BÀI 1: NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LAO. NGUỒN TRYUỀN BỆNH. ĐƯỜNG TRUYỀN BỆNH
I. MỤC TIÊU
- Biết các nguyên nhân gây bệnh lao, nguồn truyền bệnh, đường lây bệnh.
- Có ý thức phòng, chống, ngừa bệnh.
- HSKG biết vận động mọi người cùng thưc hiện.
II. CHUẨN BỊ : Tài liệu về bệnh lao
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.Khởi động: Hát
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nguyên nhân gây bệnh lao. Nguồn tryuền bệnh. Đường truyền bệnh
2. Hoạt động 1: Nguyên nhân gây bênh lao
- Tổ chức cho cả lớp thảo luận:
NỘI DUNG PHÒNG CHỐNG LAO BÀI 1: NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LAO. NGUỒN TRYUỀN BỆNH. ĐƯỜNG TRUYỀN BỆNH I. MỤC TIÊU - Biết các nguyên nhân gây bệnh lao, nguồn truyền bệnh, đường lây bệnh. - Có ý thức phòng, chống, ngừa bệnh. - HSKG biết vận động mọi người cùng thưc hiện. II. CHUẨN BỊ : Tài liệu về bệnh lao III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Khởi động: Hát B.Bài mới Giới thiệu bài: Nguyên nhân gây bệnh lao. Nguồn tryuền bệnh. Đường truyền bệnh Hoạt động 1: Nguyên nhân gây bêïnh lao - Tổ chức cho cả lớp thảo luận: + Nguyên nhân nào gây bệnh lao? + Em biết có những loại lao gì? Lao nào chiếm tỉ lệ cao nhất? + Bệnh lao lây qua đường nào? Có di truyền không? - Tổ chức choHS trình bày. Nhận xét, bổ sung. - Kết luận: Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra. Lao phổi chiếm 80-85%. Bệnh rất dễ lây từ người này sang người khác, không di truyền. 3. Hoạt động 2: Nguồn truyền bệnh – Đường truyền bệnh a) Nguồn truyền bệnh - Tổ chức thảo luận cặp: + Người bị lao phổi khi ho khạc ra gì? + Trong đờm chứa gì? + Người lao phổi có làm lây bệnh không? - Kết luận: Người bị lao phổi khi ho khạc ra đờm, đờm có vi khuẩn lao, 1 người bệnh có thể lây 10-15 người khác. b) Đường lây truyền bệnh - Cả lớp cùng thảo luận: + Vi khuẩn lao truyền qua người khác theo đường nào? + Vi khuẩn lao xâm nhập vào người khác theo đường nào? - Kết luận: Bệnh lao lây truyền qua đường không khí. Xâm nhập vào người khác qua đương hô hấp. C.CỦNG CỐ- DĂÏN DÒ: - Nguyên nhân gây bêïnh lao. - Dặn: phòng tránh bệnh lao. HSKG biết vận động mọi người cùng thực hiện. Bài 2: NHỮNG DẤU HIỆU NGHI NGỜ MẮC BỆNH LAO PHỔI. NƠI KHÁM, PHÁT HIỆN BỆNH LAO PHỔI I. MỤC TIÊU - Nhận biết các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao phổi - Biết nơi khám bệnh gần nhất( trạm y tế) - Có ý thức giữ gìn sức khoẻ II. CHUẨN BỊ Tài liệu bệnh lao phổi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Khởi động B.Bài cũ : 2 HS trả lời :- Nguyên nhân gây bệnh lao - Các nguồn truyền bệnh C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao phổi. nơi khám, phát hiện bệnh lao phổi 2. Hoạt động 1: Những dấu hiệu nghi ngờ * Cả lớp cùng thảo luận: - Khi bệnh, toàn thân người bệnh có dấu hiệu gì ? - Cơ quan bị bệnh có dấu hiệu gì ? * Kết luận: Người bị lao phổi có những dấu hiệu như: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, gầy, sút cân, chán ăn, đổ mồ hôi trộm, ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần(đau tức ngực, khó thở, ho ra máu). 3. Hoạt động 2: Nơi khám bệnh và phát hiện * Thảo luận cặp: - Những nơi nào có thể khám và trị bệnh lao? - Phát hiện bệnh lao bằng cách nào? * Kết luận : - Mạng lưới chống lao từ TW – Tỉnh – Huỵên – Xã - Người bệnh lao được y tế xã giới thiệu đến Trung tâm y tế để khám - Phát hiện bằng cách xét nghiệm 3 mẫu đờm là chính xác nhất, nhanh nhất. D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - Dấu hiệu của lao phổi. - Dặn: Theo dõi, phát hiện bệnh ở bản thân mình và người khác. Vận động người có dấu hiệu bệnh lao phổi đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Bài 3: CHỮA BỆNH LAO PHONG ĐÚNG NGUYÊN TẮC ( lồng ghép mục 8 + 9 trang 17) CÁCH PHÒNG BỆNH LAO I.MỤC TIÊU - Biết cách chữa bệnh lao đúng nguyên tắc - Vận dụng cách phòng bệnh để chữa bệnh - Có ý thức phòng bệnh cho bản thân và mọi người II. CHUẨN BỊ Tài liệu về chữa bệnh lao. III. CÁC HOẠT ĐỘÏNG DẠY HỌC A. Khởi động B. Kiểm tra bài cũ: 2 HS - Các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao là gì ? - Nơi nào khám và phát hiện bệnh? C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: a)Hoạt động 1: chữa bệnh lao đúng nguyên tắc * Tổ chức thảo luận cặp: + Khi phát hiện bệnh lao cần tuân thủ những nguyên tắc nào? + Người bị bệnh lao cần ăn uống như thế nào? * Kết luận: - 4 Nguyên tắc khi phát hiện bệnh lao: + Phối hợp thuốc chống lao + Dùng thuốc đủ liều, cùng 1 lần + Dùng thuốc đều hàng ngày, lúc đói. + Dùng đủ 8 tháng. - Cần ăn uống đủ chất, không uống rượu, hút thuốc. - GV nói thêm về việc chữa bệnh lao không đúng nguyên tắc và hậu quả nguy hiểm. - Bệnh lao và HIV có nguy cơ phát triển thành bệnh lao cao hơn 50 lần so với người bệnh lao mà không nhiễm HIV b) Hoạt động 2: Cách phòng bệnh lao + 3 nhóm thảo luận: - Người bị lao cần được phát hiện như thế nào? - Trẻ sơ sinh được tiêm phòng lao lúc nào? - Nơi ở của người bị lao phải như thế nào? - Bệnh nhân lao phải khạc đàm vào đâu? + Kết luận: cần phát hiện bệnh sớm và cắt đứt nguồn lây. Trẻ sơ sinh được tiêm vắc-xin BCG miễn phí lúc chào đời, giữ gìn sức khoẻ, không để suy dinh dưỡng, sút cân, nhiễm HIV; vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng. Người bệnh phải khạc đờm vào dụng cụ có nắp đậy,, phơi nắng đồ dùng cá nhân. D. Củng cố- dặn dò - Cách phòng bệnh lao - Dặn: Vệ sinh nơi ở thông thoáng.
Tài liệu đính kèm: