Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 34 - Bài: Bề mặt lục địa (Tiếp) - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 34 - Bài: Bề mặt lục địa (Tiếp) - Đinh Thị Hương Thảo

Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.

* Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu các biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Mỗi HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy hoặc vở của mình (chỉ cần vẽ đơn giản sao cho thể hiện được các dạng địa hình đó).

Bước 2: Hai HS ngồi cạnh nhau, đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn.

Bước 3:

- GV trưng bày hình vẽ của một số bạn trước lớp.

- GV hoặc HS nhận xét hình vẽ của bạn.

 

doc 2 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 34 - Bài: Bề mặt lục địa (Tiếp) - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Tự nhiên – xã hội
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Bề mặt lục địa ( tiếp )
Tuần : 34
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.
- Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 130, 131.
- Tranh ảnh núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên do GV và HS sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp ,hình thức tổ chức dạy học tương ứng
5’
A/ kiểm tra bài cũ: Bề mặt lục địa
*Kiểm tra, đánh giá
33’
b/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Bề mặt lục địa (tiếp)
*Trực tiếp.
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
* Mục tiêu: 
- Nhận biết được núi, đồi.
- Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi.
* Cách tiến hành:
* Thảo luận nhóm
Bước 1: Hoàn thành bảng sau:
Núi
Đồi
Độ cao
Đỉnh
Sườn
Đáp án:
Núi
Đồi
Độ cao
Cao
Thấp
Đỉnh
Nhọn
Tương đối tròn
Sườn
Dốc
Thoải
Bước 2: Vấn đáp
*Kết luận: Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc, còn đồi có đỉnh tròn sườn thoải.
- Dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 130 hoặc tranh ảnh (nếu có), HS trong nhóm thảo luận và hoàn thành bảng.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp.
* Mục tiêu: 
- Nhận biết được đồng bằng và cao nguyên.
- Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.
* Cách tiến hành:
* Trực quant
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 3, 4, 5 trong SGK trang 131 và trả lời theo gợi ý.
Bước 1: Vấn đáp trong nhóm
- So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
- Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV gọi HS bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.
Bước 2: Vấn đáp trước lớp
*Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
* Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu các biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
* Cách tiến hành:
* Thực hành
Bước 1: Mỗi HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy hoặc vở của mình (chỉ cần vẽ đơn giản sao cho thể hiện được các dạng địa hình đó).
Bước 2: Hai HS ngồi cạnh nhau, đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn.
Bước 3: 
- GV trưng bày hình vẽ của một số bạn trước lớp.
- GV hoặc HS nhận xét hình vẽ của bạn.
- GV nêu yêu cầu thực hành.
- HS thực hành.
- Đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
1’
C/Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhận xét.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.....................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tuan_34_bai_be_mat_luc_dia.doc