Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tiết 16: Vệ sinh thần kinh ( tt )

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tiết 16: Vệ sinh thần kinh ( tt )

Tự nhiên xã hội ( Tiết 16 ).

 Đề bài: VỆ SINH THẦN KINH ( TT ).

I.Mục tiêu:

 -Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.

 -Khuyến khích hs có khả năng biết lập và thực hiện thời gian biểu hằng ngày.

II. Đồ dùng học tập:

 -Các hình trong SGK trang 34, 35.

III. Hoạt động day học:

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tiết 16: Vệ sinh thần kinh ( tt )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội ( Tiết 16 ).
 Đề bài:	 VỆ SINH THẦN KINH ( TT ).
 Ngày dạy: 8/ 10/ 2009.
I.Mục tiêu: 
 -Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
 -Khuyến khích hs có khả năng biết lập và thực hiện thời gian biểu hằng ngày. 
II. Đồ dùng học tập:
 -Các hình trong SGK trang 34, 35.
III. Hoạt động day học:
Tiến trình dạy học
 Hoạt động của Giáo viên
 HĐ của HS
A.Bài cũ
( 4 phút)
B.Bài mới:
GT: (1’)
HĐ 1:
( 12 phút)
HĐ 2:
Thực hành lập thời gian biểu
( 12 phút)
HĐ 3:
Trò chơi: Giờ nào việc ấy
(5 phút)
Nhận xét dặn dò
(2 phút)
-Nêu câu hỏi:
 +Nêu những việc nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh?
 +Kể tên một số đồ ăn, thức uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh?
-Nhận xét.
-GT bài ghi đề bài.
-Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
-Tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo cặp, tg 5’.
-Yêu cầu 2 hs quay mặt lại với nhau để thảo luận theo gợi ý:
 +Theo bạn, khi ngủ, cơ quan nào được nghỉ ngơi?
 +Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó?
 +Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
 +Hằng ngày, bạn đi ngủ và thức dậy lúc mấy gìơ?
 +Bạn đã làm những việc gì trong ngày?
-Bước2: làm việc cả lớp.
-Gọi 1 số cặp trình bày kết quả.
-Nhận xét.
-Kết luận: Khi ngủ, cơ quan thần kinh, đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ, càng cần ngue nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong 1 ngày.
-Mục tiêu: HS khá, giỏi lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, vui chơi hợp lí.
-Tiến hành:
-Treo bảng phụ có kẻ thời gian biểu.
-Bước 1: Hoạt động cả lớp:
-Hướng dẫn hs lập thời gian biểu.
 +Thời gian: Bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
 +Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong 1 ngày: từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, giúp đỡ gia đình
-Gọi một vài hs khá, giỏi lên điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên bảng ( hoặc hs nói, gv điền nhanh ).
-Bước 2: Làm việc cá nhân.
-Yêu cầu hs khá, giỏi tự lập thời gian biểu hàng ngày theo bảng.
-Bước 3: Làm việc cả lớp:
-Gọi hs khá giỏi lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp.
-Hỏi:
 +Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
 +Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi như thế nào?
-Nhận xét bổ sung.
-Kết luận: Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học vừa bảo vệ được hệ thần kinh và giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
-Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học.
-Bước1:
-Phổ biến luật chơi và nội dung chơi : hs tạo thành cặp, lần lượt bạn này nêu thời gian ( ghi trong TGB ), bạn kia phải nêu đúng công việc cần làm trong thời gian đó. Cặp nào nói đúng, nhanh sẽ được khen.
-Cho Hs tham gia chơi.
-Nhận xét.
-Bước2: Hoạt động cả lớp.
-Hỏi:
 +Thời gian nào trong ngày, em học tập có kết quả nhất?
 +Thời gian nào, em thấy mệt mỏi nhất?
-Tổng kết lại những ý kiến chung của cả lớp.
-Kết luận:Bảo vệ cơ quan thần kinh chính là đảm bảo thời gian ăn, ngủ, học tập hợp lí,khoa học. Cần tranh thủ những thời gian hợp lí để làm các việc cho tốt.
-Yêu cầu 1 hs đọc ghi nhớ trang 35.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau: Ôn tập và kiểm tra con người và sức khoẻ.
-2 hs trả lời. Lớp nx .
-1 hs nhắc lại.
-Thảo luận theo yc.
-Một số cặp hs trình bày. Lớp nx
-Nghe.
-Hs quan sát và chú ý lắng nghe.
-Vài hs khá, giỏi thực hiện.
-Tự lập thời gian biểu.
- Vài hs lên bảng giới thiệu.
-Trả lời cá nhân. 
-Nghe.
-Hs nghe phổ biến cách chơi.
-Hs tham gia chơi.
-Lớp nhận xét.
-Trả lời cá nhân.
-Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
-Nghe.
-1 hs đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet16.doc