Giáo án Mỹ Thuật Lớp 3 - Chủ đề 8, Bài 15 đến bài 16

Giáo án Mỹ Thuật Lớp 3 - Chủ đề 8, Bài 15 đến bài 16

I. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ:

 - Biết xây dựng ý tưởng thể hiện SPMT về bảo vệ môi trường.

 - Hiểu được mục đích của SPMT về bảo vệ môi trường.

 - Trình gày, giới thiệu SPMTcủa mình.

 1. Phẩm chất.

 - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:

 - Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường qua SPMT.

 - Phân tích được vẻ đẹp của SPMT.

 - Biết cách sử dụng, bảo quản một số, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu trong thực hành, sáng tạo.

 - Xây dựng đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

 - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

 - Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.

 

docx 15 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ Thuật Lớp 3 - Chủ đề 8, Bài 15 đến bài 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bài 15: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2 tiết
I. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ: 
 - Biết xây dựng ý tưởng thể hiện SPMT về bảo vệ môi trường.
 - Hiểu được mục đích của SPMT về bảo vệ môi trường.
 - Trình gày, giới thiệu SPMTcủa mình. 
 1. Phẩm chất.
 - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:
 - Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường qua SPMT.
 - Phân tích được vẻ đẹp của SPMT.
 - Biết cách sử dụng, bảo quản một số, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu trong thực hành, sáng tạo.
 - Xây dựng đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
 - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
 - Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.
 2. Năng lực.
 2.1. Năng lực đặc thù môn học.
 - Xây dựng được ý tưởng và thể hiện SPMT chủ đề: Bảo vệ môi trường.
 - Biết trưng bày, nhận xét và nêu được cảm nhận của cá nhân về SPMT cảu mình và bạn.
 2.2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình nhóm học/ thực hành, trưng bày và chia sẻ nhận xét sản phẩm.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo SPMT.
 2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.
 - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng, trình bày trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,
 - Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình, khối, nhịp điệu trong thực hành SPMT.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.
 - Phương pháp: Thuyết trình , vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
 - Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên.
 - Giáo án, SGK, SGV. 
 - Một số tranh, ảnh, video liên quan đến chủ đề.
 - Một số sản phẩm mĩ thuật về chủ đề: Bảo vệ môi trường.
 2. Học sinh.
 - SGK. VBT (nếu có).
 - Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, màu sáp màu,), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, tẩy/ gôm,
 - Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 TIẾT 1
NỘI DUNG
HĐ của GV
HĐ của HS
HOẠT ĐỘNG 1(3p): 
Khởi động.
 Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, Hs bước đầu có một số cảm nhận, hiểu biết về môi trường.
. Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của GV. 
+ Chọn đáp án đúng
Đâu là tranh, ảnh phản ánh MT bị ô nhiễm. 
+ Chọn phương án đúng: Chọn hình ảnh, SP thể hiện hành động BVMT.
. Gv cho Hs chơi trò chơi: “ai nhanh hơn” 
+ Yêu cầu HS chọn đáp án đúng:
Đâu là tranh, ảnh phản ánh MT bị ô nhiễm. 
1,2,3,4
+ Yêu cầu HS chọn phương án đúng: Chọn hình ảnh, SP thể hiện hành động BVMT. 
1,2,3,4
-Hiện nay, MT sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Các em biết không có nhiều cách để BVMT và hôm nay, thầy(cô) sẽ hướng dẫn cho các em một cách để góp phần BVMT ngày càng sạch đẹp đó là vẽ tranh về chủ đề ÔNMT. 
-Tham gia trò chơi.
- Lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 2(7p): Quan sát và nhận thức
. Mục tiêu: Hs quan sát hình ảnh-video, SPMT và tác phẩm về ONMT.
. Nội dung: Hs quan sát 
hình ảnh-video, SPMT và tác phẩm về ONMT. Qua đó nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện SPMT. 
. Gv yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm 2: GV mở video về ô nhiểm môi trường.
+MT bị ô nhiểm có đặc điểm như thế nào(các dấu hiệu).
+Tác hại của MT khi bị ô nhiễm?
+Giải pháp BVMT của nhóm.
GV yêu cầu các nhóm trình bày - nhận xét.
GV chốt: MT ô nhiễm có nhiều biểu hiện khác nhau như: MT có mùi hôi nồng nặc, nhiều tiếng ồn, nhiều khói bụi, nguồn nước có màu đen, đỏ, nâu nổi bóng nước , nhiều rác và chất thải
.GV giới thiệu một số SPMT về ÔNMT.
GV mời Hs chia sẻ về ý tưởng về SPMT của HS.
-Thảo luận
-Trình bày kết quả thảo luận và nhận xét.
-Lắng nghe
-Quan sát
-Chia sẽ ý kiến
HOẠT ĐỘNG 3(22P): Luyện tập và sáng tạo
. Mục tiêu: 
-Tìm hiểu cách thực hiện SPMT về ONMT. Hs biết cách thể hiện một SPMT về ONMT.
-Hs tạo được SPMT về ONMT theo ý thích.
. Nội dung: 
- Hs tham khảo các bước thực hiện SPMT về ONMT.
- Hs thực hành tạo SPMT
- Gv định hướng, tư vấn Hs.
. GV giới thiệu tranh các bước thực hiện một SPMT về ÔNMT. 
-Hình thành ý tưởng
- Vẽ hình
-Vẽ màu hình ảnh chính
-Vẽ màu hình ảnh phụ
- Hoàn thiện SP.
. GV mời một số HS trình bày ý tưởng, cách thực hiện SPMT về ÔNMT.
. Thực hành: Em hãy tạo một SPMT phản ánh tình trạng ÔNMT nơi em ở. 
-Quan sát
-Trình bày ý tưởng
-Thực hành
HOẠT ĐỘNG 4(3P): Thu hoạch công đoạn
. Mục tiêu: Hs nêu nhận xét cá nhân và chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm.
. Nội dung: Hs nêu nhận xét, chia sẻ ý tưởng và cách thực hiện SPMT của bản thân.
Gv yêu cầu HS tham gia nhận xét SPMT của bạn và của bản thân, chia sẽ cách thực hiện 
-Chia sẽ, nhận xét
- Củng cố: chú ý nắm các bước thực hiện SPMT
- Dặn dò: HS tiếp tục hoàn thiện SP
TIẾT 2
NỘI DUNG
HĐ của GV
HĐ của HS
HOẠT ĐỘNG 1(15p): HĐ nối tiếp.
. Mục tiêu: Hoàn thiện SPMT.
. Nội dung: HS tiếp tục thực hành hoàn thiện SP
Gv nêu yêu cầu: Các em có thời gian 10p để tiếp tục hoàn thiện SPMT về ÔNMT.
Gv quan sát giúp đỡ Hs. 
-Thực hành
HOẠT ĐỘNG 2(15p): Phân tích và đánh giá
. Mục tiêu: 
Trình bày được ý tưởng sáng tạo SPMT
Biết cách nêu cảm nhận SPMT
. Nội dung: Hs trưng bày và giới thiệu SP trước lớp. Hs chia sẻ cảm nhận về SPMT.
. GV nêu tiêu chí để nhận xét, đánh giá SPMT.
-Nội dung của SP: SP nói về vấn đề gì, ở đâu, chất liệu, cách thể hiện...
-Bố cục: Hình ảnh chính, phụ được sắp xếp như thế nào? 
-Màu sắc: Màu chủ đạo; sự hài hòa của đậm-nhạt
. Gv tổ chức cho Hs trưng bày, giới thiệu SPMT theo nhóm(tổ). 
. Gv mời đại diện mỗi nhóm giới thiệu, chia sẻ về SPMT được yêu thích nhất của nhóm mình, các nhóm cùng nhận xét, chia sẻ cảm nhận.
-Lắng nghe
-Trình bày, nhận xét, chia sẻ
HOẠT ĐỘNG 3(5p): Vận dụng
. Mục tiêu: Góp phần nâng cao ý thức BVMT qua SPMT.
. Nội dung: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu việc nâng cao ý thức BVMT thông qua SPMT.
.Gv sử dụng hình ảnh minh họa trong SGK trang 67, kết hợp với một số SPMT của HS để HS tìm hiểu về ý nghĩa và sự tích cực của các SPMT này mang lại cho người xem . 
.GV gợi ý cho HS nêu hướng sử dụng SPMT để tuyên truyền cho HS và người dân tích cực BVMT.
-Quan sát
-Trình bày
- Củng cố: Các bươc thực hiện 1 SPMT
+Hình thành ý tưởng
+Vẽ hình
+Vẽ màu hình ảnh chính
+Vẽ màu hình ảnh phụ
+Hoàn thiện SP
*Luôn giữ gìn lớp học, sân trường, nơi ở sạch đẹp. Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay BVMT. 
- Dặn dò: Chuẩn bị vật liều cho bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC:
Bài 16: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUANH EM
 2 tiết 
 I. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ: 
 - Xây dựng được ý tưởng cho SPMT về bảo vệ môi trường.
 - Thể hiện đượcc SPMT với vật liệu tái chế.
 - Chia sẻ cảm nhận của mình về SPMT.
 1. Phẩm chất.
 - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:
 - Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường qua SPMT.
 - Phân tích được vẻ đẹp của SPMT.
 - Biết cách sử dụng, bảo quản một số, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu trong thực hành, sáng tạo.
 - Xây dựng đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
 - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
 - Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.
 2. Năng lực.
 2.1. Năng lực đặc thù môn học.
 - Xây dựng được ý tưởng và thể hiện SPMT chủ đề: Bảo vệ môi trường.
 - Biết trưng bày, nhận xét và nêu được cảm nhận của cá nhân về SPMT cảu mình và bạn.
 2.2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình nhóm học/ thực hành, trưng bày và chia sẻ nhận xét sản phẩm.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo SPMT.
 2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.
 - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng, trình bày trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,
 - Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình, khối, nhịp điệu trong thực hành SPMT.II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.
 - Phương pháp: Thuyết trình , vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
 - Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên.
 - Giáo án, SGK, SGV. 
 - Một số tranh, ảnh, video liên quan đến chủ đề.
 - Một số sản phẩm mĩ thuật về chủ đề: Bảo vệ môi trường.
 2. Học sinh.
 - SGK. VBT (nếu có).
 - Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, màu sáp màu,), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, tẩy/ gôm,
 - Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
TIẾT 1
NỘI DUNG
HĐ của GV
HĐ của HS
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chủ đề và hình thành ý tưởng SPMT
. Mục tiêu: 
- Nhận biết được vẻ đẹp, đặc điểm của môi trường sống xanh, đẹp. 
-Xây dựng được ý tưởng cho sản phẩm mỹ thuật về bảo vệ môi trường 
. Nội dung: 
- Giới thiệu một số SPMT, hình ảnh môi trường xanh.
- Khuyến khích và hướng dẫn HS sử dụng các vật tái chế như xé giấy thành những sợi dài (dạng nét) rồi xé sợi dài thành các mẫu giấy (dạng chấm) khác nhau.
- Vẽ hình và cắt dán trên các loại bìa giấy các-tông, giấy màu hoặc các vật liệu tái chế phù hợp.
- Nêu câu hỏi gợi ý để HS nhận biết các vật liệu tái chế có thể tái sửa dụng trong cuộc sống hằng ngày và có thể ứng dụng vào trong nghệ thuât tạo hình. 
* Hoạt động khởi động:
- GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV cho học sinh quan sát hình ảnh, thảo luận về đề tài môi trường.
. Câu hỏi gợi mở:
- Để có các mảng lớn, sợi dài, em xé bằng cách nào?
- Làm thế nào để có được các mẫu giấy cắt hoặc xé dán gần bằng nhau?
- Những sợi và chấm giấy có thể được gọi là yếu tố mĩ thuật nào?
- Các vật liệu tái chế được lấy từ đâu trong cuộc sống?
* Cách khám phá các loại vật liệu.
- Dùng giấy bìa các tông, giấy màu, giấy báo,xé thành các chấm, nét hoặc cắt thành hình theo ý thích.
* GV chốt: Vậy là các em đã thực hiện việc khám phá các loại mảng, chấm, nét trên các laoij vật liệu tái chế bằng cách cắt dán tạo hình hoặc xé giấy ở hoạt động 1.
- HS hát đều và đúng nhịp.
- HS cùng chơi.
- HS quan sát và cảm nhận.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS nhìn vào hình mẫu (Trang 68) SGK, để hình dung và nhận biết. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu cách tạo thành mô hình hoặc bức tranh xé dán theo chủ đề bảo vệ môi trường.
. Mục tiêu: 
- Tạo được mô hình hoặc bức tranh bảo vệ môi trường bằng cách, xé giấy màu.
. Nội dung: 
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK, thảo luận để nhận biết cách tạo được mô hình hoặc bức tranh bằng cách xé dán.
- Khuyến khích HS nêu các bước tạo được mô hình hoặc bức tranh sau khi thảo luận.
- Khuyến khích HS quan sát hình minh họa trong SGK, và thảo luận để các em nhận biết được các bước tạo mô hình hoặc bức tranh.
Câu hỏi gợi mở:
- Có thể tạo nền cho bức tranh hoặc mô hình bằng cách nào?
- Các ngôi nhà, con vật, con người, cây cối được sắp xếp như thế nào để tạo cảm giác nhộn nhịp và đúng chủ đề?
- Tạo thêm lá cây, hoa, quả bằng cách nào? 
- HS quan sát hình minh họa trong SGK, và thảo luận.
- HS thực hiện việc quan sát hình trong SGK, thảo luận để nhận biết cách tạo mô hình hoặc bức tranh.
- HS trả lời:
- HS trả lời:
HOẠT ĐỘNG 3: *Cách tạo mô hình hoặc bức tranh bảo vệ môi trường:
. Mục tiêu:
 - Quan sát hình và chỉ ra cách tạo bức tranh về bảo vệ môi trường theo ý thích dưới đây.
. Nội dung: 
+ Bước 1: Vẽ, dán giấy màu hoặc cắt bìa cứng tạo nền cho bức tranh.
+ Bước 2: Sắp xếp và dán các nhân vật, con vật, cây cối bằng mô hình giấy tạo nhiều ngôi nhà, cành cây, hoa lá.
+ Bước 3: Dán các mảng nét bằng giấy tạo hình ngôi nhà, lá, cây, hoa ...
- GV hướng dẫn HS các bước tạo mô hình hoặc xé giấy có thể tạo thành sản phẩm. Sắp xếp xen kẽ các chấm, nét bằng giấy tái chế thể tạo được bức tranh.
- GV quan sát, động viên, hỗ trợ các HS chưa hình thành ý tưởng.
- HS nêu lại các bước tạo mô hình hoặc bức tranh.
-HS có thể làm theo nhóm hoặc cá nhân.
* HS thực hành.
- HS thực hiện quan sát hình trong SGK.
- HS thực hiện các mô hình hoặc bức tranh.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 4: tổng kết tiết học
. Mục tiêu: 
-Hs nhận biết và thực hành được các SPMT với chủ đề BVMT. 
. Nội dung: 
- Khuyến khích và hướng dẫn HS sử dụng các vật tái chế như xé giấy, vẽ hình và cắt dán trên các loại bìa giấy các-tông, giấy màu hoặc các vật liệu tái chế phù hợp.
-HS biết nhận xét và nêu cảm nhận về SPMT.
- GV quan sát, động viên, hỗ trợ HS 
* GV chốt: Vậy là các em đã thực hiện 
được 3 bước: Vẽ, cắt dán mô hình hoặc xé dán giấy màu bức tranh bảo vệ môi trường.
-GV lắng nghe và chia sẻ cảm nhận với hs qua các SPMT.
-HS có thể nêu cảm nhận của mình quan việc thực hành tạo nên sản phẩm.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Củng cố: tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành.
- Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau.
TIẾT 2
NỘI DUNG
HĐ của GV
HĐ của HS
HOẠT ĐỘNG 1: Trang trí sản phẩm mĩ thuật qua mô hình hoặc bằng cách xé, dán giấy.
. Mục tiêu: 
- Chỉ ra được cách tạo không gian bằng cách xé dán giấy màu hoặc sắp xếp các hoạt động trong mô hình của các sản phẩm mĩ thuật.
. Nội dung: 
. Gợi ý cách tổ chức.
- Khuyến khích HS:
+ Kể về khu vực sống của mình.
+ Chọn vật liệu tái chế phù hợp cho sản phẩm.
* Hoạt động khởi động:
- GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV Gợi mở để HS hình dung và lựa chọn giấy có màu phù hợp để tạo sản phẩm.
- GV hướng dẫn và hỗ trợ HS lựa chọn, sắp xếp cách dán giấy theo ý thích.
- GV nêu câu hỏi gợi ý để HS có thêm kiến thức và ý tưởng sáng tạo trong sản phẩm.
Câu hỏi gợi mở:
- Em sẽ chọn màu giấy nào để tạo nền cho sản phẩm? Vì sao?
- Nét, giấy màu nào em dùng làm ngôi nhà, cây cối...
- Làm thế nào để tạo cảm giác cây này đứng trước cây kia?
* Cách tạo sản phẩm mĩ thuật bằng mô hình hoặc cách xé, dán giấy:
+ Cách 1: Chọn giấy có màu phù hợp với ngôi nhà, thân, lá cây.
 + Cách 2: Tạo sản phẩm mĩ thuật theo ý thích.
+ Cách 3: Trang trí thêm cảnh vật cho sản phẩm sinh động hơn.
* Lưu ý: Thân, cành, lá có thể dán chồng lên nhau.
* GV chốt: Vậy là các em đã thực hiện trang trí
được cách tạo sản phẩm mĩ thuật bằng cách vẽ, xé, dán giấy màu bức tranh .
- HS hát đều và đúng nhịp.
- HS cùng chơi.
- HS lắng nghe và cảm nhận.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS hình dung và lựa chọn giấy có màu phù hợp để tạo sản phẩm.
- HS chú ý, cảm nhận.
- HS lựa chọn, sắp xếp cách dán các bằng giấy theo ý thích.
.
HOẠT ĐỘNG 2: hoàn thiện SPMT, chuẩn bị trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
. Mục tiêu: 
- Biết cách trưng bày sản phẩm mĩ thuật và chia sẻ, phân tích, đánh giá nhóm mình, nhóm bạn.
. Nội dung: 
Gợi ý cách tổ chức.
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc cá nhân (3 đến 4 bài) và chia sẻ cảm nhận về:
+ Sản phẩm yêu thích.
+ Hình , mảng, khối, màu, vật liệu, sử dụng trong sản phẩm.
+ Điểm độc đáo và ý nghĩa của các hoạt động trong sản phẩm.
+ Nêu câu hỏi gợi ý để HS nhận biết về cách sắp xếp, trang trí tạo không gian trong sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm trên lớp để sử dụng cho các bài học sau.
- Khuyến khích các em chia sẻ cảm nhận về màu tạo nên sản phẩm.
Câu hỏi gợi mở:
- Em thích sản phẩm nào? Vì sao?
- SPMT nào có sử dụng nhiều vật liệu tái chế?
- Khu vực nào trong sản phẩm có nhiều điểm sáng tạo?
- SPMT nào cho ta cảm giác có ý thức nhắc nhở mọi người phải biết bảo vệ môi trường sống?
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời
- HS ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: Xem tham khảo cách trình bày mô hình và tranh bảo vệ môi trường.
. Mục tiêu: 
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và tác dụng của việc bảo vệ môi trường sống. 
. Nội dung: 
Gợi ý cách tổ chức.
- Tạo cơ hội cho HS quan sát hình ảnh BVMT trong tự nhiên.
Câu hỏi gợi mở:
- Em đã từng được tham gia các hoạt động BVMT ở địa phương chưa?
- Em biết BVMT có ý nghĩ ntn trong cuộc sống của chúng ta?
* Tóm tắt:
- Có nhiều cách BVMT sống xung quanh chung ta, mỗi cách dù có khác nhau làm đều có ý nghĩa và đem lại lợi ích chung cho con người .
* GV chốt: Vậy là các em đã thực hiện được cách xem ảnh bvmt và cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống. 
- HS trả lời câu hỏi:
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS trả lời:
HOẠT ĐỘNG 4: Cách trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về SPMT.
. Mục tiêu: 
Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và tác dụng của việc bảo vệ môi trường sống.
. Nội dung: 
- Khuyến khích HS chia sẻ những hiểu biết về các cách BVMT. 
* Nêu cảm nhận của em về SPMT.
- Màu sắc được sử dụng trong SPMT như thế nào?
- Em cảm nhận như thế nào về SPMT của mình và của bạn? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS chia sẻ những điều em biết về khu vực các em đang sống và chỉ ra các hoạt động BVMT mà các em biết hoặc đã từng tham gia.
* GV chốt: Vậy là các em đã thực hiện 
được cách trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận của bản thân qua các SPMT nhóm mình, nhóm bạn.
.
- HS trưng bày sản phẩm cá nhân.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- HS trả lời:
- HS cảm nhận.
- HS chia sẻ những điều em biết về các cách BVMT trong cuộc sống.
	- Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành.
- Dặn dò chuẩn bị tiết sau.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_my_thuat_lop_3_chu_de_8_bai_15_den_bai_16.docx