Giáo án tổng hợp Tuần học 27 - Lớp 3 năm học 2012

Giáo án tổng hợp Tuần học 27 - Lớp 3 năm học 2012

I.Mục tiêu:

- Đọc đúng , rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.

-Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh(sgk); biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động.

-Hs khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ khoảng trên 65 tiếng/ phút); kể được toàn bộ câu chuyện.

II.Đồ dùng:

-Gv chuẩn bị 6 tranh minh hoạ truyện kể( bài tập 2) trong sgk.

III.KTBC:3p

Gọi học sinh nhắc lại tên bài tập đã học.

Gv nhận xét.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần học 27 - Lớp 3 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Từ ngày:19/3/2012 đến ngày:23/3/2012
Ngày soạn: 16/3/2012 Thứ Hai:19/3/2012
Tiết 1 –Tập đọc: 
ÔN TẬP TIẾT 1
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng , rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh(sgk); biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động.
-Hs khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ khoảng trên 65 tiếng/ phút); kể được toàn bộ câu chuyện.
II.Đồ dùng:
-Gv chuẩn bị 6 tranh minh hoạ truyện kể( bài tập 2) trong sgk.
III.KTBC:3p
Gọi học sinh nhắc lại tên bài tập đã học.
Gv nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
15p
14p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Ôn tập tập đọc
_Gv cho hoc sinh bóc thăm và đọc.
Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
_Gv chú ý đến học sinh yếu.
HĐ 3:Bài tập 2:Kể lại câu chuyện “Qủa táo” theo tranh , dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động hơn.
_Gvlưu ý học sinh: Quan sát kĩ 6 tranh minh hoạ,đọc phần chữ để hiểu nội dung .Biết sử dụng phép nhân hoá làm cho các con vật có hành động,suy nghĩ cách nói năng như người.
_Gv nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
-Từng học sinh bóc thăm bài tập đọc về chỗ chuẩn bị trong vòng 2 phút.
-Đọc theo phiếu bóc thăm và trả lời câu hỏi.
-Cả lớp theo dõi trong sgk.
-Học sinh nghe.
-Học sinh trao đổi theocặp.
-Học sinh tiếp nối nhau thi kể chuyện theo tranh.
- 2học sinh kể lại toàn chuyện.
-Cả lớp nhận xét.
 Giúp học sinh yếu kể được 1 đoạn câu chuyện
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Cho học sinh đọc 1 bài đọc thêm.
-Dặn học sinh tiếp tục luyện kể chuyện.
-Nhận xét tiết học.
Tiết 2 - Kể chuyện:
ÔN TẬP TIẾT 2
I.Mục tiêu:
 - Đọc đúng , rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
- Tiếp tục ôn về nhân hoá: các cách nhân hoá .
-Học sinh thích thú trong giờ học.
II.Đồ dùng:
-Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
-Bảng lớp chép bài thơ Em thương (bài tập 2)
III.KTBC:3p
-Gọi học sinh nhắc lại nội dung ôn tập tiết trước.
-Gv nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
14p
15p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Ôn tập về tập đọc.
_Gv cho hoc sinh bóc thăm và đọc.
Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
_Gv chú ý đến học sinh yếu.
HĐ3:Bài tập 2
-Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-Gv đọc bài thơ Em thương.
-Gọi 2 học sinh đọc lại.
-Gọi 3 học sinh đọc các câu hỏi.
-Cho học sinh thảo luận theo cặp.
-Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.Cho học sinh viết vào vở bài tập.
a)Làn gió-mồ côi- tìm, ngồi.
Sợi nắng-gầy-run run, ngã.
b)Làn gió giống một bạn nhỏ mồ côi.
Sợi nắng giống một người gầy yếu.
c)Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu không nơi nương tựa.
Học sinh lắng nghe.
-Từng học sinh bóc thăm bài tập đọc về chỗ chuẩn bị trong vòng 2 phút.
-Đọc theo phiếu bóc thăm và trả lời câu hỏi.
-1 học sinh đọc yêu cầu.
-Học sinh nghe GV đọc bài thơ Em thương.
-2 học sinh đọc bài thơ.
-3 học sinh đọc câu hỏi trong sgk. Cả lớp theo dõi.
-Học sinh trao đổi theo cặp.
-Đại diện cặp trình bày.
-Cả lớp viết vào vở bài tập.
 Hs yếu đọc 1 bài.
Hs yếu đọc câu hỏi.
V.Hoạt động nối tiếp:2p
-Học sinh nêu lại nội dung vừa học.
-Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
Tiết 3 –Toán: Tiết 131
CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I.Mục tiêu:
 -Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
-Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản(không có chữ số 0 ở giữa).
BT 1,2,3.
-Học sinh yêu thích môn học.
II.Đồ dùng:
Gv chuẩn bị các chữ số từ 0-9, 10 000, 1000, 100, 10, 1.
III.KTBC:3p
-Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
7p
8p
14p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Ôn tập về các số trong phạm vi 
10 000.
-Gv viết lên bảng số 2316, yêu cầu học sinh đọc và cho biết số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
-Gv viết tiếp số 1000 lên bảng và yêu cầu học sinh thực hiện như số 2316.
HĐ3:Viết và đọc số có năm chữ số.
-Gv viết số 10 000 lên bảng.Gọi học sinh đọc số.
-Gv giới thiệu:mười nghìn còn gọi một chục nghìn.
-Cho học sinh phân tích số 10 000.
-Gvg treo bảng có gắn các số lên bảng yêu cầu học sinh cho biết: có bao nhiêu chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị?
-Gv hướng dẫn cách viết số (từ trái sang phải:42316).
-HD đọc số:GV cho học sinh chú ý tới chữ số hàng nghìn(chữ số 2) của số 42316.
+GV nêu cách đọc.
HĐ4:Thực hành
Bài 1;Học sinh tự làm.
Bài 2:Gv cho học sinh nhận xét: có mấy chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đv?
Bài 3;GV cho học sinh lần lượt đọc từng số.
Học sinh nghe.
-Học sinh đọc số và phân tích.
-Học sinh đọc số và phân tích.
-1 học sinh đọc số.
-Học sinh nghe.
-Học sinh phân tích số 10 000.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh theo dõi.
-Vài học sinh đọc lại.
-Học sinh luyện đọc cặp số.
-Hs tự điền vào ô trống, 1học sinh làm bảng, cả lớp nhận xét.
-HS nhận xét và làm bài.
-HS đọc từng số.
 Hs yếu đọc và phân tích số.
 Hs yếu đọc số.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p 
-Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:17/3/2012 Thứ Ba:20/3/2012
Tiết 1–Mĩ thuật :Tiết 27
VẼ THEO MẪU: LỌ HOA VÀ QUẢ
I.Mục tiêu:
-Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của lọ hoa và quả.
- Biết cách vẽ lọ hoa và quả.
-Vẽ được lọ hoa và quả.HS khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II.Đồ dùng:	
GV: chuẩn bị một số lọ hoa và quả có hình dáng, màu sắc khác nhau.
-Bài vẽ của học sinh năm trước.
HS:Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III.KTBC:3p
Gv kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
5p
7p
12p
5p
HĐ1:Giới thiệu bài(vật thật)
HĐ2:Quan sát, nhận xét.
-Gv bày một vài mẫu(lọ hoa và quả), hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
+Hình dáng của các lọ hoa và quả.
+Vị trí của lọ hoa và quả(đặt sau hay trước lọ hoa?).
+Độ đậm nhạt ở mẫu.
HĐ3:Cách vẽ hình lọ và quả.
-GV giới thiệu cách vẽ qua mẫu:
+ Phác khung hình của lọ, của quả vừa với phần giấy vẽ.
+ Phác nét tỉ lệ lọ và quả.
+ Vẽ nét chi tiết cho giống mẫu.
+Có thể vẽ màu như mẫu hoặc vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen.
HĐ4:Thực hành
Gv quan sát học sinh thực hành và giúp đỡ những học sinh còn yếu.
HĐ5:Nhận xét, đánh giá
-Gv giới thiệu một số bài và gợi ý học sinh nhận xét về:
+Hình vẽ so với phần giấy thế nào?
+Hình vẽ có giống mẫu không?
-Học sinh quan sát.
-Học sinh quan sát và nhận xét.
-Học sinh theo dõi.
-Học sinh thực hành vẽ.
-Học sinh nhận xét bài và xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
 Giúp học sinh yếu hồn thành bài vẽ.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Học sinh nhắc lại các bước vẽ lọ và quả.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.Nhận xét tiết học.
Tiết 2- Toán: Tiết 132
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số.
- Biết thứ tự của các số có năm chữ số.BT 1,2,3,4.
- Biết viết các số tròn nghìn(từ 10 000 	19 000 ). Vào dưới mỗi vạch của tia số.
II.Đồ dùng:
Gv chuẩn bị giấy khổ to, bút dạ.
HS vở bài tập.
III.KTBC:3p
GV viết lên bảng:45321 ; 69132; gọi 2 học sinh đọc số và phân tích số.
Gv nhận xét – ghi điểm.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Thực hành
Bài 1:
-Gv cho học sinh phân tích kĩ mẫu rồi yêu cầu học sinh tự đọc và viết số.
Bài 2:
-Trước khi cho học sinh làm bài, Gv đọc chậm cho học sinh viết vài số rồi cho học sinh thực hiện theo từng cặp.
Bài 3:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Cho học sinh nêu quy luật của dãy số điền tiếp các số vào chỗ chấm.
a)36 520; 36 521; 36 522; 36 523; 36 524; 36 525; 36 526.
b)48 183; 48 184; 48 185; 48 186; 48 187; 48188; 48 189.
c)81 317; 81 318; 81 319; 81 320;81 321; 81 322; 81 323.
Bài 4:
-Gọi học sinh nêu yêu cầu.
-Chia 2 nhóm và cho học sinh thảo luận và thi điền nhanh.
-Hỏi:các số trong dãynày có điểm gì giống nhau?
-GV giới thiệu: các số này được gọi là các số tròn nghìn.
Học sinh nghe.
-Học sinh phân tích số mẫu rồi tự làm bài.
-Học sinh viết vài số rồi làm bài theo từng cặp.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh nêu quy luật của dãy số và làm bài.
-1 học sinh nêu yêu cầu.
-Học sinh thảo luận theo nhóm và thi làm nhanh.
-TL: các số này đều có hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là0.
-Học sinh đọc lại dãy số vừa điền.
Hs yếu đọc lại 1bài.
 Hs yếu đọc kq.
V.Hoạt động nối tiếp:2p
-Vài học sinh nêu lại cách đọc và viết số có năm chữ số.
-Dặn học sinh làm bài ở nhà.
Tiết 3 – Tự nhiên và xã hội:Bài 53
CHIM
I.Mục tiêu:
- Nêu được ích lợi của chim đối với con người.Biết chim là động vật có xương sống.Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
-Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim.Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay(đại bàng), chim chạy(đà Điểu)
-GD cho học sinh biết thương yêu các loài vật.
*GDKNS:Tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác.
II.Đồ dùng:
Các hình trong sgk trang 102,103.
HS: vở bài tập, sgk.
III.KTBC:3p
-Gv kiểm tra vở bài tập của học sinh.
-Em hãy kể tên một số loài cá sống ở nước ngọt và nước mặn.
-GV nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ1:Giới thiệu bài
Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu về một số loài chim, đặc điểm của chúng...
*HĐ2:Quan sát và thảo luận
-Gv nêu yêu cầu cho học sinh quan sát hình các con chim trong sgk trang 102,103.
+Gợi ý: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình.
Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh?
+Bên ngoài cơ thể của chim thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
+Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì?...
-Đại diện nhóm trình bày.
-GV kết luận:Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh làm việc theo nhóm.
-Cũng như các động vật khác, mỗi con chim đều có đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển.
-Toàn thân chúng được bao phủ bơỉ một lớp lông vũ.
-Mỏ chim cứng dùng để mổ thức ăn.
-Đại diện trình bày và rút ra đặc điểm chung của các loài chim.
Giúp học sinh yếu nắm được đặc điểm của chim.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Vài học sinh nêu lại đặc điểm của loài chim.
-Dặn học sinh  ... của bài.
-Gv hướng dẫn bài mẫu.
87 105; 87 001; 87 500; 87 000.
Bài 3:
-Yêu cầu học sinh quan sát tia số trong bài và hỏi: Vạch đầu tiên trên tia số là vạch nào? Vạch này tương ứng với số nào?...
Bài 4:
-Gv hướng dẫn cách nhẩm( 300+ 2000x2) rồi cho học sinh tự làm các bài còn lại.
-Cho học sinh nhận xét 2 câu:
8000-4000x2=0 và (8000-4000) x2=8000.
*Kết quả khác nhau là do phải thực hiện thứ tự các phép tính khác nhau.
*GV nhấn mạnh: thứ tự thực hiện phép tính trong dãy tính rất quan trọng.
Học sinh lắng nghe.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh tự làm rồi chữa bài.
-1 học sinh nêu đề bài.
-Học sinh xem bài mẫu rồi tự viết
-Học sinh quan sát tia số và mẫu, từ đó nối các vạch còn lại.
-Học sinh tính nhẩm 2 phép tính đầu.
-Học sinh nhận xét.
-Học sinh nghe.
 Hs yếu viết 1 số.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Vài học sinh nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính.
Tiết 3 –Luyện từ và câu:Tiết 27
KIỂM TRA ĐỌC (Đọc hiểu, luyện từ và câu)
.....................................................
Tiết 3 – Tập viết :Tiết 27
ÔN TẬP TIẾT 5
I.Mục tiêu:
 -Đọc đúng , rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
 -Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, học sinh viết lại một báo cáo đủ thông tin, ngắn gọn, rõ ràng, đúng mẫu.
-Học sinh thích thú trong giờ học.
II.Đồ dùng:
-7 phiếu ghi tên 7 bài thơ.
-Vở bài tập.
III.KTBC:3p
Gv kiểm tra vở bài tập của học sinh.
-Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
14p
15p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Ôn tập học thuộc lòng
_Gv cho hoc sinh bóc thăm và đọc.
Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
_Gv chú ý đến học sinh yếu.
-Tổ chức cho học sinh đọc thêm 1 bài
HĐ3:Bài tập
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
-Cho học sinh lấy vở bài tập.
-GV nhắc các em nhớ nội dung báo cáo đã trình bày trong tiết 3, viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, rõ ràng, trình bày đẹp.
-Theo dõi học sinh viết bài.
-Gọi học sinh đọc báo cáo.
-Cho cả lớp nhận xét, bình chọn.
-GV nhận xét và ghi điểm cho những bài viết đúng nhất và hay nhất.
Học sinh lắng nghe.
-Từng học sinh bóc thăm bài tập đọc về chỗ chuẩn bị trong vòng 2 phút.
-Đọc thuộc lòng theo phiếu bóc thăm và trả lời câu hỏi.
-Học sinh đọc thêm 1 bài tĐ
-1 học sinh đọc yêu cầu bài.cả lớp theo dõi trong sgk.
-Học sinh mở vở bài tập và làm bài.
-Học sinh nghe.
-Học sinh viết bài.
-Một số học sinh đọc báo cáo.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn.
 Hs yếu đọc yêu cầu.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Dặn học sinh tiếp tục ôn tập về học thuộc lòng các bài còn lại.
-Nhận xét tiết học.
Ngày soạn:20/3/2012 Thứ Sáu:23/3/2012
Tiết 1 – Thủ công: Tiết27
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (tiết 3)
I.Mục tiêu:
 -Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
-Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.Với học sinh khéo tay có thể trang trí lọ hoa đẹp.
- Hứng thú với giờ học làm đồ chơi .
II.Đồ dùng:
 1/Giáo viên: _ Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa 
 _ Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa 
 _ Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường 
 2/Học sinh : _ Giấy thủ công , tờ bìa, hồdán , bút màu , kéo thủ công
III.KTBC:3p
Gv Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
 Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Hoàn thành sản phẩm và trang trí.
-Yêu cầu hs nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.
-GV tổ chức cho học sinh thực hành cá nhân.
-Gv theo dõi học sinh thực hành và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
-Gv cho học sinh dùng bút màu vẽ hoa trang trí.
-Cho học sinh trưng bày sản phẩm của mình lên bảng.
-Cả lớp chọn ra sản phẩm mình thích và bình chọn sản phẩm đẹp.
-GV tuyên dương, khen ngợi những em trang trí sản phẩm đẹp và có nhiều sáng tạo.
-HS nghe.
-HS trả lời theo yêu cầu của GV
-Học sinh thực hành.
-Học sinh trang trí.
-Trưng bày sản phẩm.
-Cả lớp nhận xét và bình chọn.
 Học sinh yếu hoàn thành sản phẩm.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Gọi học sinh nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường.
-Dặn học sinh chuẩn bị cho bài sau.
-Nhận xét về tinh thần thái độ học tập của học sinh.
Tiết 2 –Toán :Tiết 135
SỐ 100 000 – LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Nhận biết số 100.000 (một trăm nghìn).
-Củng cố cách đọc viết các số có năm chữ số. Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số. Nhận biết đựơc các số liềnsau 99.999 là 100.000.BT 1,2,3(dòng 1,2,3),4.
 -Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II.Đồ dùng:
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: VBT, bảng con.
III.KTBC:3p
G v kiểm tra vở bài tập của học sinh.Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
14p
15p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2:Giới thiệu số 100 000
-GV gắn 7 mảnh bìa có ghi số 10 000 lên bảng và hỏi: Số đó có mấy chục nghìn? Gv ghi số 70 000 ngay dưới.
-Gv làm tương tự với các số còn lại.
-GV nêu: vì mười chục là một trăm nên mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn và ghi là 100 000.
-Gv chỉ vào số 100 000.
-Gv ghi số 100 000 và cho học sinh nhận xét.
HĐ3:Thực hành
Bài 1:
Bài 2;GV vẽ tia số lên bảng, cho học sinh thi tiếp sức.
Bài 3;Dòng 1,2,3.
-Số liền trước của 12534 là:
12534-1=12533
-Số liền sau của 12534là:12534+1=12535
Bài 4:Bài giải
Số chỗ chưa có người ngồi là:
7000 – 5000 = 2000(chỗ)
ĐS:2000 chỗ ngồi
Học sinh nghe.
-Học sinh nhìn bảng quan sát và trả lời câu hỏi: bảy chục nghìn.
-Học sinh nêu lần lượt.
-Nhiều học sinh đọc số 100 000.
-Học sinh đọc nhiều lần dãy số ghi trên bảng.
-Học sinh nhận xét: có 6 chữ số, chữ số 1 đầu tiên và năm chữ số 0.
HS nêu quy luật của dãy số rồi làm bài.
-Học sinh thảo luận nhóm và thi làm bài.
-Học sinh nêu cách tìm số liền trước và liền sau rồi tự làm.
-1 học sinh đọc đề bài.
-Học sinh làm bài vào vở.
 Hs yếu đọc số.
 Hs yếu đọc đề.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p 
-Nhận xét tiết học.
Tiết 3 – Chính tả:
ÔN TẬP TIẾT 6
I.Mục tiêu:
 -Đọc đúng , rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
-Luyện viết đúng các chữ có âm, vần dễ sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 -Học sinh thích thú trong giờ học.
II.Đồ dùng:
-7 phiếu ghi tên 7 bài thơ.
-Vở bài tập.
III.KTBC:3p
Gv kiểm tra vở bài tập của học sinh.
-Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
14p
15p
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2: Ôn tập học thuộc lòng
_Gv cho hoc sinh bóc thăm và đọc.
Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
_Gv chú ý đến học sinh yếu.
-Tổ chức cho học sinh đọc thêm 1 bài
HĐ3:Bài tập 2
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
-Cho học sinh lấy vở bài tập.
Học sinh lắng nghe.
-Từng học sinh bóc thăm bài tập đọc về chỗ chuẩn bị trong vòng 2 phút.
-Đọc thuộc lòng theo phiếu bóc thăm và trả lời câu hỏi.
-Học sinh đọc thêm 1 bài tĐ
-1 học sinh đọc yêu cầu bài.cả lớp theo dõi trong sgk.
-Học sinh mở vở bài tập và làm bài.
-Học sinh thi tiếp sức.
-Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
-Một số học sinh đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Tôi đi qua đình.Trời rét đậm, rét buốt.Nhìn thấy cây nêu ngất ngưởng trụi lá trước sân đình, tôi tính thầm:”A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu!”Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng.Nhà tôi không biết Tết hạ cây nêu là cái gì...
 Hs yếu đọc yêu cầu.
V.Hoạt động nối tiếp:2p
Vài học sinh đọc lại kêt quả bài tập 2.
Dặn học sinh làm thử tiết 9 để chuẩn bị KTGKII.
Tiết 1 – Thể dục:Bài 54
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI”HOÀNG ANH –HOÀNG YẾN”
I.Mục tiêu:
-Ôn bài Td phát triển chung 8 động tác với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
-Chơi trò chơi:Hoàng Anh- Hoàng Yến. Yêu cầu biết tham gia chơi một cách tương đối chủ động.
-GD cho học sinh tính kỷ luật trong tập luyện.
II.Đồ dùng:
GV chuẩn bị còi, sân cho trò chơi.
III.KTBC:2p
Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài trước.
Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
3p
25p
2p
HĐ1:Phần mở đầu
-Gv phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Khởi động:Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
-Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
-Chơi trò chơi:Làm theo hiệu lệnh.
HĐ2:Phần cơ bản
*Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.
-Cho lớp triển khai đội hình tập luyện hàng ngang.
-Gv theo dõi và nhắc nhở.
-Chia tổ cho học sinh tập luỵện.
-Tổ chức cho các tổ thi đua với nhau.Tổ nào có số bạn thuộc bài và tập đều thì tổ đó thắng cuộc.
*Chơi trò chơi:Hoàng Anh-Hoàng Yến
-Gv nêu tên trò chơi và yêu cầu học sinh nhắc lại cách chơi, sau đó tổ chức cho học sinh chơi thử, chơi thật.
HĐ3:phần kết thúc
Hồi tĩnh:
Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
-Học sinh lắng nghe.
-Cán sự điều khiển.
-Học sinh thamgia chơi.
-Tập theo đội hình hàng ngang.
-Tổ tập luyện.
-Tổ thiđua.
-Học sinh nhắc lại cách chơi và tham gia trò chơi.
-Cán sự điều khiển.
 Giúp học sinh yếu cầm cờ và biết cách tập.
V.Hoạt động nối tiếp: 3p
-Học sinh nhắc lại nội dung bài vừa học.
-Nhận xét và giao bài:Ôn bài TD phát triển chung.
Tiết 4 – Tập làm văn:Tiết 27
KIỂM TRA VIẾT (chính tả, tập làm văn)
.......................................................
Tiết 5 –Sinh hoạt tập thể:
TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TUẦN 27
KẾ HOẠCH TUẦN 28
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết tổng kết tình hình học tập tuần 27.
-Nắm bắt được kế hoạch tuần 28.
-Gd cho học sinh tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
II.Đồ dùng:
GV chuẩn bị nội dung, kế hoạch tuần 28.
III.KTBC: 3p
GV kiểm tra tinh thần chuẩn bị của các tổ trưởng.
GV nhận xét
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
2p
23p
HĐ1:Gv giới thiệu nội dung.
HĐ2:Tiến hành
-GV theo dõi và giải đáp thắc mắc của học sinh.
*Kế hoạch tuần 28:
-Kiểm tra và Báo cáo kiểm tra giữa học kỳ II.
 -Kèm học sinh yếu .
-Chào mừng ngày 26 -3 ngày thành lập Đoàn.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập .
-Tiếp tục ôn các bài hát múa của Đội.
-Sinh hoạt Sao.
-Lao động chăm sóc bồn hoa và thu gom rác xung quanh sân trường.
Học sinh lắng nghe.
-Các tổ tiến hành họp và báo cáo.
-Lớp trưởng nhận xét.
-Học sinh nhận khuyết điểm và sửa chữa.
-Cả lớp tự đề ra hướng khắc phục cho thời gian đến.
-Học sinh lắng nghe kế hoạch tuần 28.
V.Hoạt động nối tiếp: : 7p 
- Gv tổ chức cho học sinh hát múa tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27.doc