Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Hoạt động công nghiệp, thương mại

Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Hoạt động công nghiệp, thương mại

Tự nhiên xã hội

 Hoạt động công nghiệp, thương mại

 I/ Mục tiêu:

Giúp HS biết:

- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sinh sống.

- Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.

 - Có thái độ biết yêu quí các hoạt động nông nghiệp.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Hình trong SGK trang 60, 61.

 * HS: SGK, vở.

 

doc 5 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Hoạt động công nghiệp, thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 31 	 Tuần: 16 
 Ngày dạy:	 Lớp : 3 
Tự nhiên xã hội
 Hoạt động công nghiệp, thương mại
 I/ Mục tiêu:
Giúp HS biết:
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sinh sống.
- Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.
 - Có thái độ biết yêu quí các hoạt động nông nghiệp.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 60, 61.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
+ HT: đôi bạn, lớp.
-HS thảo luận theo từng cặp.
-Một số HS lên trình bày câu trả lời trước lớp.
-HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
* MT: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.
+ HT: cá nhân, lớp.
-HS quan sát hình.
-HS nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình.
-HS nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp.
-HS lắng nghe.
* MT: Kể tên được một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
+ HT: nhóm, lớp.
-HS thảo luận nhóm.
-Một số nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
-HS nhận xét.
* Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời một số HS lên kể trước lớp.
- GV nhận xét.
=> GV giới thiệu thêm một số hoạt động như: khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, đều gọi là động công nghiệp.
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân.
- Từng cá nhân quan sát hình trong SGK.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ở SGK trang 60, 61.
- Mỗi HS nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình.
- Một số em nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp.
- GV nhận xét và giới thiệu, phân tích về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó:
+ Khoan dầu khí cung cấp nhiên liệu, chất đốt để chạy máy.
+ Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt 
+ Dệt cung cấp vải, lụa.
=> Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt  gọi là hoạt động công nghiệp.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu thảo luận. Câu hỏi:
+ Những hoạt động mua bán như trong hình 5 trang 61 SGK thường gọi là hoạt động gì?
+ Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu?
+ Hãy kể tên một số chợ, siêu thị ở quê em?
Bước 2: Một số nhóm lên trình bày kết quả.
- GV yêu cầu một số nhóm lên trình bày kết quả.
- GV nnhận xét.
=> Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại.
* Hoạt động 4: Dặn dò.
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Làng quê và đô thị.
- Nhận xét bài học.

KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 32 	 Tuần: 16 
 Ngày dạy:	 Lớp : 3 
Tự nhiên xã hội
Làng quê và đô thị
I/ Mục tiêu:
 Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.
 Liên hệ với cuộc sống và nhân dân địa phương.
	- Nêu được những việc làm khác nhau giữa làng quê và đô thị.
 - Yêu quí những công việc ở làng quê và đô thị .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 62, 63 SGK.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.
+ HT: nhóm, lớp.
-HS thảo luận nhóm.
-HS quan sát hình trong SGK.
-Một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác bổ sung thêm.
-HS cả lớp nhận xét.
-HS nhắc lại.
* MT: Kể được những ngề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
+ HT: nhóm, lớp.
-HS thảo luận theo nhóm.
-Các nhóm lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm mình.
-HS nhận xét.
-HS nhắc lại.
* MT: Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết về đất nước.
+ HT: cá nhân.
-Mỗi em sẽ vẽ một bức tranh.
-Trình bày tranh trước lớp.
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và và ghi lại kết quả theo bảng:
+ Phong cảnh, nhà cửa giữa làng quê và đô thị?
+ Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân giữa làng quê và đô thị?
+ Đường sá, hoạt động giao thông. Cây cối giữa làng quê và đô thị?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác bổ sung thêm.
- GV chốt lại:
=> Ở làng quê, người dân sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công, ; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,  ; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua lại. Ơû đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,  ; nhà ở tập trung san sát ; đường phố có nhiều người và xe cộ qua lại.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Bước 1 : Chia nhóm.
- GV chia HS thành các nhóm.
- GV đặt câu hỏi: Tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân làng quê và đô thị?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời các nhóm lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung.
Bước 3: Từng nhóm liên hệ vầ nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi các em đang sống.
- GV nhận xét, chốt lại:
 => Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công  Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy. 
* Hoạt động 3: Vẽ tranh.
- GV nêu chủ đề: hãy vẽ tranh về thành phố (thị xã) quê em.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 4: Dặn dò.
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: An toàn khi đi xe đạp.
- Nhận xét bài học.
KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tuan_16_bai_hoat_dong_cong.doc