Giáo án soạn giảng Lớp 3 Tuần 23

Giáo án soạn giảng Lớp 3 Tuần 23

Tập đọc - kể chuyện (45)

NHÀ ẢO THUẬT

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

Hiểu các từ khó trong bài. Hiểu nội dung bài: Khen ngợi hai chị em X ô-phi-a là những bé ngoan sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu rất yêu quý trẻ em

 2.Kĩ năng:

Đọc trôi chảy toàn bài. Biết kể lại câu chuyện theo lời kể của Xô-phi-a.

Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

 3.Thái độ: Giáo dục HS ngoan ngoãn, biết giúp đỡ người khác

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn giảng Lớp 3 Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
 Ngày soạn: 12 / 02 / 2011
Giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 02 năm 2011
Tập đọc - kể chuyện (45)
NHÀ ẢO THUẬT
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
Hiểu các từ khó trong bài. Hiểu nội dung bài: Khen ngợi hai chị em X ô-phi-a là những bé ngoan sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu rất yêu quý trẻ em
 2.Kĩ năng: 
Đọc trôi chảy toàn bài. Biết kể lại câu chuyện theo lời kể của Xô-phi-a.
Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
 3.Thái độ: Giáo dục HS ngoan ngoãn, biết giúp đỡ người khác 
II. Đồ dùng dạy học : 
- GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS : Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Ổn định tổ chức: 
- Nhận xét.
- Hát
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài "Cái cầu ", trả lời câu hỏi .
- 1 em đọc bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
 A. Tập đọc
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
* GV đọc diễn cảm toàn bài.
 - GV hướng dẫn cách đọc
- HS chú ý nghe
* GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp 
giải nghĩa từ.
 - Đọc từng câu:
- HS nối tiếp đọc từng câu trong bài 
 - Đọc từng đoạn trước lớp 
* Gắn bảng phụ:
 - GV hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu
- HS nối tiếp đọc đoạn trước lớp.
 - GV gọi HS giải nghĩa từ 
- HS giải nghĩa từ mới 
 - Đọc từng đoạn văn trong nhóm 
- HS đọc theo nhóm 3
 - GV gọi HS thi đọc 
+ 3 nhóm nối tiếp nhau đọc ĐT 3 đoạn.
+ 1HS đọc cả bài.
- HS nhận xét.
 - GV nhận xét ghi điểm 
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Câu hỏi 1: Giảng: ảo thuật
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
Câu hỏi 2: Giảng: tình cờ, lỉnh kỉnh
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
Câu hỏi 3: Giảng: làm phiền
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
- Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô - Phi và Mác?
- Chú muốn cảm ơn bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú.
Câu hỏi 4: Giảng: bất ngờ, thán phục
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
Câu hỏi 5:
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
* Gọi học sinh nêu nội dung của bài.
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
- lần lượt nêu nội dung.
4. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn 
- 3HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn truyện 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét - ghi điểm 
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
 - GV đọc diễn cảm Đ2 + 3
- HS nghe 
 - GV gọi HS thi đọc 
- 3 - 4 HS thi đọc đoạn 3:
- HS nhận xét, bình chọn
 - GV nhận xét - ghi điểm 
- 1 HS đọc cả bài. 
 B. Kể chuyện
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh.
- HS quan sát tranh nhận ra ND trong từng tranh.
- GV nhắc HS: Khi nhập vai Xô - Phi hay Mác em phải tưởng tượng mình chính là bạn đó, lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó..
- HS nghe 
b. Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện. 
- 1HS khá hay giỏi kể mẫu đoạn 1
- 4 HS nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện.
- 1HS kể toàn bộ câu chuyện
- HS nhận xét 
- GV nhận xét ghi điểm 
3. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài ?
- 1 HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét tiết học. 
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS đọc bài ở nhà, chuẩn bị bài giờ học sau. 
- Lắng nghe.
Toán (111)
NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau) và giải toán có lời văn.
 2. Kĩ năng: Biết vận dụng phép nhân vào làm tính và giải toán
 3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Bảng nhóm làm bài 4 .
- HS : - Bảng con, phấn làm bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu qui trình cộng các số có đến 4 chữ số?
- 1 em nêu, cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu bài ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép nhân 
1427 x 3 = ?
- GV viết phép tính 1427 x 3 lên bảng
- HS quan sát
+ Nêu cách thực hiện 
-> HS nêu: Đặt tính theo cột dọc 
Nhân lần lượt từ phải sang trái
+ GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện và nêu cách tính nhân 
- 1HS thực hiện:
Vậy 1427 x 3 = ?
1427 x 3 = 4281
+ Em có nhận xét gì về phép nhân này
-> Là phép nhân có nhớ 2 lần và không liền nhau.
- Nhiều HS nêu lại cách tính.
b. Hoạt động : Thực hành 
Bài 1: Tính:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu cách tính 
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- Làm bài trên bảng con
- GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng. 
 Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm nháp nêu kết quả 
- GV gọi HS nêu kết quả 
- GV nhận xét
 Bài 3: Giải toán 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS phân tích bài toán 
- Yêu cầu HS làm vào vở + 1HS lên bảng làm.
Bài giải
Tóm tắt
3 xe như thế trở được là:
1 xe chở: 1425 kg gạo 
1425 x 3 = 4275 (kg)
3 xe chở:kg ?
 Đáp số: 4275 kg gạo
- HS nhận xét 
- GV nhận xét ghi điểm
Bài 4: Giải toán 
- GV gọi HS nêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- Chia nhóm giao việc 
- Các nhóm nhận bảng nhóm, làm bài.
Bài giải
Chu vi khu đất hình vuông là:
1508 x 4 = 6032 (m)
Đáp số: 6032 (m)
- GV nhận xét, chữa bài theo nhóm.
3. Củng cố:
- Nêu nội dung bài.
- 1 HS nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học.
- Lắng nghe.
Đạo đức (23)
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Hiểu đám tang là lễ chôn cất những người đã mất, đây là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
 2. Kĩ năng: Biết cách ứng xử và có thái độ đúng trong đám tang.
 3. Thái độ: Biết chia sẻ, thông cảm với nỗi khổ của những gia đình có người mất.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV : - Vở bài tập đạo đức 3.
	- HS : - Vở bài tập đạo đức 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài ? 
- 1 em trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1: Kể chuyện “Đám tang”.
- GV kể chuyện
- HS nghe 
- Đàm thoại 
+ Mẹ Hoàng và 1 số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
- Dừng xe, đứng dẹp vào lề đường. 
- Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang?
- Cần phải tôn trọng người đã khuất.
+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích?
- Không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa.
+ Qua câu chuyện em thấy phải làm gì để khi gặp đám tang?
- HS nêu
- Vì sao phải tôn trọng đám tang?
- HS nêu
* Kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
b. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
- GV phát phiếu học tập cho HS 
- HS làm việc cá nhân
(đã ghi sẵn ND) 
- GV gọi HS nêu kết quả 
- HS trình bày kết quả, giải thích lý do
* Kết luận: 
c. Hoạt động 3: Tự liên hệ 
- GV yêu cầu tự liên hệ 
- HS tự liên hệ theo nhóm về cách ứng xử của bản thân 
- GV mời một số HS trao đổi với các bạn trong lớp
- HS trao đổi
- GV nhận xét
3. Củng cố: 
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài.
- 1 em nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Lắng nghe.
 Ngày soạn: 12 / 02 / 2011
 Giảng: Chiều Thứ hai ngày 14 tháng 02 năm 2011
Luyện Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Ôn tập các phép tính nhân, chia đã học. Luyện giải toán có lời văn.
- HSKG: Thực hiện các phép tính nhân, chia và giải toán nâng cao.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV : Bảng nhóm làm bài tập 3.
- HS : Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
- Nhận xét.
- Hát.
2. Hướng dẫn luyện tập:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức :
5305 – 2747 + 1050 = 
7684 – (2152 + 1413 ) = 
4073 + 1781 x 3 = 
 - HS nêu yêu cầu bài tập
 - Thảo luận và làm bài bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
2078 + 4125 = 6754 – 3286 = 
6712 + 1543 = 6142 – 3768 = 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn mẫu.
- HS quan sát – làm vào vở.
- HS Làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm bài.
- GV nhận xét- kết luận bài làm đúng.
Bài 3: 
 Bài toán : Có 816 kg gạo tẻ, số gạo nếp bằng số gạo tẻ. Hỏi có tất cả bao nhiêu kg gạo ?
* HSKG : giải bằng hai cách.
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS thực hiện bảng nhóm.
- Quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- HS làm vào bảng nhóm.
- GV nhận xét – kết luận.
3. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Lắng nghe.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành BT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Lắng nghe.
Luyện viết 
NHÀ ẢO THUẬT
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng đoạn từ “ Ở nhiều nơi rất cần tiền. ” ; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
	- HSKG: Luyện viết chữ nghiêng hoặc chữ sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- GV : Bảng phụ chép sẵn đoạn viết.
- HS: Bảng con, phấn.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
- Hát.
2. Bài mới:
 2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
- Chú ý lắng nghe.
 2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến 
thức.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện viết.
 * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. 
* Gắn bảng phụ : GV đọc đoạn văn.
- Lớp chú ý nghe 
- 2HS đọc lại bài
- Tìm từ khó trong bài
- Đọc từ khó cho học sinh viết.
- Quan sát, sửa sai lỗi chính tả cho từng học sinh.
- Luyện viết trên bảng con
- Tự sửa lỗi (nếu sai).
- 2 em nêu cách trình bày bài viết.
* Hướng dẫn cách trình bày:
- Gọi HS nêu cách trình bày bài.
- HS nêu, lớp nhận xét.
- GV nêu lại.
b. Hoạt động 2 : Viết bài.
* Đọc cho học sinh viết bài:
- Nghe - viết bài vào vở.
- Tự đọc lại bài soát lỗi.
- Tự sửa lỗi xuống cuối bài.
- Tổ chức chọn bài chữ viết có tiến bộ.
* Chấm, chữa bài của học sinh.
3. Củng cố: 
 - Nêu cách trình bày bài luyện viết ?
 - 1 em nêu.
 - GV nhận xét tiết học 
 - Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Về nhà tự luyện viết  ... năng:
- Quang hợp 
- Hô hấp 
- HS nghe 
- Tháot hơi nước 
- GV giảng thêm .
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các bông hoa sưu tầm theo từng nhóm.
- HS quan sát hình (89) và lợi ích lá cây. Kể tên những lá cây thường dùng ở địa phương. 
- GV chia lớp làm 4 nhóm, trong cùng 1 (t) nhóm nào viết được nhiều tên lá cây nhóm đó thắng.
- HS nêu kết quả -> nhận xét 
- GV nhận xét 
3. Củng cố: 
- Nêu lại nội dung bài học ?
- 1 HS nêu.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Lắng nghe.
 Soạn: 12 / 02 / 2011
Giảng : Thứ sáu ngày 18 tháng 02 năm 2011
Tập làm văn (23)
KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Kể được một vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem. Dựa vào những điều vừa kể, viết một đoạn văn từ 7 câu.
 2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng nói và viết rõ ràng, đủ ý
 3. Thái độ: 
- HS có ý thức tự giác, tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý.
- HS : - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc báo cáo về HĐ của tổ trong tháng vừa qua ?
- 1 em đọc.
- Nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 1: Hãy kể lại buổi biểu diễn 
nghệ thuật mà em được xem.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- 1 HS đọc gợi ý 
- GV nhắc HS: Những gợi ý này chỉ là chỗ dựa, các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu gợi ý hoặc kể tự do không phụ thuộc các gợi ý 
- 1HS làm mẫu 
- Vài HS kể -> HS nhận xét 
- GV nhận xét 
 Bài 2: Dựa vào những điều vừa kể, hãy viết lại một đoạn văn (khoảng 7 câuk) về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu 
- HS nghe 
- HS viết bài 
GV theo dõi, giúp đỡ HS 
- Vài HS đọc bài 
- HS nhận xét 
- GV chấm điểm 1 số bài 
- Nhận xét bài viết.
3. Củng cố: 
- Gọi học sinh nêu nội dung bài.
- 1 HS nêu.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Lắng nghe.
Toán (115)
CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ COS MỘT CHỮ SỐ (TIẾP)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số o ở thương). 
 2. Kĩ năng: 
- Vận dụng vào giải toán thành thạo
 3. Thái độ: 
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Bảng phụ chép sẵn bài tập 3.
- HS : - Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Đặt tính rồi tính : 896 : 3 
- 1 em lên bảng.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu bài ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép chia 4218: 6 và 2407: 4
+ GV ghi phép tính 4218: 6 lên bảng 
- HS quan sát 
- Nêu cách chia?
- 1HS
- GV gọi HS thực hiện chia 
- 1HS nên bảng thực hiện + lớp làm
bảng con. b 
- Phép tính chia này có gì giống phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số?
- HS nêu
- Vài HS nêu lại cách chia
+ GV ghi phép tính 2407: 4 
- HS quan sát 
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm + lớp làm nháp 
- GV gọi HS nêu lại cách tính?
- Vài HS nêu 
b. Hoạt động 2: Thực hành.
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bảng con 
- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng 
 Bài 2: Giải toán
- GV gọi HS nêu yêu / cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- Gọi HS phân tích bài toán
- 2HS 
- Yêu câu giải vào vở 
Bài giải
Số mét đường đã sửa là:
- GV gọi HS đọc bài - nhận xét 
1215 : 3 = 405 (m)
- GV nhận xét 
Số mét đường còn phải sửa là:
1215 - 405 = 810 (m)
 Đáp số: 810 m đường
* Gắn bảng phụ.
 Bài 3: Đúng ghi Đ sai ghi S:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV hướng dẫn HS:
- HS làm SGK, nêu miệng.
+ Tính nhẩm số lần chia ở mỗi phép tính đã cho thấy 3 lần chia, nên thương phải có 3 chữ số do đó phép tính B, C là say vì có 2 chữ số 
a. Đ
b. S
c. S
3. Củng cố:
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài ?
- 2 em nhắc lại nội dung.
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học.
- Lắng nghe.
Chính tả: Nghe viết (46)
NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng bài tập chính tả.
	- Làm đúng bài tập (2) a / b.
 2. Kĩ năng: 
- Viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ, cỡ chữ
 3. Thái độ: 
- Có ý thức rèn chữ viết	
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- GV: Bảng phụ chép BT2.
- HS: Bảng con, phấn, VBT.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV đọc: lửa lựu, lập loè .
- Viết bảng con.
- Nhận xét, chữa bài, sửa lỗi.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nhớ, viết:
* HD chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn văn trên bảng lớp.
- HS nghe 
- 2HS đọc lại 
- GV giải nghĩa từ Quốc hội 
- HS xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao
- Bài hát quốc ca Việt Nam có tên là gì? do ai sáng tác? sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
- Là bài tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Ông sáng tác bài này trong hoàn cảnh chuẩn bị khởi nghĩa 
- Đoạn văn có mấy câu? 
- 4 câu 
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? 
- HS nêu 
- GV đọc 1 số tiếng khó: Sáng tác, vẽ tranh.
- HS luyện viêt bảng con 
- GV quan sát sửa sai 
b. Hoạt động 2: GV đọc bài. 
- HS viết vào vở 
- GV quan sát uấn nắn cho HS 
* Chấm chữa bài:
- GV đọc lại bài 
- HS đổi vở soát lỗi 
- GV thu vở chấm điểm 
c. Hoạt động 3 : HD làm bài tập 
* Gắn bảng phụ : 
 Bài 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào SGK
- Bài tập viết trên bảng lớp. 
3 tốp HS lên điền tiếp sức.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
a. lim; lá; nằm. 
 b. vút; vút; khúc.
3. Củng cố: 
- Nêu cách trình bày bài viết chính tả ?
- 1 HS nêu.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT, tự luyện viết thêm ở nhà, chuẩn bị bài sau. 
- Lắng nghe.
Thủ công (23)
ĐAN NONG ĐÔI
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
- Biết cách đan nong đôi.
 2.Kĩ năng: 
- Đan được nong đôi đúng quy trình, kĩ thuật.
 * Với học sinh khéo tay:
 - Đan được tấm đan nong đôi. Các nan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hoà.
 - Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản.
 3.Thái độ: 
- Yêu lao động, thích sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: - Tranh quy trình hướng dẫn các bước thực hiện; Mẫu tấm đan.
- HS : - Giấy thủ công, kéo, thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Đôi bạn kiểm tra lẫn nhau.
- Nhận xét bạn.
- Nhận xét sự chuẩn bị bài của HS.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu tấm đan nong đôi 
- HS quan sát.
+ Hãy so sánh kích thước của 2 tấm đan nong mốt và nong đôi ?
- 2 tấm đan bằng nhau
+ Cách đan như thế nào?
- khác nhau
- GV nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.
- GV giới thiệu dan nong đôi 
- HS quan sát.
b. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
* Gắn tranh quy trình.
- Kẻ đường kẻ dọc, ngang cách đều nhau 1 ô.
- HS quan sát.
- Bước 1: Kẻ cắt các nan đan
- Cắt nan dọc: Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô sau đó cắt 9 nan dọc.
- HS quan sát 
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan nẹp xung quanh có chiều rộng 1ô, chiều dài 9 ô.
- HS quan sát 
Bước 2: Đan nong đôi.
- Cách đan nong đôi là cất 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc giữa 2 hàng nan ngang liền kề.
+ Đan nan ngang 1: Nhấc nan dọc 2, 3 và 6,7, luồn nan 1 và dồn nan cho khít.
+ Đan nan ngang 2: Nhấc nan 3, 4 và 7, 8 luồn đan thứ 2, dồn nan cho khít.
+ Đan nan ngang 3: Nhấc nan dọc 1,4,5,8, 9 luồn nan 3, dồn nan cho khít 
- HS quan sát
+ Đan nan thứ 4: Nhấc nan dọc 1,2,5,6, 9 luồn nan thứ 4 và dồn nan khít.
+ Đan nan 5: Giống nan 1
+ Đan nan 6: giống nan 2
+ Đan nan 7: giống nan 3
- Bước 3: Dán nẹp xung quanh.
- Dùng 4 nan còn lại dán được 4 cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đôi. 
- HS quan sát 
c. Hoạt động 3 : Thực hành.
- GV tổ chức cho HS tập kẻ, cắt các nan, tập đan.
- HS thực hành 
- GV quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
3. Củng cố: 
- Nêu các bước đan nong đôi ?
- 1 HS nêu.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS.
- Chú ý lắng nghe.
4. Dặn dò:
- Dặn dò giờ học sau mang giấy TC, thước kẻ, bút chì.
- Thực hiện yêu cầu.
Sinh hoạt (23)
SƠ KẾT TUẦN
 I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động trong tuần.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
 II. Nội dung sinh hoạt:
1. Đạo đức:
- Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo. Hoà nhã, với bạn bè.
2. Học tập:
a. Ưu điểm:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ.
	- Có ý thức tự quản khá tốt.
	- Một số em đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
	- Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài:
* Tuyên dương: ..
b. Nhược điểm:
- 1 số em còn viết và đọc yếu như : .
- Hay nghịch ngợm và nói chuyện trong giờ như : ......
3. Các hoạt động khác:
	- Vệ sinh thân thể + vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Hát khá đều và khá sôi nổi.
- Thể dục xếp hàng còn chậm, một số em chưa nghiêm túc.
4. Phương hướng tuần tới:
	- Phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần, khắc phục tồn tại.
- Tiếp tục rèn chữ cho một số học sinh viết xấu. Rèn chữ viết cho đội tuyển học sinh viết chữ đẹp cấp huyện.
	- Thường xuyên kiểm tra những học sinh lười học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 23.doc