I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS có thể:
- Nhận biết được vị trí và nói tên các bộ phận của ống tiêu hoá.
- Chỉ được đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
- Nhận biết được vị trí và nói tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá .
- Bốn tranh phóng to hình 2 – trang 13 SGK
- Bốn bô tranh vẽ cơ quan tiêu hoá đã được cắt rời thành các bộ phận.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Tiết 5 Tự nhiên và xã hội Ngày 03/10 /2005 CƠ QUAN TIÊU HOÁ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có thể: - Nhận biết được vị trí và nói tên các bộ phận của ống tiêu hoá. - Chỉ được đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá. - Nhận biết được vị trí và nói tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá . - Bốn tranh phóng to hình 2 – trang 13 SGK - Bốn bô tranh vẽ cơ quan tiêu hoá đã được cắt rời thành các bộ phận. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Bài cũ: - Hằng ngày , em nên làm gì và không nên làm gì để cơ và xương phát triển tốt? - Tại sao không nên mang vác vật quá nặng? 2. Bài mới : Giới thiệu bài: Trò chơi: Chế biến thức ăn Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi. * Trò chơi gồm 3 động tác: - “Nhập khẩu”: Tay phải đưa lên miệng (như động tác đưa thức ăn vào miệng). - “Vận chuyển”: Tay trái để phía dưới cổ rồi kéo dần xuống ngực (thể hiện đường đi của thức ăn). - “Chế biến”: Hai tay để trước bụng làm động tác nhào trộn (thể hiện thức ăn được chế biến trong dạ dày và ruột non). Bước 2: GV tổ chức cho cả lớp chơi. - Lần 1: GV vừa hô vừa làm động tác (HS làm theo) - Lần 2: GV hô, chỉ làm động tác (HS hô và làm theo) - Lần 3: GV chỉ hô không làm động tác (HS làm động tác theo khẩu lệnh của GV). - Lần 4: GV vừa hô vừa làm động tác nhưng không làm đúng động tác (HS phải làm theo khẩu lệnh, không làm theo động tác của GV) - Ví dụ: GV hô “chế biến”lại để tay lên miệng. Bước 3: Kết thúc trò chơi. GV giới thiệu bài mới “Cơ quan tiêu hoá”. HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá: Bước 1: Hoạt động cặp đôi. - GV giao nhiêm vụ cho các nhóm: - Quan sát sơ đồ ống tiêu hoá – hình 1 - Đọc chú thích và chỉ vị trí các bộ phận của ống tiêu hoá. -Trả lời câu hỏi: thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu? (chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá). Bước 2: Hoạt động cả lớp. - GV đưa mô hình (hoặc tranh vẽ – không chú thích) ống tiêu hoá. - GV mời một số HS lên bảng. - GV chỉ và nói lại về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá trên sơ đồ. Các cơ quan tiêu hoá: Bước 1: - GV chia HS thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng. - GV phát cho mỗi nhóm một tranh phóng to hình 2. - GV yêu cầu: quan sát hình vẽ, nối tên các cơ quan tiêu hoá vào hình vẽ cho phù hợp. - GV theo dõi và giúp đỡ - Bước 2: - Bước 3: - GV chỉ và nói lại tên các cơ quan tiêu hoá. * GV giảng thêm: - Qúa trình tiêu hoá thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiết tiêu hoá do các tuyến tiêu hoá tiết ra: + Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra. Nước bọt giúp cho việc nhai và nuột thức ăn diễn ra dễ dàng hơn. + Mật do gan tiết ra và được chứa trong túi mật. + Dịch tuỵ do tuyến tuỵ tiết ra. + Ngoài ra còn có các dịch tiêu hoá khác GV kết luận: Cơ quan tiêu hoá gồm có miệng, thức quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, gan, tuỵ, . . . - Các nhóm làm việc - HS quan sát. - HS lên bảng: - Chỉ và nói tên các bộ phận của ống tiêu hoá. - Chỉ và nói về đường đicủa thức ăn trong ống tiêu hoá. - Các nhóm làm việc. - Hết thời gian, đại diện nhóm lên dán tranh của nhóm vào vị trí đã được quy định trên bảng lớp. - Đại diện mỗi nhóm lên chỉ và nói tên các cơ quan tiêu hoá. CỦNG CỐ – DĂN DÒ: * Trò chơi ghép chữ vào hình. - Mỗi nhóm nhận 1 tranh vẽ các cơ quan tiêu hoá , phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hoá. Các nhóm dán chữ vào bên cạnh các cơ quan tiêu hoá cho đúng. ,, Hướng dẫn bài về nhà: -Về nhà xem lại bài, làm bài trong VBT Chuẩn bị bài: Tiêu hoá thức ăn Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: