao n/v : Tự lấy VD về phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số?
 - HS làm bài cá nhân vào nháp + bảng lớp . GV giúp đỡ nếu cần. 
 - GV + HS chữa bài, đổi nháp kiểm tra.
 - GV chốt kiến thức.
HĐ2: Tổ chức cho HS làm bài tập
Bài 1: Viết( theo mẫu):
 Củng cố dạng toán gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi nhiều lần.
Số đã cho
12
24
88
22
36
42
Giảm đi 2 lần
6
Gấp lên 4 lần
48
 *HS đọc nêu yêu cầu, HS trao đổi theo cặp làm nháp.
 - HS lên bảng, chữa bài, HS giải thích cách làm.
 - GV đặt vấn đề: + Muốn giảm 1 số đi một số lần ta làm thế nào?
 + Gấp một số lên một số lần ta làm thế nào?
 - HS trả lời. GV chốt KT.
Bài 2: Tìm X: Củng cố tìm số chia, số hạng và số trừ.
 35 : x = 5 27 : x = 3 42 : x = 7
 54 - x = 6 32 + x = 4 66 : x = 8 - 2
 * HS nêu yêu cầu, thực hành giải bảng + nháp. GV + HS chữa bài.
- GV đặt vấn đề: Muốn tìm số chia, số hạng, số trừ ta làm thế nào?
- HS trả lời, GV chốt kiến thức.
Bài 3: a/ Đặt tính rồi tính. 
 42 : 2 55 : 5 48 : 4 72 : 7 50 x 6
 b/ Bà có 40 quả táo chia đều cho các cháu, mỗi cháu 8 quả. 
 Hỏi có bao nhiêu cháu được chia?
 c/ Một số giảm đi 2 lần và cộng với 34 thì được 65. Số đó là:
 A. 32 B. 62 C. 94
 - HS đọc yêu cầu, làm vở theo khả năng. GV giúp đỡ 
 - GV chữa bài.
 3.Củng cố: Muốn giảm 1 số đi một số lần ta làm thế nào?
________________________________
THỦ CÔNG
Tiết 8: GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS gấp, cắt, dán được bông hoa 5, 4 cánh, 8 cánh đúng quy trình. Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán hình.
- Rèn tính tỉ mỉ, chính xác. Biết quan sát mọi vật xung quanh.
II Giáo viên chuẩn bị: 
 Quy trình gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
2. Thực hành: HS hoàn thành sản phẩm.
+ Gấp, cắt bông hoa 5 cánh: Cắt tờ giấy hình vuông rồi gấp giống như gấp ngôi sao 5 cánh. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Mở ra sẽ được bông hoa 5 cánh.
+ Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông làm 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 4 cánh.
+ Gấp, cắt bông hoa 8 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 8 cánh.
3. Củng cố:
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt để được hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
- Giáo viên nhận xét, học sinh quan sát lại tranh quy trình.
+ Gấp, cắt bông hoa 5 cánh: Cắt tờ giấy hình vuông rồi gấp giống như gấp ngôi sao 5 cánh. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Mở ra sẽ được bông hoa 5 cánh.
+ Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông làm 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 4 cánh.
+ Gấp, cắt bông hoa 8 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 8 cánh.
- HS thực hành hoàn thành sản phẩm, dán vào vở và trang trí cho đẹp.
- Trưng bày, nhận xét sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét kết quả thực hành.
- Dặn dò học sinh ôn lại các bài học, mang dụng cụ để làm bài cuối chương “ Phối hợp gấp, cắt, dán hình”
_______________________________________
THÔNG QUA GIÁO ÁN
 HIỆU TRƯỞNG
 Trần Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.doc