B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
* Câu đố:
- Con gì càng bé, càng to?
hoặc - Con gì tám cẳng, hai càng
Chẳng đi mà lại bò ngang giữa đường.
(con cua)
* Ca dao xưa có câu:
Râu. nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon.
2. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm và cua.
* Câu hỏi gợi ý:
- Nhận xét về kích thước của 2 con vật.
- Bên ngoài cơ thể của tôm, cua có gì bảo vệ?
- Cua có bao nhiêu chân, chân của tôm và cua có gì đặc biệt?
Môn : Tự nhiên – xã hội Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012 Tiết : Tôm, Cua Tuần : 26 Lớp : 3A3 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết : Chỉ và nói tên được các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát. Nêu ích lợi của tôm và cua. II. Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK trang 98,99. Sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 4’ A. Kiểm tra bài cũ - Kể tên những côn trùng có lợi, có hại đối với con người. - Nói hiểu biết của mình về hoạt động nuôi ong * PP kiểm tra, đánh giá - HS trình bày. - GV nhận xét, chấm điểm. 34’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài * Câu đố: - Con gì càng bé, càng to? hoặc - Con gì tám cẳng, hai càng Chẳng đi mà lại bò ngang giữa đường. (con cua) * Ca dao xưa có câu: Râu.... nấu với ruột bầu Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon. 2. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm và cua. * Câu hỏi gợi ý: - Nhận xét về kích thước của 2 con vật. - Bên ngoài cơ thể của tôm, cua có gì bảo vệ? - Cua có bao nhiêu chân, chân của tôm và cua có gì đặc biệt? * Kết luận: Tôm và cua có hình dạng kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành nhiều đốt. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp * Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm và cua. * Câu hỏi gợi ý: - Tôm cua sống ở đâu? - Tôm và cua có ích lợi gì? * Kết luận: - Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. - ở nước ta có nhiều sông hồ, biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm cua. Hiện nay nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. * PP đố vui - GV nêu câu đố, HS trả lời. - GV nhận xét, giới thiệu, ghi tên bài. * PP trực quan, vấn đáp, thảo luận - GV nêu yêu cầu. - HS quan sát các hình trong các hình vẽ trang 98, 99 SGK theo nhóm 2 theo các gợi ý – GV quan sát, giúp đỡ. - HS trình bày kết quả quan sát. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS nhắc lại. - HS đọc kết luận trong SGK. * PP trực quan, thảo luận - GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận. - HS trình bày . - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. - HS nhắc lại. - HS đọc kết luận trong SGK. 1’ B. Củng cố – dặn dò - Dặn dò: + Đọc trước nội dung bài sau + Sưu tầm tranh ảnh về cá và các hoạt động nuôi, đánh bắt cá - GV nhận xét, khái quát, dặn dò. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ Môn : Tự nhiên – xã hội Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012 Tiết : Cá Tuần : 26 Lớp : 3A3 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết : Chỉ và nói tên được các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát. Nêu ích lợi của cá. II. Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK trang 100, 101. Sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến cá, VBT. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 4’ A. Kiểm tra bài cũ - Nêu lợi ích của tôm, cua * PP kiểm tra, đánh giá - HS trình bày. - GV nhận xét, chấm điểm. 34’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - hát bài Con cá vàng 2. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát * Câu hỏi gợi ý: - Chỉ và nói tên các con cá có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng ? - Bên ngoài cơ thể của cá có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ? - Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ? * Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp * Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá. * Nội dung thảo luận: - Kể tên một số loài cá sống ở nước ngọt, nước mặn mà bạn biết. + Nước ngọt: Chép rô, trê, cá quả, cá mè, cá trắm + Nước mặn: Cá chim, thu, cá ngừ, cá mập, cá voi, cá đuối... - Nêu lợi ích của cá: Dùng thức ăn (tươi, ướp lạnh, khô); Dùng để làm thuốc chữa bệnh (gan cá...); - Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết: Nuôi cá lồng; Đánh cá đèn; Đóng hộp cá xuất khẩu... * Kết luận: - Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon, bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. - ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển. Đó là những môi trường thuận tiện cho nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. * PP trực tiếp - Cả lớp hát, GV giới thiệu, ghi tên bài. * PP trực quan, vấn đáp, thảo luận - HS quan sát hình các con cá trong SGK trang 100, 101 và các tranh ảnh sưu tầm được. - Nhóm truởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý. - Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về một con các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV yêu cầu cả lớp rút ra đặc điểm chung của cá và kết luận. * PP trực quan, thảo luận nhóm - GV nêu câu hỏi. - HS theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi. * PP thảo luận, vấn đáp - HS quan sát hình các con cá trong SGK trg 100,101 và các tranh ảnh sưu tầm được. - Nhóm truởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý của GV. - Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về một con các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV yêu cầu cả lớp rut ra đặc điểm chung của cá và kết luận. 1’ B. Củng cố – dặn dò - Dặn dò: + Đọc trước nội dung bài sau - GV nhận xét, khái quát, dặn dò. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: