Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 3 - Bài: Bệnh lao phổi

Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 3 - Bài: Bệnh lao phổi

Hoạt động 1: Làm việc với SGK .

* MT: Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.

HT: nhóm, lớp.

-HS quan sát hình trong SGK

-HS từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.

-Đại diện từng nhóm lên trả lời.

-HS nhận xét.

-Đại diện các nhóm lên trả lời.

-Nhóm khác bổ sung.

 

doc 5 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 12/01/2022 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 3 - Bài: Bệnh lao phổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Tiết: 5	Tuần: 3
 Ngày dạy:	 Lớp : 3
Tự nhiên xã hội
Bệnh lao phổi
I/ Mục tiêu:
 - Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi
 - Nêu được nhựng việc nên làm và không nên làmđể đề phòng bệnh lao phổi.
 - Phát hiện được bệnh và chữa trị kịp thời.
 - Giaó dục HS tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang12, 13
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK .
* MT: Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
HT: nhóm, lớp.
-HS quan sát hình trong SGK
-HS từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
-Đại diện từng nhóm lên trả lời.
-HS nhận xét.
-Đại diện các nhóm lên trả lời.
-Nhóm khác bổ sung.
-HS lắng nghe.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm SGK.
* MT: Nêu được những việc làm và những việc không nên làm để phòng bệnh lao phổi.
-HS quan sát hình trong SGK.
-HS trao đổi với nhau.
-HS làm việc theo nhóm.
-HS nhận xét.
-Đại diện mỗi nhóm trình bày.
-Nhóm khác bổ sung.
-HS lắng nghe.
* Hoạt động 3: Đóng vai
*MT: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học.
-HS lên tham gia đóng vai.
-HS nhận xét
* Hoạt động 4: Dặn dò.
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Máu và cơ quan tuấn hoàn.
- Nhận xét bài học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 12 SGK.
- Các nhóm lần lược trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi?
+ Bệnh lao phổi có những biểu hiện như thế nào?
+ Bệnh lao phổi lấy từ người này sang người khác bằng con đường nào?
+ Tác hại của bệnh lao phổi.
- GV nhận xét.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung
- GV chốt lại. 
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình SGK trang 13, kết hợp với liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi.
+ Kể ra các việc làm và hoàn cảnh khiến người ta đễ mắc bệnh lao phổi ?
+ Những biện pháp phòng chống bệnh lao phổi?
+ Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi?
- GV chốt lại.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi một số cặp HS lên trình bày. 
- GV giảng những trường hợp dễ bệnh lao phổi.
+ Người hút thuốc lá, lao động nặng nhọc, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng.
 + Người sống trong nhà chật, ẩm thấp, không ánh sáng.
 + Biện pháp phòng chống: tiêm phòng, làm việc nghỉ ngơi vừa sức, nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng. 
 + Không nên khạc nhổ bừa bãi.
- GV cho HS đóng vai.
- Tình huống: 
+ Nếu bị một trong các bệnh đường hô hấp em sẽ nói gì với bố mẹ?
+ Khi được đưa đi khám bệnh, em sẽ nói gì với bác sĩ?
GV nhận xét.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Tiết: 6	Tuần: 3
 Ngày dạy:	 Lớp : 3
 Tự nhiên xã hội
Máu và cơ quan tuần hoàn
I/ Mục tiêu:
- Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu.
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
- Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
 - Giáo dục HS biết giữ gìn bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK tran g 13, 14.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
* MT: Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ. Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
+ HT: Nhóm.
-HS quan sát hình trong SGK.
-HS từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
-Đại diện từng nhóm lên trả lời.
-HS nhận xét.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Nhóm khác bổ sung.
-HS lắng nghe.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* MT: Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
+ HT: Đôi bạn.
-HS quan sát hình trong SGK.
-HS trao đổi với nhau.
-HS làm việc theo nhóm.
-HS nhận xét.
-Đại diện mỗi nhóm trình bày.
-Nhóm khác bổ sung.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi tiếp sức.
* MT: Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.
+ HT: Nhóm
-HS lên tham gia trò chơi.
-HS nhận xét
* Hoạt động 4: Dặn dò.
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Hoạt động tuần hoàn.
- Nhận xét bài học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm .
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 14 SGK.
- Các nhóm lần lược trả lời câu hỏi:
+ Các em có bị đứt tay bao giờ chưa? Khi bị đứt tay hoặc bị trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương?
+ Theo các em , khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay đặc?
+ Quan sát máu đã được chống đông, em thấy máu chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
+ Huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào? Nó có chức năng gì?
+ Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cớ thể có tên là gì?
- GV nhận xét.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung
- GV chốt lại.
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 4 SGK trang 14, lần lượt một bạn hỏi, một bạn trả lời.
+ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu ?
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực?
+ Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình?
- GV chốt lại.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi một số cặp HS lên trình bày. Nhóm khác bổ sung
- GV chốt lại.
=> Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và mạch máu.
- GV chia HS thành 2 đội có số người bằng nhau
- Hai đội thi viết tên 1 bộ phận của cơ thể có mạch máu đi tới. Đội nào viết nhiều hơn thì thắng cuộc. 
- GV nhận xét.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tuan_3_bai_benh_lao_phoi.doc