Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 7

Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 7

Tiết 13: Hoạt động thần kinh

 I. Mục tiêu:

 - Thực hành một số phản xạ.

 - Nêu được một vài ví dụ về phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.

 - Biết được tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ.

 II. Chuẩn bị:

 * GV: Hình trong SGK trang 28, 29. Bảng phụ.

. * PP : Quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành, trò chơi, .

 * HS: Sách TN_XH 3.

 

doc 6 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội
Tiết 13:	 Hoạt động thần kinh
 I. Mục tiêu: 
 - Thực hành một số phản xạ.
 - Nêu được một vài ví dụ về phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
 - Biết được tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ. 
 II. Chuẩn bị:
 * GV: Hình trong SGK trang 28, 29. Bảng phụ.
. * PP : Quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành, trò chơi,.
 * HS: Sách TN_XH 3.
 III. Các hoạt động dạy – học :
Các bước
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1.Ổnđịnh: 1’
2.Bài cũ:2’ 
3.Bài mới:28’
4.Củng cố:2’
5.Dặn dò:2’
- Hát. 
Cơ quan thần kinh. 
- GV gọi 2 HS lên trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Chỉ trên sơ đồ kể tên các bộ phận của cơ quan thần kinh.
+ Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
- GV nhận xét kiểm tra bài cu.õ
- Giới thiiệu bài – ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay sẽ giúp cho các em thực hành một số phản xạ. Nêu được một vài ví dụ về phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.Biết được tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ. 
* Hoạt động 1: Quan sát hình.	
- Mục tiêu: Phân tích được hoạt động phản xạ tự nhiên. Nêu được vài ví dụ về phản xạ tự nhiên thường gặp.
 Cách tiến hành.
Bước1: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1a, 1b trang 28 và trả lời các câu hỏi:(3’).
 + Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng?
 + Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt ngay lại khi chạm vào vật nóng?
 + Hiện tượng tay ta vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV chốt lại:
=> Trong cuộc sống, khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh. những phản ứng như thế gọi là phản xạ. Ví dụ nghe tiếng động mạnh ta quay người ra, con ruồi đi quan ta nhắm mắt lại.
* Hoạt động 2: Trò chơi và thử phản xạ đầu gối ai phản ứng nhanh. 	
Trò chơi 1: Thử phản xạ đầu gối.
- Mục tiêu: Có khả năng thực hành một số phản xạ.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : GV hướng dẫn HS thực hành.
- Gọi 1 HS lên trước lớp, yêu cầu em này ngồi trên ghế cao, chân buông thõng. GV dùng cạnh bàn tay đánh nhẹ vào đầu gối phía dưới xương bánh chè làm cẳng chân đó bật ra phía trước.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Thực hành phản xạ đầu gối theo nhóm.
Bước 3:
- Các nhóm lên làm thực hành trước lớp.
- GV nhận xét.
Trò chơi: Phản ứng nhanh. 
Bước 1: Hướng dẫn cách chơi.
- Người chơi đứng thành vòng tròn, dang hai tay, bàn tay ngửa, ngón trỏ của bàn tay phải để bên lòng bàn tay trái của người bên cạnh.
- Người chơi hô: chanh – chua – cua – kẹp 
Bước 2:
- Cho HS chơi thử vài lần.
Bước 3:
- Kết thúc trò chơi, HS thi đua bị phạt hát múa một bài.
- GV yêu cầu HS đọc bài học.
- Theo dõi – tuyên dương.
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài : Hoạt động thần kinh (TT)
- Nhận xét bài học – tuyên dương HS tích cực trong giờ học.
- Hát. 
- 2 HS trả lời: 
 + HS chỉ và nói: não, tuỷ sống, các dây thần kinh.
 + Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh.Một s61 dây thần kinh dẫn luồng thần kinh.
- Nhận xét.
 - Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
 + Khi ta chạm tay vào cốt nước nóng lập tức rụt lại.
 + Tủy sống đạ điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng.
 + Hiện tượng này gọi là phản xạ.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- HS các nhóm khác nhận xét.
- 3 HS nhắc lại.
- 1 HS lên.
- HS quan sát.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS thực hành trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS quan sát.
- HS chơi thử . 
- HS thực hiện.
- 3 HS đọc mục cần biết trong SGK.
- Lắng nghe.
- Xem ở nhà.
- Theo dõi.
Tự nhiên xã hội
Tiết 14:	 Hoạt động thần kinh (TT).
 I. Mục tiêu:
 - Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
 - Nêu được một vài ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
 - Giáo dục HS bảo vệ cơ quan thần kinh.
 II. Chuẩn bị:
 * GV: Hình trong SGK trang 30, 31. Bảng phụ.
. * PP : Quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành, trò chơi,.
 * HS: TN – XH 3û.
 III. Các hoạt động dạy – học :
Các bước
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: 1’
2.Bài cũ: 2’
3.Bài mới:28’
4.Củng cố:2’ 
5.Dặn dò:2’ 
- Hát. 
Hoạt động thần kinh. 
- GV gọi 2 HS lên trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Phản xạ là gì?
+ Nêu một vài ví dụ vài những phản xạ thường gặp trong đời sống.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Giới thiiệu bài – ghi tựa bài.
 Tiết học hôm nay sẽ giúp cho các em biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người. Nêu được một vài ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK. 
- Mục tiêu: Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 30 SGK. Và trả lời câu hỏi:(2’).
 + Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? Hoạt động này do não hay do tuỷ sống trực tiếp điều khiển?
 + Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu? Việc làm đó có tác dụng gì?
 + Theo bạn , não hoặc tủy sống đã điều khiển mọi hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định và không vứt đinh ra đường?
- GV theo dõi – bổ sung.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
=> Khi bất ngờ giẫm phải đinh, chân ta co lại. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển. Sau khi rút đinh ra khỏi dép, nam vứt đinh vao thùng rác. Hoạt động này do não điều khiển.
* Hoạt động 2: Thảo luận.	
- Mục tiêu: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ hình 2 trang 31 SGK.
- Sau đó HS suy nghĩ ra một ví dụ khác và tập phân tích ví dụ mới do mình nghĩ ra để thấy rõ vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các cơ quan khác nhau cùng hoạt động trong một lúc.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- Hai HS quay mặt lại với nhau lần lượt nói về kết quả làm việc cá nhân, góp ý để cùng hoàn thiện những ví dụ của nhóm mình.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV gọi một số HS xung phong trình bày trước lớp .
- GV đặt thêm câu hỏi:
 + Theo em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học?
 + Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì?
- GV chốt lại.
=> Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ. 
- GV gọi HS đọc bài học.
- Theo dõi – Tuyên dương.
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Vệ sinh thần kinh.
- Nhận xét bài học – tuyên dương HS tham gia phát biểu.
- Hát. 
- 2 HS TL:
 + Khi gặp một kích thích bất ngờ, cơ thể tự động phản ứng rất nhanh.Những phản ứng như vậy gọi là phản xạ.
 + Ví dụ: Tiếng động mạnh và bất ngờ làm ta giật mình.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS quan sát hình.
- HS thảo luận nhóm.
 + Nam co ngay chân lại.Tuỷ sống điều khiển phản ứng đó.
 + Nam vứt vào thùng rác để người khác không giẫm phải.
 + Não đã điều khiển hành động của Nam.
- HS nhận xét.
- Các nhóm lên trình bày kết quả.
- Nhóm khác bổ sung.
- 3 HS nhắc lại.
- HS mỗi em suy nghĩ một ví dụ và phân tích.
- HS làm việc theo cặp.
- HS xung phong trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhận xét.
 + Não.
 + Điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ. 
- 2 HS nhắc lại.
- 4 HS đọc lại mục cần biết trong SGK.
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- Xem bài ở nhà.
- Theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tuan_7.doc