Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 25 đến tuần 28 - Kim Thị Ngọc Diệp

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 25 đến tuần 28 - Kim Thị Ngọc Diệp

Tự nhiên xã hội.

Động vật.

I- Mục tiêu:Sau bài học, học sinh biết:

 - Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của 1 số động vật.

 - Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.

 - Vẽ và tô mầu 1 con vật ưa thích.

 II- Đồ dùng Thầy: Hình vẽ SGK trang 94,95.Sưu tầm các ảnh động vật khác nhau.

 Trò:- Sưu tầm các ảnh động vật khác nhau.

 

doc 9 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 25 đến tuần 28 - Kim Thị Ngọc Diệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Tuần 25
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2007
Tự nhiên xã hội.
Động vật.
I- Mục tiêu:Sau bài học, học sinh biết:
	- Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của 1 số động vật.
	- Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
	- Vẽ và tô mầu 1 con vật ưa thích.
 II- Đồ dùng Thầy: Hình vẽ SGK trang 94,95.Sưu tầm các ảnh động vật khác nhau.
	 Trò:- Sưu tầm các ảnh động vật khác nhau.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
Nêu ích chức năng và ích lợi của 1 số quả?
3-Bài mới:
Hoạt động 1 
a-Mục tiêu:Nêu được những đặc điểm giống nhau, sự khác nhau của 1 số động vật. Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Yêu cầu: QS hình trang 94,95, kết hợp tranh mang đến thảo luận:
Nhận xét về hình dạng, kích thước của các động vật ?
Chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật?
Bước2: Làm việc cả lớp:
*KL: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn...khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm 3 phần: đầu, mình,cơ quan di chuyển.
Hoạt động 2 
a-Mục tiêu:Biết vẽ và tô mầu 1 convật mà HS yêu thích.
b-Cách tiến hành:
Bước 1: vẽ và tô mầu:
- Vẽ 1 con vật mà em yêu thích?
Bước 2: Trưng bày.
4- Củng cố- Dặn dò:
-Trò chơi: Đố bạn con gì?
- Về học bài. Nhắc nhở h/s công việc về nhà
- Hát 1 bài hát có tên con vật.
Vài HS.
*QS và thảo luận nhóm.
Lắng nghe.
Thảo luận.
Đại diện báo cáo KQ.
Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dang, độ lớn...khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm 3 phần: đầu, mình,cơ quan di chuyển.
*Làm việc cá nhân.
- Thực hành vẽ.
-Hs trưng bày tranh của mình.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS chơi trò chơi.
Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2007
Tự nhiên xã hội.
Côn trùng.
I- Mục tiêu:Sau bài học, học sinh biết:
	- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được QS.
	- Kể tên được 1 số côn trùng có ích lợivà 1 số côn trùng có hại đối với con người.
	- Nêu 1 số cách tiêu diệt những côn trùng có hại.
 II- Đồ dùng dạy học:
	Thầy:- Hình vẽ SGK trang 96,97.
 	 - Sưu tầm các ảnh côn trùng và thông tin về việc nuôi 1 số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại.
	Trò:- Sưu tầm các ảnh côn trùng và thông tin về việc nuôi 1 số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
Nêu đặc điểm giống và khác nhau của 1 số động vật?
3-Bài mới:
Hoạt động 2 
a-Mục tiêu:Chỉ và nói đúnh têncác bộ phận cơ thể của các côn trùng QS được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Yêu cầu: QS hình trang 96,97, kết hợp tranh mang đến thảo luận:
Chỉ đâu là đầu, ngực, chân, cánh của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? chúng sử dụng chân , cánh để làm gì?
Bên trong cơ thể của chúng có chân hay không?
Bước2: Làm việc cả lớp:
*KL: Côn trùng, ( sâu bọ) là những loại động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt.Phần lớn các côn trùng đều có cánh
Hoạt động 2 
a-Mục tiêu:Biết vẽ và tô mầu 1 convật mà HS yêu thích.
b-Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Phân loại côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm: Có ích, có hại,không ảnh hưởng gì đến con người.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
4- Củng cố- Dặn dò:
-Trò chơi: Diệt con vật có hại.
- Về học bài.
Nhắc nhở h/s công việc về nhà
- Hát 1 bài hát có tên con vật.
Vài HS.
* QS và thảo luận nhóm.
Lắng nghe.
Thảo luận.
Đại diện báo cáo KQ.
Côn trùng, ( sâu bọ) là những loại động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt.Phần lớn các côn trùng đều có cánh.
* Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh sưu tầm được.
Các nhóm phân loại các con vật sưu tầm được theo 3 nhóm.
Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của mình.
- HS chơi trò chơi.
Tuần 26
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2007
Tự nhiên xã hội.
Tôm, cua.
I- Mục tiêu:Sau bài học, học sinh biết:
	- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, con cua được QS.
	- Nêu ích lợi của tôm, cua.
 II- Đồ dùng dạy học:
	Thầy:- Hình vẽ SGK trang 98,99.
 	 	- Sưu tầm các ảnh về việc nuôi tôm, đánh bắt tôm, cua.
	Trò:- Sưu tầm các ảnh về việc nuôi tôm, đánh bắt tôm, cua.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
Nêu 1 số cách tiêu diệt những convật có hại?
3-Bài mới:
Hoạt động 1
a-Mục tiêu:Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các tôm, cua.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Yêu cầu: QS hình trang 98,99, kết hợp tranh mang đến thảo luận:
Nhận xét về kích thước của chúng.
Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ. Bên trong cỏ thể của chúng có xương hay không?
Hãy đếm xem con cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có đặc điểm gì?
Bước2: Làm việc cả lớp:
*KL: Tôm, cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
Hoạt động 2Thảo luậncả lớp.
a-Mục tiêu:Nêu được ích lợi của tôm cua.
b-Cách tiến hành:
Tôm, cua sống ở đâu?
Nêu ích lợi của tôm, cua?
GT về hoạt động nuôi , đánh bắt,chế biến tôm, cua mà em biết?
*KL:Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đam cần cho cơ thể con người.
ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắttôm, cau. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
4- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu ích lợi của tôm?
- Về học bài.
Nhắc nhở h/s công việc về nhà
- Hát 1 bài hát có tên con cua.
Vài HS.
*QS và thảo luận nhóm.
Lắng nghe.
Thảo luận.
Đại diện báo cáo KQ.
Tôm, cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
Tôm, cua sống ở sông, hồ, biển.
Tôm, cua có ích lợi làm thức ăn chứa nhiều đạm cho con người, thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta .
HS nêu 1số hoạt động nuôi , đánh bắt,chế biến tôm, cua mà em biết
- HS nêu.
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2007 
Tự nhiên xã hội.
Cá.
I- Mục tiêu:Sau bài học, học sinh biết:
	- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con cá được QS.
	- Nêu ích lợi của cá.
 II- Đồ dùng dạy học:
	Thầy:- Hình vẽ SGK trang 100,101.
 	 	- Sưu tầm các ảnh về việc nuôi cá, đánh bắt cá.
	Trò:- Sưu tầm các ảnh về việc nuôi cá, đánh bắt cá.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
Nêu ích lợi của tôm, cua?
3-Bài mới:
Hoạt động 1
a-Mục tiêu:Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của con cá.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Yêu cầu: QS hình trang 100,101, kết hợp tranh mang đến thảo luận:
Nhận xét về kích thước của chúng.
Bên ngoài cơ thể của những con cá có gì bảo vệ. Bên trong cỏ thể của chúng có xương hay không?
Cá sống ở đâu? chúng thở bằng gì? Di chuyển bằng gì?
Bước2: Làm việc cả lớp:
*KL: Cá là độngvật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang.Cơ thể chúng thường có vẩy bao phủ, có vây.
Hoạt động 2
a-Mục tiêu:Nêu được ích lợi của cá. 
b-Cách tiến hành:
Kể tên 1 số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết?
Nêu ích lợi của cá?
GT về hoạt động nuôi , đánh bắt,chế biến cá mà em biết?
*KL:Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn.Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể
ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
4- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu ích lợi của cá?
- Hát. 
Vài HS.
*QS và thảo luận nhóm
Lắng nghe.
Thảo luận.
Đại diện báo cáo KQ.
Cá là độngvật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang.Cơ thể chúng thường có vẩy bao phủ, có vây.
*Thảo luận cả lớp.
Cá sông, cá đồng:cá chép, cá trê, cá mè...
Cá biển: cá thu, cá mực...
Làm thứu ăn, xuất khẩu...
HS nêu 1số hoạt động nuôi , đánh bắt,chế biến tôm, cua mà em biết
- HS nêu.
Tuần 27
Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2007
Tự nhiên xã hội.
Chim.
I- Mục tiêu:Sau bài học, học sinh biết:
	- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con chim được QS.
	- Giải thích tại sao không nên, săn bắt, phá tổ chim.
 II- Đồ dùng dạy học:
	Thầy:- Hình vẽ SGK trang 102,103..
 	- Sưu tầm các ảnh về các loại chim.
	Trò:- Sưu tầm các ảnh về các loại chim.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
Nêu ích lợi của cá?
3-Bài mới:
Hoạt động 1
a-Mục tiêu:Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con chim được QS.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Yêu cầu: QS hình trang 102,103, kết hợp tranh mang đến thảo luận:
Nói và chỉ tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình.Nhận xét về độ lớn của chim. Loài nào biết bay? Loài nào không biết bay, Loài chim nào biết bơi, loài nào chạy nhanh?
Bên ngoài cơ thể của những con chim có gì bảo vệ. Bên trong cỏ thể của chúng có xương hay không?
Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì?
Bước2: Làm việc cả lớp:
*KL: Chim là động vật có xương sống. tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
Hoạt động 2
a-Mục tiêu:Giải thích được tại sao không nên bắt, phá tổ chim.
b-Cách tiến hành:
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
4- Củng cố- Dặn dò:
- Chơi trò chơi: bắt chước tiếng chim hót.
- Về học bài.
Nhắc nhở h/s công việc về nhà
- Hát.
Vài HS.
*QS và thảo luận nhóm.
Lắng nghe.
Thảo luận.
- Các bộ phận của chim: Đầu, mình và các cơ quan di chuyển.
Loài nào biết bay: chim bồ câu, chim sáo, chim chích, chim sâu,chim gõ kiến...
Loài chim khôn biết bay:chim cánh cụt...
Loài chim biết bơi: chim cánh cụt, thiên nga...
Loài chim chạy nhanh: Chim đà điểu...
Toàn thân được phủ 1 lớp lông vũ.
Mỏ chim cứng để mổ thức ăn.
Đại diện báo cáo KQ.
*Thảo luận cả lớp.
Các nhóm làm việc. 
Cử đại diện báo cáo KQ.
- HS chơi trò chơi.
Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2007
Tự nhiên xã hội.
Thú.
I- Mục tiêu:Sau bài học, học sinh biết:
Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được QS.
Nêu ích lợi của các loại thú.
Vẽ và tô mầu mộtloài thú nhà mà em biết.
 II- Đồ dùng Thầy:- Hình vẽ SGK trang 104,105.Sưu tầm các ảnh về các loài thú nhà.
	 Trò:- Sưu tầm các ảnh về các loài thú nhà. Giấy khổ A4, bút mầu.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
Tại sao không nên săn, bắt, phá các tổ chim?
3-Bài mới:
Hoạt động 1
a-Mục tiêu:Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được QS.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Yêu cầu: QS hình trang 104,105, kết hợp tranh mang đến thảo luận:
Kể tên các loài thú mà em biết?
Trong các con thú đó:
Con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp?
Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm?
Con nào đẻ con?
Thú mẹ nuôi thú con bằng gì?
Bước2: Làm việc cả lớp:
*KL: Những động vật có đặcđiểm như lông mao, để con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
Hoạt động 2
a-Mục tiêu:Nêu ích lợi của các loài thú.
b-Cách tiến hành:
Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như: lợn, trâu, bò,chó mèo...
Nhà em có nuôi một vài loài thú nhà không? Em có tham gia chăm sóc chúng không? em cho chúng ăn gì?
*KL: Lợn là vật nuôi chính của nước ta.thịt lợn là thức ăn giầu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn dùng để bón ruộng.
Trâu, bò được dùng để lấy thịt, dùng để cày kéo.
Bò cón được nuôi dể lấy sữa, làm pho mát.
Hoạt động 3
a-Mục tiêu:Biết vẽ và tô mầu một con thú mà em ưu thích.
b-Cách tiến hành:
Bước 1
Vẽ 1 con thú nhà mà em ưu thích.
Bước 2:Trưng bày.
4- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu ích lợi của việc các nuôi các loài thú nhà?
- Về học bài.
Nhắc nhở h/s công việc về nhà
- Hát.
Vài HS.
*QS và thảo luận nhóm.
Lắng nghe.
Thảo luận.
Con có mõm dài, tai vểnh, mắt híp: con lợn.
Con có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm: Con trâu, con bò.
Con thú đẻ con: Con trâu, con bò.
Thú mẹ nuôi thú con bằng sữa.
- Đại diện báo cáo KQ.
*Thảo luận cả lớp.
- ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như: lợn, trâu, bò,chó mèo:Cung cấp thức ăn cho con người. Cung cấp phân bóm cho đồng ruộng.Trâu, bò dùng để kéo, cày...
HS kể.
* Làm việc cá nhân.
HS vẽ 1 con thú nhà mà em ưu thích.
Trưng bày tranh vẽ của mình.
- HS nêu.
Tuần 28
Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2007
Tự nhiên xã hội.
Thú( tiếp theo)
I- Mục tiêu:Sau bài học, học sinh biết:
Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được QS.
Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú.
Vẽ và tô mầu một loài thú rừng mà em biết.
 II- Đồ dùng Thầy:- Hình vẽ SGK trang 106, 107 Sưu tầm các ảnh về các loài thú .
	 Trò:- Sưu tầm các ảnh về các loài thú nhà. Giấy khổ A4, bút mầu.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
Nêu ích lợi của các loài thú nuôi trong nhà?
3-Bài mới:
Hoạt động 1
a-Mục tiêu:Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được QS.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Yêu cầu: QS hình trang 104,105, kết hợp tranh mang đến thảo luận:
Kể tên các loài thú rừng mà em biết?
- Nêu đặc điểm cấu tao ngoài của từng loại thú rừng được QS?
So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa 1 số loaị thú rừng và thú nhà?
Bước2: Làm việc cả lớp:
*KL: Thú rừng và thú nhà có đặc điểm:
- Giống nhau: Có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Khác nhau:
Thú nhà:Được con người nuôi dưỡng và thuần hoá .Chúng có sự thích nghi với sự nuôi dưỡng.
Thú rừng:Loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiến sống trong tự nhiên và tự tồn tại.
Hoạt động 2
a-Mục tiêu:Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ thú rừng.
b-Cách tiến hành:
* Bước 1: làm việc theo nhóm.
Phân loại những tranh ảnh các loài thú theo tiêu chí do nhóm đặt ra. VD: thú ăn thịt, thú ăn cỏ...
Tại sao chúng ta cần bảo vệ các loài thú rừng?
Bước 2: làm việc cả lớp.
Hoạt động 3
a-Mục tiêu:Biết vẽ và tô mầu một con thú rừng mà em ưu thích.
b-Cách tiến hành:
Bước 1
Vẽ 1 con thú rừng mà em ưu thích.
Bước 2:Trưng bày.
4- Củng cố- Dặn dò:
- Ví sao cần bảo vệ các loại thú?
- Về học bài.
Nhắc nhở h/s công việc về nhà
- Hát.
Vài HS.
* QS và thảo luận nhóm
Lắng nghe.
Thảo luận.
Hổ,báo, sư tủ...
- HS chỉ và mô tả tên, nói rõ bộ phận của từng con thú.
Giống nhau: Có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Khác nhau:
Thú nhà:Được con người nuôi dưỡng và thuần hoá .Chúng có sự thích nghi với sự nuôi dưỡng.
Thú rừng:Loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiến sống trong tự nhiên và tự tồn tại.
- Đại diện báo cáo KQ.
*Thảo luận cả lớp.
- Các nhóm phân loại tranh theo tiêu chí của nhóm đưa ra.
Chúng ta cần bảo vệ các loài thú rừng:để duy trì nòi giống...
Các nhóm trưng bày tranh.
Đại diện “ Diễn thuyết” về đề tài của nhóm mình.
*Làm việc cá nhân.
HS vẽ 1 con thú rừng mà em ưu thích.
Trưng bày tranh vẽ của mình.
- HS nêu.
Thứ năm gày 29 tháng 3 năm 2007
Tự nhiên xã hội.
Thực hàmh: Đi thăm thiên nhiên.
I- Mục tiêu:Sau bài học, học sinh biết:
Vẽ hoặc nói, viết về những cây, cối và các con vật mà HS được QS khi đi thăm thiên nhiên.
Khái quát hoá những đặc điểm chung của thực vật và động vật đã học.
 II- Đồ dùng dạy học:
Thầy:- Hình vẽ SGK trang 108,109.
Trò: - Giấy khổ A4, bút mầu.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
Sự chuẩn bị của HS
3-Bài mới:
Tiết1:
GV hướng dẫn học sinh thăm thiên nhiên ở vườn trường.
HS đi theo nhóm. Các nhóm trưởng quản lý các bạn không ra khỏi khu vực giáo viên chỉ định.
Giao việc:
QS , vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối em đã nhìn thấy.
4- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về học bài.
Nhắc nhở h/s công việc về nhà
- Hát.
- Lắng nghe.
- Làm việc độc lập, sau đó về báo cáo với nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_tuan_25_den_tuan_28_kim.doc