Giáo án Mỹ thuật Lớp 3 - Tiết 1-2

Giáo án Mỹ thuật Lớp 3 - Tiết 1-2

1. Kiểm tra bài cũ:

-Kiểm tra các đồ dùng học tập của học sinh .

-Nhận xét và ghi điểm từng học sinh.

 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:

-Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về tranh “Thiếu nhi“

b) Hoạt động 1 ĩem tranh .

-Cho học sinh quan sát tranh :” Đôi bạn “

- Trong tranh vẽ những gì ?

- Hai bạn trong tranh đang làm gì ?

- Em hãy kể những màu đã đước sử dụng trong hai bức tranh ?

- Em có thích bức tranh này không ? Vì sao ?

* GV bổ sung hệ thốn lại nội dung : - Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu . Nhân vật chính là hai bạn được vẽ ở phần chính giữa tranh . Cảnh vật xung quanh là cây , cỏ , bướm và hai chú gà làm bức tranh thêm sinh động .

- Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách . Màu sắc có đủ các gam màu đậm , nhạt Tranh của bạn Phương Liên lớp 2 trường Tiểu học Thành Công là bức tranh đẹp vẽ về đề tài học .

 

doc 2 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 2092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật Lớp 3 - Tiết 1-2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mỹ thuật : Tiết 1 VẼ TRANG TRÍ : VẼ ĐẬM , VẼ NHẠT 
 A/ Mục tiêu : * Học sinh nhận biết được 3 độ đậm , nhạt chính : Đậm , đậm vừa , nhạt . Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí , vẽ tranh .
B/ Chuẩn bị : * Giáo viên : Sưu tầm một số tranh , ảnh , bài vẽ trang trí có các độ đậm nhạt khác nhau . Hình minh hoạ ba sắc độ đậm , đậm vừa , nhạt .Phấn màu . Bộ đồ dùng dạy học .
* Học sinh : -Giấy vẽ , tập vở , bút chì , tẩy , màu vẽ ,...
C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra các đồ dùng học tập của học sinh .
-Nhận xét và ghi điểm từng học sinh. 
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về cách “Vẽ đậm , vẽ nhạt “ 
b) Hoạt động 1 :Quan sát , nhận xét . 
-Cho học sinh quan sát một số tranh ảnh và kết hợp cho học sinh nhâïn xét .
-Độ đậm ; độ đậm vừa và độ nhạt .
- Trong tranh ảnh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau . Có 3 sắc độ chính là : Đậm - Đậm vừa - Nhạt .Ba độ đậm nhạt này giúp cho bài vẽ sinh động hơn .
- Ngoài 3 độ đậm nhạt chính vẫn còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau .
c)Hoạt động 2 :Cách vẽ đậm , vẽ nhạt :
 - Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu như hình 5 .
-Ở phần thực hành vẽ hình 3 bông hoa giống nhau -Bài này yêu cầu ta tô như thế nào ?
-Hướng dẫn học sinh có thể dùng bút chì để vẽ đậm nhạt như hình 2 , 3 , 4 
- Cho học sinh xem hình minh hoạ hoặc vẽ lên bảng để HS biết cách vẽ .
- Hướng dẫn vẽ đậm : Đưa nét mạnh , nét đan dày 
- Vẽ nhạt : - Đưa nét nhẹ tay hơn , nét đan thưa .
- Chúng ta có thể vẽ bằng chì hoặc bằng màu .
 d) Hoạt động 3: Thực hành 
-Yêu cầu học sinh thực hành vẽ màu đậm , đậm vừa , nhạt vào hình trong vở .
-Hướng dẫn học sinh chọn màu đậm nhạt theo cảm nhận riêng .
-Giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh 
e/ Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá :
- Gợi ý học sinh nhận xét và chọn những bài vẽ màu đẹp theo ý mình .
-Nhận xét bổ sung , xếp loại các bài vẽ .
 e) Củng cố - Dặn dò :
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà sưu tầm những tranh thiều nhi .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên của tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Hai học sinh nhắc lại tựa bài .
-Cả lớp quan sát tranh vẽ để nhận xét :
-Có 3 sắc độ màu chính : đậm - Đậm vừa và Nhạt .
-Học sinh kể tên các bức tranh sưu tầm mang theo có độ đậm nhạt khác nhau .
-Theo dõi giáo viên hướng dẫn kết hợp quan sát hình vẽ để tô màu vào bài luyện tập .
- Dùng 3 màu tự chọn để vẽ hoa , nhị , lá . Mỗi bông hoa vẽ theo độ đậm nhạt khác nhau .
-Quan sát và lựa chọn màu thích hợp cho từng mảng họa tiết .
- Lắng nghe để nhận biết cách vẽ nét đậm , nét nhạt .
-Thực hành vẽ màu đậm nhạt theo ý thích nhưng chú ý đến sự hài hòa giữa các hình gần nhau .
-Vẽ màu theo cảm nhận của mình đảm bảo màu sắc đẹp .
-Lớp nhận xét bình chọn bạn vẽ đẹp .
-Quan sát về tranh vẽ đề tài về thiếu nhi để tiết sau học .
Mỹ thuật : Tiết 2 xem tranh thiếu nhi 
A/ Mục tiêu : * Học sinh làm quen với tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế . Nhận biết vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu . Hiểu được tình cảm bạn bè được thể hiện qua tranh .
B/ Chuẩn bị : * Giáo viên : - Tranh in trong vở mĩ thuật . Sưu tầm một vài bứẩtnh của thiếu nhi thế giới và một số bức tranh của thiếu nhi Việt Nam .
* Học sinh : -Giấy vẽ , tập vở , bút chì , tẩy , màu vẽ ,...
C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra các đồ dùng học tập của học sinh .
-Nhận xét và ghi điểm từng học sinh. 
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về tranh “Thiếu nhi“ 
b) Hoạt động 1 ĩem tranh . 
-Cho học sinh quan sát tranh :” Đôi bạn “
- Trong tranh vẽ những gì ?
- Hai bạn trong tranh đang làm gì ?
- Em hãy kể những màu đã đước sử dụng trong hai bức tranh ?
- Em có thích bức tranh này không ? Vì sao ?
* GV bổ sung hệ thốn lại nội dung : - Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu . Nhân vật chính là hai bạn được vẽ ở phần chính giữa tranh . Cảnh vật xung quanh là cây , cỏ , bướm và hai chú gà làm bức tranh thêm sinh động .
- Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách . Màu sắc có đủ các gam màu đậm , nhạt Tranh của bạn Phương Liên lớp 2 trường Tiểu học Thành Công là bức tranh đẹp vẽ về đề tài học .
c)Hoạt động 2 :Nhận xét đánh giá :
 -Nhận xét đánh giá tiết học : - Thái độ học tập của lớp .
- Khen ngợi một số em có ý kiến phát biểu .
 e) Củng cố - Dặn dò 
-Dặn về nhà sưu tầm và tập nhận xét nội dung , cách vẽ tranh . Quan sát hình dáng , màu sắc , lá cây trong thiên nhiên .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên của tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Hai học sinh nhắc lại tựa bài .
-Cả lớp quan sát tranh vẽ trả lời :
- Vẽ hai bạn nhỏ và xung quanh có cây cỏ , hoa lá và có cả gà và bướm .
-Hai bạn trong tranh đang ngồi đọc sách 
-Có 3 sắc độ màu chính : Đậm - Đậm vừa và Nhạt .
- Em rất thích bức tranh này vì bức tranh đẹp vẽ về đề tài học .
-Lớp nhận xét ý kiến của bạn .
- Lắng nghe để rút kinh nghiệm qua tiết học .
-Quan sát tập nhận xét về nội dung và cách vẽ tranh . Quan sát trước về hình dáng , màu sắc lá cây để tiết sau học .

Tài liệu đính kèm:

  • docMI THUAT.doc