Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021

GV cho HS xem hình ảnh 2 kim đồng hồ tạo thành một góc.

- GV mô tả, HS quan sát để có biểu tượng về góc

- GV vẽ một số góc khác nhau lên bảng cho HS quan sát, giới thiệu và cho HS đọc lại tên góc vừa vẽ. - HS liên hệ ứng dụng về góc

* GV vẽ một góc vuông như SGK và giới thiệu góc vuông, giới thiệu tên đỉnh, cạnh của góc vuông. - HS nhắc lại.

- GV vẽ 2 góc MNP và CED như SGK và giới thiệu cho HS hiểu đó là góc không vuông.

- Cho HS đọc lại tên các đỉnh và tên góc.

- HS liên hệ.

- GV cho HS quan sát cái ê ke, nêu cấu tạo tác dụng và cách sử dụng ê ke.

 - GV hướng dẫn HS cách nhận biết góc vuông, góc không vuông bằng cách đặt e ke chồng lên các góc vừa vẽ.

- 1 số HS lên bảng thực hành, lớp n/ x.

- HS đọc yêu cầu.

- HS dùng ê ke để kiểm tra trực tiếp 4 góc của hình chữ nhật, rồi đánh dấu góc vuông theo mẫu.

 

doc 24 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
 Thứ hai ngày 02 tháng 11 năm 2020
TOÁN
TIẾT 41: GÓC VUÔNG VÀ GÓC KHÔNG VUÔNG.
I.Mục tiêu:
- HS bước đầu có biểu tượng về góc: góc vuông, góc không vuông.
- Biết sử dụng ê-ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu). 
- Bài tập cần làm: 1; 2 
 II. Chuẩn bị: 
 	 - Ê - ke, mô hình đồng hồ 
III.Các hoạt động dạy học:
 1. KTBC: Nêu một số hình hình học đã học. 
 2.Bài mới: Nội dung
HĐ 1: Hình thành kiến thức.
 1. Làm quen với góc
* HS có biểu tượng về góc gồm có 2 cạnh xuất phát từ 1 điểm.
+ Nêu biểu tượng về góc ?
- KL : Góc gồm có 2 cạnh xuất phát từ một điểm. 
- Cách đọc góc: 
+ Đỉnh là điểm chung của hai cạnh.
+ Tên cạnh đọc từ đỉnh ra.
2. Giới thiệu góc vuông, góc không vuông
- HS có khái niệm về góc vuông, góc không vuông và nắm được cách vẽ.
+ Tìm các góc vuông trên thực tế ở xung quanh các em?
3. Giới thiệu ê-ke
+HS nắm được cấu tạo của ê ke, biết dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông.
*Kỹ thuật tư duy – TLCH
HĐ 2:Thực hành
 * Kỹ thuật giao nhiệm vụ
Bài 1( tr42): Củng cố về tác dụng của ê- ke; cách kiểm tra và vẽ góc bằng ê- ke.
Bài 2,3( tr42):
 - Củng cố về góc vuông, góc không vuông, cách xác định, đọc tên đỉnh, cạnh của một góc.
Bài 4( tr42):
- Hình bên có bao nhiêu góc?
- Có mấy góc vuông? Đặt tên điểm và chỉ ra góc nào là góc vuông?
- Củng cố kỹ năng nhận biết góc qua bài tập trắc nghiệm.
3. Củng cố
* GV cho HS xem hình ảnh 2 kim đồng hồ tạo thành một góc.
- GV mô tả, HS quan sát để có biểu tượng về góc 
- GV vẽ một số góc khác nhau lên bảng cho HS quan sát, giới thiệu và cho HS đọc lại tên góc vừa vẽ. - HS liên hệ ứng dụng về góc
* GV vẽ một góc vuông như SGK và giới thiệu góc vuông, giới thiệu tên đỉnh, cạnh của góc vuông. - HS nhắc lại.
- GV vẽ 2 góc MNP và CED như SGK và giới thiệu cho HS hiểu đó là góc không vuông.
- Cho HS đọc lại tên các đỉnh và tên góc.
- HS liên hệ.
- GV cho HS quan sát cái ê ke, nêu cấu tạo tác dụng và cách sử dụng ê ke.
 - GV hướng dẫn HS cách nhận biết góc vuông, góc không vuông bằng cách đặt e ke chồng lên các góc vừa vẽ. 
- 1 số HS lên bảng thực hành, lớp n/ x.
- HS đọc yêu cầu.
- HS dùng ê ke để kiểm tra trực tiếp 4 góc của hình chữ nhật, rồi đánh dấu góc vuông theo mẫu.
- HS đọc, xác định y/c và thảo luận nhóm 2, báo cáo. - Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV(HS) nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 
- HS đọc, xác định y/c.
- HS thực hành cá nhân, 1 HS lên bảng. 
- HS giải thích cách lựa chọn, trình bày bài trắc nghiệm.
- GV+ HS nhận xét, đánh giá, chốt cách nhận biết góc. 
- HS nhắc lại đặc điểm của góc vuông, góc không vuông.
___________________________________
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 17: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ Tiết 1)
I. Mục tiêu.
 - Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
 - Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu
 - HS vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
 	- Tranh: Cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh; phiếu học tập ghi sẵn câu hỏi ôn tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ:
- Nêu tên các cơ quan trong cơ thể đã được học.
2. Bài mới. 
HĐ1. Trò chơi: "Ai nhanh? Ai đúng?"
- Cơ quan hô hấp có những bộ phận nào?
- Cơ quan tuần hoàn có những bộ phận nào?
- Cơ quan tuần hoàn làm nhiệm vụ gì?
- Nên làm gì để bảo vệ cơ quan tuần hoàn. 
- Nêu các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Cơ quan bài tiết nước tiểu có nhiệm vụ gì?
- Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào?
HĐ2 : Thi thuyết minh trên tranh về các bộ phận của các cơ quan. 
- Nêu các bộ phận của cơ quan thần kinh.
- Cần làm gì để bảo vệ cơ quan thần kin?
....
- Mọi người cần làm gì để cơ thể luân được khỏe mạnh?
- Nêu tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu... với cơ thể con người?
- Nếu là tuyên truyền viên, em sẽ tuyên truyền vận động mọi người như thế nào?
* Tuyên truyền vận động mọi người sống lành mạnh, không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu
3 .Củng cố:
- Nêu tác hại của các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma túy, rượu ?
* HS nêu.
- Nhận xét.
- GV chia lớp thành 4 đội. Cử ban giám khảo.
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi.
- GV nêu CH, HS các đội thi giành quyền trả lời CH.
- BGK nhận xét.
- GV+ HS nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
- Củng cố cho HS về cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và vệ sinh các cơ quan đã học.
- GV gắn tranh đã chuẩn bị.
 - HS lên chỉ tranh nêu các bộ phận và chức năng của các cơ quan đó.
 - HS + GV nhận xét, đánh giá..
- HS tự liên hệ.
- KK HS lên thi làm tuyên truyền viên Tuyên truyền vận động mọi người sống lành mạnh, không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
___________________________________
 Thứ tư ngày 04 tháng 11 năm 2020
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
 	 - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học( tốc độ khoảng 55 tiếng/ phút; trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. 
 	 - Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu: Ai là gì?( BT 2). Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học( BT3)
 	 - Học sinh có ý thức học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 1- 8.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1. Kiểm tra tập đọc. 
 - Bắt thăm bài đọc + Đọc đúng và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc
HĐ 2. Thực hành 
Bài 2( tr 69): Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
cho từng bộ phận câu Ai là gì?
- Nêu cấu tạo câu theo mẫu Ai là gì?
- Củng cố kỹ năng đặt câu hỏi.
Bài 3( tr 69). 
- Kể lại từng đoạn một câu chuyện đã học trong tuần 8.
* Củng cố kỹ năng kể, diễn đạt ...về từng đoạn câu chuyện đã học.
3.Củng cố
- GV tổ chức cho từng HS lên bảng bắt thăm chọn bài tập đọc và chuẩn bị trong 2 phút.
- HS đọc cả bài hoặc 1 đoạn trong phiếu chỉ định.
- GV đặt 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm, nhận xét. HS đọc và trả lời câu hỏi theo cặp
- 5-7 HS lần lượt bắt thăm bài đọc. Đọc và trả lời câu hỏi. GV (HS) đánh giá.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân.
- GV tổ chức chữa bài: HS xác định kiểu câu, bộ phận được in đậm TLCH gì, cách đặt và trình bày câu hỏi.
- Lớp nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- Lớp, GV nhận xét mẫu câu. Chốt. 
- GV nêu y/c. HS đọc, xác định y/c. 
- HS chọn từng đoạn câu chuyện để kể.
- HS thảo luận kể theo bàn, trước lớp. 
- Khuyến khích HS kể toàn bộ câu chuyện, kể sáng tạo.
- GV + HS nhận xét, bình chọn HS kể hay, hấp dẫn.
- Củng cố về mẫu câu Ai là gì ?- Nhận xét giờ.
____________________________________
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP ( tiết 3)
I. Mục tiêu:
 	 - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học( tốc độ khoảng 55 tiếng/ phút; trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. 
 	 - Đặt được 2-3 câu theo mẫu: Ai là gì?( BT2) và hoàn thành mẫu đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Thiếu nhi phường( xã, quận, huyện) theo mẫu ( BT3). 
 	 - Rèn kĩ năng đọc đúng, đảm bảo tốc độ, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc diễn cảm, biết đặt câu theo mẫu: Ai là gì?; viết đơn đúng theo mẫu.
 	 - Học sinh có ý thức tự giác đọc bài, làm bài.
II. Chuẩn bị: 
 	 - GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 1- 8
 	 - HS: VBTTV.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Ôn tập Tập đọc 
- Luyện đọc các bài tập đọc đã học từ tuần 1-8
- Bắt thăm bài đọc 
- Đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc
HĐ2: Đặt câu hỏi theo mẫu và viết đơn.
Bài 2(tr69): Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì? 
- Nêu cấu tạo câu theo mẫu Ai là gì?(Sự vật 1+ là+ sự vật 2 tương ứng)
- Mẫu câu Ai là gì dùng để làm gì?( Giới thiệu hoặc nêu nhận định về người hoặc vật)
- Củng cố kỹ năng đặt, viết câu theo mẫu : Ai là gì? 
Bài 3(tr69): Viết đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi:
- Củng cố kỹ năng viết, trình bày 1 lá đơn theo mẫu. 
3. Củng cố:
 - GV nêu yêu cầu.
- Từng HS nối tiếp lên bắt thăm bài đọc và chuẩn bị trong 2 phút.
- HS lên đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- GV + HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc, xác định y/c, HS làm nháp, trao đổi bài kiểm tra, báo cáo; 2 HS lên bảng. 
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- HS làm nhanh đặt thêm câu theo yêu cầu.
- GV tổ chức chữa bài - Lớp nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
-> GV chốt: Mẫu câu Ai (cái gì, con gì) là gì?dùng để giới thiệu về người, vật, con vật, cây cối,...; trong câu có từ là.
- Cách đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì?
+ Bước 1: Tìm từ chỉ người, đồ vật , con vật (bố, ô tô, con trâu,...)
+ Bước 2: Các từ tìm được kết hợp với từ là ( Bố là, Ô tô là, Con trâu là ....)
+ Bước 3: Tìm vế còn lại sao cho thích hợp với ý của vế đầu. (Bố là công nhân.; Ô tô là phương tiện đi lại thuận tiện.; Con trâu là bạn của người nông dân.
- HS đọc, xác định y/c, HS nêu bố cục, cách trình bày 1 lá đơn; HS thực hành cá nhân vào VBT, 
- 1 số HS đọc lá đơn của mình trước lớp. Nhận xét
- GV nhận xét về nội dung điền và hình thức trình bày đơn.
- Củng cố kỹ năng đặt, viết câu theo mẫu Ai là gì? ; củng cố cách viết đơn. Nhận xét tiết học.
___________________________________
TOÁN
TIẾT 42: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE.
I.Mục tiêu:
- Biết cách dùng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông.
 	- Biết cách dùng ê ke để vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản.
- Bài tập cần làm: 1; 2; 3.
II. Chuẩn bị :
 - GV + HS : - Ê - ke ; một số tờ giấy nháp.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. KTBC : 
 - HS dùng ê-ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông ở BT2 - Tr42.
 - Nêu tên đỉnh và cạnh góc vuông, góc không vuông ?
 2.Bài mới: 
 Bài 1( tr43): 
 + Để vẽ được góc vuông đỉnh O ta làm thế nào?.
- Lưu ý về cách cầm ê- ke cho HS.
_HS biết dùng ê ke để vẽ các góc vuông khi biết đỉnh và một cạnh cho trước.
Bài 2( tr43): 
+ Em hãy nêu góc nào là góc vuông?.
_HS biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nêu được số góc vuông trong mỗi hình.
Bài 3( tr43): 
- HS lựa chọn để ghép hình thành góc vuông.
Bài 4 ( tr43): HS gấp hình để tạo 
được góc vuông.
+ Em hãy chỉ rõ các góc vuông vừa tạo được?
- Lưu ý: Có thể lấy góc vuông này thay ê ke để kiểm tra góc vuôn ... 8:
 * Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học( Tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
+ HS đọc tốt đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55 tiếng/ phút) 
HĐ2: Thực hành
Đọc thầm bài: Mùa hoa sấu và Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nội dung bài: Vẻ đẹp của hoa sấu.
- Củng cố: Kĩ năng làm, trình bày bài viết kiểu bài trắc nghiệm.
+ Nhận biết hình ảnh so sánh, trình bày.
+ Kĩ năng dùng từ phù hợp với văn cảnh.
- Tìm thêm những hình ảnh so sánh khác có trong bài.
3. Củng cố:
- GV nêu yêu cầu.
- Từng HS nối tiếp lên bắt thăm bài đọc và chuẩn bị trong 2 phút.
- HS lên đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- GV + HS nhận xét, đánh giá.
 - HS đọc thầm bài đọc, TL các câu hỏi trắc nghiệm
- GV nêu câu hỏi- HS ghi đáp án vào bảng con.
- Sau mỗi câu hỏi , lớp và GV nhận xét, chốt.
- HS tóm tắt nội dung bài. GV chốt kiến thức
- HS làm việc cá nhân vào VBT. GV bao quát giúp đỡ HS 
- HS trao đổi vở kiểm tra, báo cáo.
 - HS đọc bài làm.
- HS tìm thêm những hình ảnh so sánh khác có trong bài.
- GV+ HS chữa bài nhận xét, đánh giá.
- HS đọc lại bài Mùa hoa sấu .
- GV nhận xét giờ học.
_____________________________________
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 19: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH.
I. Mục tiêu:
	- Nêu được các thế hệ trong một gia đình.
	- Phân biệt được các thế hệ trong gia đình.
 * GDKNS: Tự tin với các bạn trong nhóm để chia sẻ, giới thiệu về gia đình của mình. Diễn đạt thông tin chính xác , có sức lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.
II.Chuẩn bị:
- HS: ảnh chụp về gia đình của mình.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. KTBC : Nêu các cơ quan trong cơ thể đã được học ?
 2. Bài mới: 
 HĐ1: Tìm hiểu về tuổi của các thành viên trong gia đình 
+ Trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất, ít tuổi nhất?
- Kể được người nhiều tuổi nhất và ít tuổi nhất trong gia đình của mình.
 HĐ2 : Các thế hệ trong một gia đình 
+ Nêu ND tranh 1+ tranh 2?
+ Gia đình bạn Minh, bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống đó là những thế hệ nào?
+ Bố mẹ bạn Minh và bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
+ Hai chị em Minh và Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
+ Đối với gia đình chưa có con chỉ có hai vợ chồng thì gia đình dó gồm mấy thế hệ?
- Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
HĐ3: Giới thiệu về gia đình mình
+ Hãy giới thiệu với các bạn về các thành viên trong gia đình em?
+ Mọi thành viên trong gia đình phải sống với nhau như thế nào?
- HS biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.
* GV giao n/ v, đặt vấn đề.
 - HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận nhóm đôi.
- Một số HS trình bày trước lớp. HS khác nhận xét.
- GV chốt: Trong mỗi gia đình thường có các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
* HS quan sát tranh1 + 2 nêu ND tranh.
- GV đặt vấn đề, gợi mở.
- HS trả lời, lớp n/ x, bổ sung.
- GV chốt: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế . Có gia đình có 2 thế hệ, có gia đình có 3 thế hệ......
- HS đọc kết luận SGK.
* GV giao n/ v , giúp đỡ nếu cần.
- HS nhìn ảnh chụp của gia đình mình giới thiệu với các bạn theo cặp.
- Từng HS lên thi giới thiệu về gia đình của mình, lớp nhận xét, bổ sung
- GV đặt vấn đề, HS trả lời, lớp n/x.
- GV chốt KT. Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ, các thành viên trong gia đình phải luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.....
 3 .Củng cố: HS nhắc lại nội dung bài.
______________________________
TOÁN
TIẾT 45: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo. Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có 1tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo còn lại).
- Rèn kỹ năng đổi, làm tính +, -, x, : các số có kèm theo đơn vị đo độ dài, so sánh các số đo độ dài. 
 - Bài tập cần làm: Bài1 ; Bài 2; Bài 3 
II. Các hoạt động dạy học:
 1. KTBC : HS đọc bảng đơn vị đo độ dài.
 2. Bài mới: 
 * Kỹ thuật giao nhiệm vụ
 HĐ1: Giới thiệu về số đo có 2 đơn vị đo
Bài 1( tr46): Rèn kĩ năng đo độ dài
- Củng cố cách cách chuyển đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo sang số đo độ dài có 1 tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo còn lại) theo 2 bước:
+ Từ 2 đơn vị đo, để đổi được thành một dơn vị đo ta làm thế nào?
- KL:Thực hiện theo 2 bước:
 + Đổi từng thành phần của số có 2 đơn vị đo cần đổi.
 + Cộng các thành phần đã đổi với nhau được kết quả cần tìm.
HĐ2: Cộng, trừ, nhân, chia các số đo có độ dài.
Bài 2( tr46): 
- Củng cố cách thực hiện các phép tính +, -, x, : các số có kèm theo đơn vị đo độ dài
 - Chốt: Ta thực hiện bình thường như các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
HĐ3: So sánh các số đo độ dài
Bài 3( tr46): 
+ Để so sánh được ta phải làm thế nào?
- Vì sao : 6m 3cm < 7m?
- Củng cố kĩ năng so sánh (chuyển đổi đơn vị đo độ dài)
 - HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn phân tích mẫu.
- GV đặt vấn đề, HS trả lời, lớp n/ x, bổ sung.
- HS nhắc lại cách đổi.
- HS làm bảng lớp, bảng con phần b (dòng 1, 2, 3) 
- GV bao quát giúp đỡ. 
- GV + HS chữa bài, nhận xét, bổ sung - Chốt: Khi muốn đổi số đo có 2 đơn vị thành số đo có 1 đơn vị ta đổi từ đơn vị lớn về đơn vị nhỏ.
 - HS xác định yêu cầu của bài, 
- HS làm vở, 2 HS lên bảng.
- Khuyến khích HS hoàn thành bài và nêu cách làm, có thể lấy thêm phép tính tương tự.
- GV chữa bài, chốt kiến thức.
- HS xác định yêu cầu của bài.
- GV gợi mở cách làm bài.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
 - GV + HS chữa bài, chốt kiến thức. 
- Lưu ý: Có nhiều cách đổi khác nhau
- Chú ý: Đổi về cùng 1 đơn vị đo rồi so sánh
3.Củng cố: - HS đọc bảng đơn vị đo dộ dài.
 - Chuẩn bị bài sau: Thước có vạch chia cm để thực hành đo độ dài.
_________________________________________ 
TIẾNG VIỆT +
TIẾT 17: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP 
I. Mục tiêu:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về các kiểu câu: Ai là gì ?, Ai làm gì? Ai thế nào?
- Làm bài tập đúng - nhanh.
- HS thích học Tiếng Việt.
II. Các hoạt động dạy- học:
HĐ1: Ôn lí thuyết
+ Đặt 1 câu theo mẫu: Ai là gì? nói về 1 người trong gia đình em? Tìm bộ phận TLCH: Ai? ; Là gì?
+ Đặt 1 câu theo mẫu: Ai làm gì? nói về một bạn học sinh trong lớp em? Tìm bộ phận TLCH: Ai ? ; Làm gì?
+ Đặt 1 câu theo mẫu: Ai thế nào? nói về 1 người trong gia đình em? Tìm bộ phận TLCH: Ai? ; thế nào?
- HĐ nhóm đôi
- VD: Mẹ em / là giáo viên trường 
 Ai? Là gì?
Tiểu học Quyết Thắng.
- VD: Bạn Ngân / đang học bài.
 Ai? Làm gì?
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Chốt: Câu kiểu Ai (cái gì, con gì?)+ là gì ? Có mô hình:
 Từ chỉ sự vật + là...
Mẫu câu: Ai - làm gì? được dùng để miêu tả hoạt động của người, con vật.
Câu kiểu Ai (cái gì, con gì?)+ thế nào ? Có mô hình:
Từ chỉ sự vật + từ chỉ đặc điểm, trạng thái
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Mỗi câu sau thuộc câu kiểu nào?
a, Chị Hồng chăm sóc bé Hoa rất chu đáo.
b, Cái bút là đồ dùng học tập.
C, Cái áo khoác này rất đẹp.
- Củng cố mẫu câu Ai là gì?, Ai làm gì? 
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm dưới đây.
- Trẻ em là tương lai của đất nước.
- Sơn Tinh là chúa miền non cao.
- Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
- Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm.
Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
a) Trên sân trường, các bạn nam ...............
b) Sau một hồi trống báo hiệu giờ ra chơi, chúng em.....................................................
c)........................quây quần sum họp trong một căn nhà thật ấm cúng.
- Củng cố mẫu câu kiểu Ai làm gì? 
Bài 4. Đặt 2 câu nói về chủ đề trường học
theo mẫu:
 + Ai là gì?
 + Ai làm gì? 
 + Ai thế nào?
Củng cố cách đặt câu theo mẫu Ai là gì?Ai làm gì? + Ai thế nào?
3.Củng cố
- HĐ cá nhân
- Hs làm vào vở. 
1 số em đọc bài làm 
- Đáp án đúng: 
a - Ai làm gì?
b- Ai là gì?
c- Ai thế nào ?
- HĐ cá nhân
- HS làm vào vở, chữa bài
- GV chốt đáp án đúng.
+ Ai là tương lai của đất nước?
+ Ai là chúa miền non cao?
+ Trường học là gì?.
+ Hai chân chích bông thế nào ?
- HĐ cá nhân
Chữa bài:
a) Trên sân trường, các bạn nam đang nhảy dây.
b) Sau một hồi trống báo hiệu giờ ra chơi, chúng em chạy ùa ra sân.
c) Cả gia đình quây quần sum họp trong một căn nhà thật ấm cúng.
- HĐ cá nhân 
- Làm bài vào vở
VD: - Chúng em là học sinh lớp 3A.
- Các bạn nam lớp 3A đang đá bóng trên trên sân trường.
- Củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học.
___________________________________
THỦ CÔNG
TIẾT 9: ÔN TẬP CHƯƠNG 1: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH
I. Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kỹ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học. 
 Với HS khéo tay: Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo. 
- HS yêu thích sản phẩm mình làm ra
II. Chuẩn bị: GV: mẫu con ếch, tàu thủy, bông hoa, lá cờ
 HS: giấy màu, kéo
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. HĐ1.Ôn tập cách gấp, cắt, dán các sản phẩm đã học
- Nêu lại được cách thực hiện:
+ Gấp tàu thuỷ hai ống khói
+ Gấp con ếch
+ Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng
+ Gấp, cắt, dán bông hoa.
2. HĐ2.Thực hành phối hợp gấp, cắt, dán hình
- Thực hành làm được ít nhất 2 đồ chơi phối hợp cách gấp, cắt, dán đã học. 
* GV yêu cầu HS nêu lại các sản phẩm em đã được thực hành từ tuần 1 – tuần 8.
- Một số HS nêu.
- GV cho HS quan sát từng sản phẩm mẫu, yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán các sản phẩm ấy.
- Một số HS lần lượt nêu lại cách gấp, cắt, dán con ếch, tàu thủy 2 ống khói, ngôi sao, bông hoa.
- GV và HS nhận xét.
- HS thực hành mẫu cách gấp trước lớp.
- Cả lớp quan sát, nhận xét.
* GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức làm ít nhất 2 đồ chơi sau đó tự trang trí theo ý thích, theo khả năng. Với HS khéo tay khuyến khích làm ít nhất ba đồ chơi đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
- HS suy nghĩ, lựa chọn sản phẩm, tự thực hành cá nhân.
- GV bao quát, giúp đỡ những HS còn lúng túng; gợi ý HS trang trí sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm 4. 
- GV và HS tham quan các sản phẩm, nhận xét, đánh giá, tuyên dương những HS có sản phẩm đẹp, sáng tạo.
* Củng cố: GV nhận xét tiết học, nhắc HS có thể dùng các sản phẩm để trang trí lớp; góc gọc tập ở nhà.
___________________________________
THÔNG QUA GIÁO ÁN
 HIỆU TRƯỞNG
 Trần Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_9_nam_hoc_2020_2021.doc