Tập đọc-Kể chuyện (Tiết 40+41)
Đề bài: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ.
I.Mục tiêu:
A.Tập đọc:
-Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liên lạc nhỏ tuổi nhưng rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. (TL được các câu hỏi SGK)
B.Kể chuyện:
-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
-HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Tập đọc-Kể chuyện (Tiết 40+41) Đề bài: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ. Ngày dạy: 23. 11. 2009 I.Mục tiêu: A.Tập đọc: -Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. -Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liên lạc nhỏ tuổi nhưng rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. (TL được các câu hỏi SGK) B.Kể chuyện: -Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. -HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện trong SGK. -Bản đồ để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng. III.Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ (5phút) B.Bài mới: 1.Gt bài (2 -3 phút) 2.Luyện đọc (25-28 phút) 3.Tìm hiểu bài (12 phút) 4.Luyện đọc lại (8 phút) Kểchuyện:(18-20 phút) 5.Củng cố, dặn dò (2 phút) -Cho hs nối tiếp nhau đọc bài: Cửa Tùng và trả lời câu hỏi sgk. -Nhận xét ghi điểm. -Nhận xét bài cũ. -Giới thiệu chủ điểm: Anh em một nhà và giới thiệu bài đọc: Người liên lạc nhỏ. -Ghi đề bài. 1/.Đọc diễn cảm toàn bài. -Đoạn 1: đọc chậm, nhấn mạnh các từ ngữ tả dáng đi nhanh nhẹn của Kim Đồng, phong thái ung dung của ông Ké: hiền hậu, nhanh nhẹn, lững thững -Đoạn 2: Hai bác cháu gặp địch: đọc giọng hồi hộp. -Đoạn 3: giọng bọn lính hống hách, giọng Kim Đồng tự nhiên, bình thản -Đoạn 4: giọng vui, phấn khởi, nhấn mạnh các từ ngữ thể hiện sự ngu ngốc của bọn lính: tráo trưng, thong manh -Cho Hs quan sát tranh minh hoạ truyện. -Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra chuyện: ở tỉnh Cao Bằng vào năm 1941, lúc các cán bộ còn đang hoạt động bí mật. -Yêu cầu hs nói những hiểu biết của mình về anh Kim Đồng. 2/. Gv hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc câu nối tiếp (3 lượt) -Cho Hs nối tiếp nhau đọc câu. -Rèn đọc từ khó sau mỗi lượt hs đọc: lững thững, quãng suối, huýt sáo, tráo trưng, thong manh. b. Đọc đoạn nối tiếp (3 lượt) -Cho Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài. -HD hs đọc đúng một số câu sau: -Nào, bác cháu ta lên đường ! (lời ông Ké thân mật, vui vẻ). -Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm ( lời Kim Đồng trong đoạn đóng kịch để lừa lũ giặc, bình tĩnh, thản nhiên). -Già ơi ! Ta đi thôi ! đường về nhà cháu còn xa đấy ! (giọng tự nhiên, thân tình khi gọi ông Ké). -Kết hợp cho hs đọc chú giải. c. Đọc từng đoạn trong nhóm. -YC: hs đọc theo nhóm 4, tg 5’, nhóm teo dõi góp ý cho bạn đọc đúng. -Theo dõi giúp nhóm có hs yếu. d. Đọc đồng thanh. -YC: đọc đồng thanh đoạn 1,2. 1 hs đọc đoạn 3. Đọc đồng thanh đoạn 4. -Nhận xét. -Gọi 1 hs đọc đoạn 1, lớp đọc thầm, trả lời. +Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? +Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng? +Cách đi đường của 2 bác cháu như thế nào? -Cho 3 hs nối tiếp nhau đọc các đoạn: 2,3,4, lớp đọc thầm, trao đổi: +Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch? -Gv chốt lại: +Kim Đồng nhanh trí: Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu.Sự nhanh trí, thông minh của Kim. Đồng khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên đã để cho 2 bác cháu đi qua. +Kim Đồng dũng cảm vì còn rất nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám làm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh tìm cách đối phó, bảo vệ cách mạng. -Đọc diễn cảm đoạn 3. -Hướng dẫn hs đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật ( bọn lính, Kim Đồng). -Mời 2 nhóm hs ( mỗi nhóm 3 em) thi đọc lại truyện theo cách phân vai -Cho hs thi đọc cả bài. -Cả lớp và gv nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất. 1.Gv nêu nhiệm vụ: dựa theo 4 tranh minh nội dung 4 đoạn truyện, hs kể lại từng đoạn của câu chuyện; những hs có khả năng sẽ kể toàn bộ câu chuyện. 2.Hướng dẫn hs kể chuyện -Cho Hs quan sát tranh minh hoạ. -Yc hs nêu nội dung tranh. -Gọi hs khá giỏi kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1, gv nhận xét. -Cho hs tập kể theo cặp, tg 5’. -Cho hs tiếp nối nhau kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện (2 lượt). -Cho 2 hs khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện. -Cả lớp và gv nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. -Hỏi: Qua câu chuyện, em có nhận xét gì về anh Kim Đồng? -Liên hệ, giáo dục hs. -Nhận xét tiết học. -Dặn hs về nhà tập kể lại câu chuyện. -Chuẩn bị bài sau: Nhớ Việt Bắc. -2 hs đọc và trả lời câu hỏi. -Nhận xét. -Nghe. -Hs chú ý lắng nghe. -Hs quan sát. -Hs lắng nghe. -Vài hs nêu -Đọc theo yc. -Cá nhân. -Đọc theo yc. -Lớp nx, góp ý. -Nghe hd. -3,4 hs luyện đọc câu. -Cá nhân. -Đọc theo yêu cầu. -Đọc theo yc. - Đọc đoạn 1.Trả lời cá nhân, lớp nhận xét bổ sung. -Đọc nối tiếp, trao đổi theo nhóm bàn. -Hs phát biểu ý kiến. -Hs chú ý lắng nghe. -Hs chú ý lắng nghe. -Các nhóm thi đọc. -2 hs đọc cả bài. -Nghe, nhận xét bạn đọc. -Nghe. -Quan sát tranh. -Cá nhân. -1 hs kể mẫu đoạn 1. -Từng cặp hs tập kể. -HS kể. -Kể lại toàn bộ câu chuyện. -Nghe, nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. -Cá nhân.
Tài liệu đính kèm: