TẬP LÀM VĂN
TIẾT 65: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả của mình và của bạn mình.
- Biết tham gia sữa lỗi chung; biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của thầy cô.
2. Thái độ:
- Nhận thấy được cái hay trong các bài được thầy cô khen.
II.CHUẨN BỊ:
- Một số tờ giấy ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp.
- Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi (chính tả, dùng từ, câu ) trong bài làm của mình theo từng loại & sửa lỗi (phiếu phát cho từng HS).
TẬP LÀM VĂN TIẾT 65: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức – Kĩ năng: Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả của mình và của bạn mình. Biết tham gia sữa lỗi chung; biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của thầy cô. 2. Thái độ: Nhận thấy được cái hay trong các bài được thầy cô khen. II.CHUẨN BỊ: Một số tờ giấy ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp. Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi (chính tả, dùng từ, câu ) trong bài làm của mình theo từng loại & sửa lỗi (phiếu phát cho từng HS). Lỗi chính tả Lỗi dùng từ Lỗi Sửa lỗi Lỗi Sửa lỗi III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 7’ 10’ 10’ 4’ 1’ Khởi động: Bài cũ: Gọi 2HS đọc lại nội dung 2 mặt của tờ giấy “ Thư chuyển tiền” Gv nhận xét – tuyên dương Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Nhận xét chung về kết quả làm bài GV viết lên bảng đề bài của tiết TLV (kiểm tra viết) Nêu nhận xét: Ưu điểm: + Xác định đúng đề bài + Biết miêu tả. + Bố cục rõ ràng 3 phần bài làm tốt. Những thiếu sót hạn chế: + Mở bài ngắn + Tả sơ sài hoặc thiên về liệt kê + Cảm xúc chưa hay + Diễn đạt chưa tốt, câu văn còn lủng củng Thông báo điểm số cụ thể. GV trả bài cho từng HS Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài Hướng dẫn HS sửa lỗi GV phát phiếu cho từng HS làm việc. Nhiệm vụ: Đọc lời nhận xét của GV. Đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài. Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại & sửa lỗi. Yêu cầu HS đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung GV dán lên bảng một số tờ giấy viết một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). Hoạt động 3: HD học tập những đoạn văn, bài văn hay GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp sưu tầm được) Củng cố : GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài tốt đạt điểm cao & những HS biết chữa bài trong giờ học. 5. Dặn dò: Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn cho đạt để được điểm tốt hơn. Chuẩn bị bài: Điền vào giấy tờ in sẵn. Hát - 2HS đọc lại nội dung 2 mặt của tờ giấy “ Thư chuyển tiền” - HS nhận xét HS đọc lại các đề bài kiểm tra HS theo dõi HS đọc thầm lại bài viết của mình, đọc kĩ lời phê của cô giáo, tự sửa lỗi. HS viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại & sửa lỗi. HS đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi. Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. HS trao đổi về bài chữa trên bảng. HS chép lại bài chữa vào vở. HS nghe, trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn từ đó rút kinh nghiệm cho mình. Mỗi HS chọn 1 đoạn trong bài làm của mình, viết lại theo cách hay hơn. Ngày soạn:16/05/2008 Ngày dạy:19/05/2008 TẬP ĐỌC TIẾT 67: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học. 2. Kĩ năng: - Hiểu điều bài báo muốn nói: Tiếng cười làm cho người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó, làm cho học sinh có ý thức tạo ra cuộc sống xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười. 3 .Thái độ - Giáo dục HS yêu cuộc sống , sống vui vẻ , lạc quan. II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa bài đọc trong sách học sinh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS 1’ 5’ 1’ 10’ 10’ 10’ 4’ 1’ 1 . Khởi động 2 .Bài cũ : Con chim chiền chiện - Gọi 2 HS đọc và TLCH của bài - GV nhận xét - ghi điểm 3 . Bài mới Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Hoạt động 2 : Luyện đọc: - GV yêu cầu HS chia đoạn bài tập đọc - GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp và giải nghĩa các từ phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc + Yêu cầu HS đọc lại toàn bài + GV đọc diễn cảm cả bài Hoạt động 3: Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành 6 nhóm để các em đọc thầm bài và trả lời câu hỏi. N1+ 3: Phân tích cấu tạo của bài báo trên? Nêu ý chính của từng đọan văn? N2+4:Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ? N3+6:Người ta tìm cách tạo ta tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? - Yêu cầu HS đọc lại toàn bài tìm ra ý đúng nhất. - Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ý đúng nhất? Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm - GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài -GV đọc diễn cảm đoạn“Tiếngcười .mạch máu” . GV HD cách đọc diễn cảm - GV sửa lỗi cho các em 4 . Củng cố : Tiếng cười có tác dụng gì? - GV nhận xét tiết học 5. Dặn dò - Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn . - Chuẩn bị : Con chim chiền chiện . Hát 2 HS đọc và TLCH của bài HS nhận xét HS nhắc lại tựa HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: Từ đầu mỗi ngày cười 400 lần. +Đoạn 2: Tiếp theo . làm hẹp mạch máu. +Đoạn 3: Còn lại +Giải nghĩa từ: thống kê, thư giãn, sảng khoái, điều trị. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - HS nghe Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. * Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác. * Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ. * Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn. + Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 km/ giờ, các cơ mặt thư giản, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn. + Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước. - HS đọc lại toàn bài tìm ra ý đúng nhất. + Ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ. - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. - HS nhận xét cách đọc của bạn - Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp - HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp - Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp - HS tiếp nối nhau nêu – HS khác nhận xét. Ngàysoạn: 19/05/2008 Ngày dạy: 22/05/2008 TẬP ĐỌC TIẾT 66: ĂN“MẦM ĐÁ” I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa : No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ 2.Kĩ năng: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện (người dẫn chuyện, Trạng Quỳnh, chúa Trịnh ). Thái độ: - Học tập tính hài hước của Trạng Quỳnh. II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS 1’ 5’ 1’ 10’ 10’ 10’ 4’ 1’ 1 . Khởi động 2 .Bài cũ : Tiếng cười là liều thuốc bổ - Gọi 3 HS đọc và TLCH của bài - GV nhận xét - ghi điểm 3 . Bài mới Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Hoạt động 2: Luyện đọc: - GV yêu cầu HS chia đoạn bài tập đọc - GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp GV kết hợp giải nghĩa các từ phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc + Yêu cầu HS đọc lại toàn bài - GV đọc diễn cảm bài văn Hoạt động 3:Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành 4 nhóm để các em tự đọc thầm và trả lời câu hỏi. Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá? - Đoạn 1,2 kể về điều gì? Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa Trịnh như thế nào? Đoạn 3 ý nói gì? Cuối cùng chúa được ăn mầm đá không? Vì sao? Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh? Đoạn 4 cho biết về điều gì? Câu chuyện ca ngợi về điều gì? Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm - GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài - GV đọc diễn cảm đoạn “Thấy chiếc lọ .vừa miệng đâu ạ.” . Giọng đọc thay đổi linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện. -GV HD cách đọc diễn cảm - HD HS luyện đọc theo lối phân vai - GV sửa lỗi cho các em 4 . Củng cố : Câu chuyện này muốn nói với em điều gì ? - GV nhận xét tiết học 5. Dặn dò - Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn . - Chuẩn bị : Ôn tập CKII Hát 3 HS lên bảng đọc bài và TLCH HS nhận xét HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: 3 dòng đầu. +Đoạn 2: tiếp theo đến ngoài để hai chữ ngoại phong. +Đoạn 3: tiếp theo đến . khó tiêu. +Đoạn 4: phần còn lại. - HS nhận xét cách đọc của bạn + HS đọc thầm phần chú giải + HS luyệân đọc theo nhóm 4 + Đại diện nhóm đọc trước lớp. + 1HS đọc lại toàn bài + HS nghe Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày ý kiến. Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy món mầm đá là món lạ nên muốn ăn. Ý đoạn 1,2: Câu chuyện giữa chúa Trịnh và Trạng Quỳnh. - Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ đại phong. Trạng bắt chúa phải chờ đến lúc đói mèm. Ý đoạn 3: Chúa đói. - Chúa không được ăn món mầm đa ... Điện chuyển tiền đi 1 HS khá giỏi đóng vai em HS viết giúp mẹ điện chuyển tiền – nói trước lớp cách em sẽ điền nội dung vào mẫu Điện chuyển tiền đi như thế nào. Cả lớp làm việc cá nhân. 1 số HS đọc trước lớp mẫu Điện chuyển tiền đi đã điền đầy đủ nội dung. HS nhận xét. HS đọc yêu cầu của bài tập 2 & nội dung Giấy đặt mua báo chí trong nước. Cả lớp nghe GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu Giấy đặt mua báo chí trong nước. 1 HS khá giỏi nói trước lớp cách em sẽ điền nội dung vào mẫu Giấy đặt mua báo chí trong nước như thế nào. Cả lớp làm việc cá nhân. 1 số HS đọc trước lớp mẫu Giấy đặt mua báo chí trong nước đã điền đầy đủ nội dung. HS nhận xét. HS nghe KỂ CHUYỆN TIẾT 34: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Rèn kĩ năng nói: HS chọn được một câu chuyện về một người vui tính. Biết kể chuyện theo cách nêu những sự việc minh họa cho đặc điểm tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện). Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên. 2.Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. II.CHUẨN BỊ: Bảng lớp viết đề bài. Bảng phụ viết gợi ý 3. Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện: + Nội dung (Kể có phù hợp với đề bài không?) + Cách kể (Có mạch lạc, rõ ràng không?) + Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 8’ 15’ 3’ 1’ Khởi động: Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời. Nêu ý nghĩa của chuyện. GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: HD HS hiểu yêu cầu đề bài Gọi HS đọc đề bài GV nhắc HS: + Nhân vật trong câu chuyện của mỗi em là một người vui tính mà em biết trong cuộc sống thường ngày. + Có thể kể chuyện theo 2 hướng: Giới thiệu 1 người vui tính, nêu những sự việc minh họa cho đặc điểm tính cách đó (kể không thành chuyện). Nên kể hướng này khi nhân vật là người thật, quen thân. Kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính (kể thành chuyện). Nên kể hướng này khi nhân vật là người em không biết nhiều. Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. Củng cố - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác 5. Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân. Chuẩn bị bài: Ôn tập CKII Hát HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời và nêu ý nghĩa HS nhận xét HS đọc đề bài HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2. HS tiếp nối nhau nói nhân vật mình chọn kể. Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện Vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình trước lớp hoặc trao đổi cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô giáo, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 66: MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Tiếp tục mở rộng & hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời. 2.Kĩ năng: - Biết đặt câu với các từ đó. 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: Phiếu khổ rộng kẻ bảng phân loại các từ phức mở đầu bằng tiếng vui (BT2). Bảng phụ viết tóm tắt cách thử để biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình (BT1). III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 5’ 16’ 4’ 1’ Khởi động: Bài cũ: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu GV kiểm tra 2 HS GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động 1: MRVT thuộc chủ điểm lạc quan – yêu đời Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài GV phát phiếu cho HS trao đổi theo cặp. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Hoạt động 2: Sử dụng các từ đã học để đặt câu Bài tập 2: Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, chỉnh sửa câu văn cho HS Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài. GV nhắc các em: chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười – tả âm thanh (không tìm các từ miêu tả nụ cười, như: cười ruồi, cười nụ, cười tươi) GV phát giấy trắng cho các nhóm HS. GV nhận xét, bổ sung những từ ngữ mới. 4 .Củng cố : - Thế nào là lạc quan, yêu đời? GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Dặn dò: - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ tìm được ở BT3, đặt câu với 5 từ tìm được. Chuẩn bị bài: Trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu. Hát 1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 1 HS đặt câu có TN chỉ mục đích. Cả lớp nhận xét HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm việc theo cặp – đọc nội dung bài tập, xếp đúng các từ đã cho vào bảng phân loại. HS dán bài làm lên bảng lớp, trình bày kết quả - Cả lớp nhận xét. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng Từ chỉ hoạt động: vui chơi, góp vui, mua vui. Từ chỉ cảm giác: vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui. Từ chỉ tính tình: vui tính, vui nhộn, vui tươi. Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ. HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm bài cá nhân vào vở HS tiếp nối nhau phát biểu. + HS vui chơi thoả thích trong sân trường. + Anh Hai đi bộ đội về cả nhà rất vui mừng. + Chú Tư là người vui tính lúc nào cũng kể những câu chuyện vui. + Cả lớp em ai cũng vui vẻ. HS đọc yêu cầu đề bài HS trao đổi với các bạn theo nhóm tư để tìm được nhiều từ miêu tả tiếng cười. Đại diện các nhóm báo cáo. HS nhận xét. + cười ha hả -> Anh ấy cười ha hả, đầy vẻ khoái chí lắm. + cười hì hì -> Cậu bé cười hì hì để xoa dịu mọi người. + cười hơ hơ ->Anh ta cười hơ hơ nom thật vô duyên. + cười sằng sặc -> Cậu bé ngửa cổ cười sằng sặc ngoài đường. .. - HS tiếp nối nhau trả lời – HS khác nhận xét. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 68: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Hiểu được tác dụng & đặc điểm của TrN chỉ phương tiện trong câu (trả lời câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì?) 2.Kĩ năng: Nhận diện được TrN chỉ phương tiện trong câu; thêm được TrN chỉ phương tiện cho câu. 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết 2 câu văn ở BT1 (phần Nhận xét); 2 câu văn ở BT1 (phần Luyện tập). 2 băng giấy. Tranh ảnh vài con vật. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 13’ 13’ 3’ 1’ Khởi động: Bài cũ: MRVT: Lạc quan –Yêu đời. GV kiểm tra 2 HS: GV nhận xét Bài mới: * Giới thiệu bài Hoạt động1: HD phần nhận xét GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1, 2. GV kết luận, chốt lại ý đúng: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV mời 3 HS lên bảng làm bài – gạch dưới bộ phận TN trong các câu văn GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa GV nhận xét. Củng cố : Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời câu hỏi nào? GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 5. Dặn dò: Về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong bài và chuẩn bị bài: Ôn tập CKII Hát Mỗi HS làm lại BT3. HS nhận xét HS đọc nội dung bài tập. HS trao đổi nhóm, bàn bạc, cùng trả lời câu hỏi Nhiều HS nhắc lại. + Ý 1: Các TN đó trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì? + Ý 2: Cả 2 TN đều bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu. HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm việc cá nhân vào vở 2 HS lên bảng làm bài – gạch dưới bộ phận TN chỉ phương tiện trong câu. Cả lớp cùng nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng. + Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ. + Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian .nổi tiếng. HS đọc yêu cầu của bài tập HS quan sát tranh minh họa các con vật trong SGK, viết 1 đoạn văn tả con vật, trong đó có ít nhất 1 câu có TN chỉ phương tiện. HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn miêu tả con vật, nói rõ câu văn nào trong đoạn văn có TN chỉ phương tiện. Cả lớp nhận xét. VD: + Bằng đôi cánh to rộng, gà mẹ che chở cho đàn con. + Với cái mõm to, con lợn tợp một loáng là hết máng cám. + Bằng đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu bay lượn trên mái nhà. 1HS trả lời – HS khác nhận xét
Tài liệu đính kèm: