Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 25 - Bài: Côn trùng - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 25 - Bài: Côn trùng - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS biết :

– Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.

– Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người.

– Nêu được một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại .

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh sưu tầm về côn trùng

- Một số côn trùng bằng nhựa

 

doc 5 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 25 - Bài: Côn trùng - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Tự nhiên – xã hội
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Côn trùng
Tuần : 25
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết :
Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người.
Nêu được một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại .
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh sưu tầm về côn trùng
Một số côn trùng bằng nhựa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
 4’
A. Kiểm tra bài cũ
- Lấy ví dụ về một số con vật sống dưới nước, trên cạn và bay trên không.
- Nêu sự khác nhau của các con vật đó
* PP kiểm tra, đánh giá
- HS trình bày.
- GV nhận xét, chấm điểm.
34’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Hát bài : Chị ong nâu và em bé
2. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Gợi ý :
+ Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có ) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?
+ Bên trong cơ thể của chúng có xương không?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Kết luận: Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng đều có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
Hoạt dộng 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.
* Mục tiêu: 
- Kể được số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại đối với con người.
- Nêu được một số cách diệt trừ những côn trùng có hại.
* Cách tiến hành
Bước 1:Làm việc theo nhóm.
+ Phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm thành 3 nhóm: có ích, có hại và nhóm không có ảnh hưởng gì đến con người.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
Lưu ý: GV có thể giúp HS hiểu: có nhiều loại côn trùng có hại cho sức khoẻ con người,( ví dụ: ruồi, muỗi); cần làm vệ sinh nhà ở, chuồng trại gia súc, gia cầm để các loài côn trùng này không có nơi sinh sống.Đối với loài côn trùng phá hoại mùa màng, có thể dùng thuốc trừ sâu hoặc sử dụng các loại thiên địch.
GV cũng có thể gợi ý cho HS tìm hiểu thêm các thông tin về việc nuôi ong lấy mật
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
* PP trực quan, vấn đáp, thảo luận 
- GV nêu yêu cầu.
- HS quan sát các hình trong các hình vẽ trong SGK và các con vật, thảo luận theo nhóm 2 theo các gợi ý – GV quan sát, giúp đỡ.
- HS trình bày .
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS nhắc lại.
- HS đọc kết luận trong SGK.
* PP trực quan, thảo luận nhóm
- GV nêu yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trình bày .
- HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, giới thiệu thêm.
- HS quan sát, phát biểu ý kiến,...
1’
C. Củng cố – dặn dò
- Dặn dò:
+ Đọc trước nội dung bài sau
- GV nhận xét, khái quát, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Môn : Tự nhiên – xã hội
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Động vật
Tuần : 25
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết :
Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật 
Nhận ra được sự đa dạng của động vật trong tự nhiên
Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh sưu tầm về con vật
Một vài con thú bông, thú nhựa,...
Giấy A4, bút màu,...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
 4’
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu chức năng của hạt và lợi ích của một số loại quả
* PP kiểm tra, đánh giá
- HS trình bày. 
- GV nhận xét, chấm điểm.
34’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Hát bài Chú ếch con
2. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật. Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
Câu hỏi :
- Bạn có nhận xét gì về hình dạng, kích thước của các con vật ?
- Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật.
- Chọn một số con vật và nêu những đặc điểm giống và khác nhau của chúng?
Bước2: Hoạt động cả lớp:
*Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loại động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Cơ thể chúng gồm 3 phần : đầu, mình và cơ quan di chuyển.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật mà mình yêu thích.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Vẽ và tô màu
Bước 2 : Trình bày
Hoạt động 3: Trò chơi Đố bạn con gì?
Cách chơi: 
+ Một HS được GV đeo hình vẽ một con vật ở sau lưng, em đó không biết đó là con gì, nhưng cả lớp đều biết rõ.
+ HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi đúng/ sai để đoán xem đó là con gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai.
Ví dụ:
- Con này có 4 chân (hay có 2 chân, hay không có chân) phải không?
Sau 5 câu hỏi, em học sinh phải đoán được tên con vật, nếu không, coi như thua cuộc
* PP trực tiếp
- Cả lớp hát, GV giới thiệu, ghi tên bài .
* PP trực quan, vấn đáp, thảo luận 
- GV nêu yêu cầu và các câu hỏi thảo luận.
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc kết luận trong SGK.
* PP luyện tập, thực hành
- HS lấy giấy và bút màu để vẽ một con vật mà mình yêu thích.
- Từng cá nhân dán bài trước lớp.
- HS lên giới thiệu về bức tranh của mình.
- GV và HS nhận xét đánh giá.
* PP trò chơi
- GV phổ biến luật chơi.
- HS chơi.
- GV ra lệnh bắt đầu trò chơi.
- HS chơi.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.
1’
B. Củng cố – dặn dò
- Dặn dò:
+ Đọc trước nội dung bài sau
- GV nhận xét, khái quát, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:....................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tuan_25_bai_con_trung_dinh.doc