Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 1 - Đỗ Thị Xoan

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 1 - Đỗ Thị Xoan

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Rèn luyện kĩ năng thành tiếng.

 - Đọc trôi chảy cả bài : chú ý các từ có thanh hỏi, ngã.

 - Từ ngữ : siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ.

 - Biết nghỉ ngơi đúngsau mỗi dòng thơ và các khổ thơ

2. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu

 - Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa

 - Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa bài thơ.

( Hai bàn tay rất đẹp và có ích, rất đáng yêu)

3. Học thuộc lòng bài thơ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh họa bài.

 - Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc, học thuộc lòng

 

doc 10 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1573Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 1 - Đỗ Thị Xoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
CẬU BÉ THÔNG MINH.
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: 
A. Tập Đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh cần chú ý: bình tĩnh, đuôi đi, bật cười, mâm cỗ, làm lạ
 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phấy, giữa các cụm từ .
 - Biết đọc phân biệt lời ngừơi kể và lời các nhân vật: cậu bé, nhà vua.
 2. Rèn kĩ năng đọc, hiểu: 
 - Đọc thầm nhanh.
 - Hiểu nghĩa từ khó: ( có chú giải cuối bài) 
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của em bé.
B. Kể Chuyện.
1. Rèn kĩ năng nói:-
 - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại nội dung từng đoạn của câu chuyện.
 - Biết phối hợp giọng kể, địệu bộ, nét mặt: thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe: 
 - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
 - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời kể cùng bạn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 - Tranh minh họa bài phóng to.
 - Bảng viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.( đoạn 2) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. Tập Đọc
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. MỞ ĐẦU:
- Tìm hiểu SGK Tiếng Việt 3.
- Giáo viên giải thích nội dung 8 chủ điểm trong SGK.
 B. DẠY BÀI MỚI: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc: 
a, GV đọc mẫu: ( 2 giọng: nhà vua, em bé) 
 - Bài TĐ có mấy nhân vật?
b, GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Gọi HS đọc nối tiếp từng câu 
- GV theo dõi, nhận xét, sửa sai ( nếu có HS nào đọc không đúng từ thì HD sửa từ trong câu, không sửa riêng rẽ từng từ. Từ nào có nhiều HS đọc sai thì mới yêu cầu cả lớp luyện phát âm).
* Đọc từng đoạn: 
 - Bài TĐ có mấy đoạn? 
 - GV quan sát, sửa sai.
 Đoạn 1: GV đưa bảng phụ chép đoạn 1: HD HS ngắt hơi và nhấn giọng ở một số từ: lo sợ, lấy làm lạ
?/ Kinh đô là gì? 
Đoạn 2: GV chú ý cho HS cách thể hiện giọng đọc của 2 nhân vật: Đức Vua và cậu bé. 
?/ Cậu bé kêu khóc như thế nào? ( Rút từ + tranh minh họa). 
Đoạn 3: Biết cậu bé là người tài giỏi, nhà vua đã làm gì? (Rút từ ) 
- GV nhận xét, sửa sai. 
*. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
 GV quan sát, nhận xét nhóm .
*. Đọc đồng thanh:
ĐT đoạn.
 GV nhận xét.
3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu đọc:
- - Nêu câu hỏi 
 + Nhà vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người t tài?
+ Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệng của nhà vua?
Chuyển ý: Đây là 1 kế hay của nhà vua để tìm người tài. Nhà vua có tìm được ai không?-->Đoạn 2.
 - Yêu cầu đọc Đoạn 2.
 + Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua thấy lệnh ngài là vô lí? 
 +. Cậu bé dùng đúng kế của nhà vua để cứu dân làng.
 Chuyển ý: Cậu bé được nhà vua đối xử ra sao? à đoạn 3.
 Y/ c đọc.
 + Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? 
Chốt bài: Câu chuyện này muốn nói điều gì?
4. Luyện đọc lại: 
- GV đọc mẫu lại đoạn 2 ( 2 giọng nhân vât). 
 - Tổ chức HĐ nhóm.
 - Tổ chức thi đua nhóm.
- Nhận xét, tổáng kết thi đua.
 KỂ CHUYỆN.
Nêu yêu cầu: quan sát 3 tranh minh hoạ để tập kể lại từng đoạn của câu chuyện.
HD HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Đoạn 1: GV đưa tranh 1: 
 Nếu HS còn lúng túng, GV gợi ý bằng câu hỏi: 
+ Quân lính đang làm gì?	
+Thái độ của dân làng ra sao?
Đoạn 2: GV đưa tranh. 
 Gợi ý: Cậu bé làm gì trước mặt Vua ? Thái độ nhà vua như thế nào? 
Đoạn 3: GV chỉ tranh 3. 
Gợi ý: Cậu bé yệu cầu điều gì? Thái độ Vua thay đổi như thế nào?
Luyện kể: 
 - Luyện trong nhóm.
 - Thi đua kể theo nhóm. 
GV động viên, khen ngợi nhóm kể hay, đúng trình tự và có sáng tạo trong cách kể.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: ( 2 tiết).
- Em thich nhân vật nào? Tại sao? 
- Có thể đặt tên khác cho truyện? 
 Về nhà : Đặt tên khác cho truyện
 Nhận xét giờ học
- HS mở Mục lục SGK: 1 em đọc- Lớp theo dõi.
HS theo dõi.
- Có 2 nhân vật: nhà vua và em bé.
- HS đọc nối tiếp câu ( nếu lời nhân vật thì đọc liền câu).
- 3 đoạn - 3 HS đọc nối tiếp.
-1 HS đọc đoạn 1.
- HS trả lời (SSHS).
- 1 Hs đọc lại đoạn 1.- NX.
- 1 HS đọc đoạn 2. 
- “Om sòm” – ( SHS) 
 - “ Trọng thưởng” – (SHS).
- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2.
Nhóm 3 _ luyện đọc trong nhóm và nhận xét bạn.
- 3 nhóm đọc ĐT nối tiếp đoạn. Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc đoạn 1+ lớp đọc thầm theo.
HS trả lời . NX. 
- Vua lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng.
 - Vì gà trống không biết đẻ trứng.
-1 HS đọc đoạn 2.
Thảo luận nhóm đôi CH3.
Cậu bé nói một chuyện vô lí: đòi bố đẻ em bé .. để nhà vua phải thừa nhận là lệnh của ngài quá vô lí.
 Lớp đọc thầm đoạn 3.
Thảo luận nhóm đôi. 
 - Cậu bé yệu cầu nhà vua rèn chiếc kim thành con dao để cậu xẻ thịt chim. Yêu cầu này vua không làm nổi để cậu khỏi phải thực hiện lệnh của nhà vua.
- Ca ngợi trí thông minh của cậu bé.
HS nghe.
Nhóm 3 tự phân vai – luyện đọc.
- 3 nhóm thi đọc đúng, diễn cảm, thể hiện được tình cảm nhân vật. Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- HS nhắc lại yêu cầu kể chuyện.
- HS quan sát tranh và nhẩm nội dung theo tranh.
 2-3 HS kể đoạn 1. NX.
Quan sát tranh+ nhẩm.
- 2-3 Hs kể đoạn 2. Lớp NX.
Quan sát + nhớ chuyện.
- 1-2 HS kể đoạn 3.NX.
- Nhóm 3 luyện trong nhóm.
 2-3 nhóm thi kể trước lớp. 
 Lớp bình chọn, nhận xét.
- Hs phát biểu ý kiến.
- Kể lại chuyện cho người thân nghe. Xem trước bài: Hai bàn tay em.
Thứ ba ngày 26 tháng 8 năm 2008
TẬP ĐỌC
HAI BÀN TAY EM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Rèn luyện kĩ năng thành tiếng.
 - Đọc trôi chảy cả bài : chú ý các từ có thanh hỏi, ngã...
 - Từ ngữ : siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ...
 - Biết nghỉ ngơi đúngsau mỗi dòng thơ và các khổ thơ
2. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu
 - Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa 
 - Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa bài thơ.
( Hai bàn tay rất đẹp và có ích, rất đáng yêu)
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh minh họa bài.
 - Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc, học thuộc lòng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ (5’): Cậu bé thông minh
- Qua câu chuyện em rút ra điều gì?
- Nhận xét tiết học.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
- Đôi bàn tay đáng yêu, đáng quí
2. Luyện đọc (14’)
a) GV đọc mẫu 
- Giọng đọc vui tươi, dịu dàng, tình cảm.
Tranh : Nội dung : Đôi bàn tay xinh và giúp em làm nhiều việc tốt.
b) Hướng dẫn đọc - giải nghĩa từ
*Đọc từng dòng thơ : 
-Cho 2 nhóm học sinh đọc.
-Gv sửa chữa nếu có, chú ý từ khó phát âm: ngu, ấp, cạnh lòng, thủ thỉ...
*Đọc từng khổ thơ : 
+ Bài thơ có mấy khổ?
- YC đọc nối tiếp 5 khổ thơ (lần 1).
- Gv chú ý hướng dẫn ngắt nhịp theo mẫu:
 Tay em đánh răng/
 Răng trắng hoa nhài//
-YC đọc nối tiếp 5 khổ thơ (lần2). Kết hợp giải nghĩa từ.
 *Ở khổ thơ thứ 4 
+ Khi em ngồi học bài bàn tay như thế nào?
+ “Giăng giăng” trong bài này nghĩa là gì?
*Ở khổ thơ 5 
+ Thế nào gọi là “thủ thỉ” Gv giải nghĩa 
Đọc theo khổ thơ lần 2
*Đọc bài thơ theo nhóm :
- Gv quan sát
- Yêu cầu 2 nhóm đọc trước lớp
*Đọc đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (7’)
+ Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ?
GV : Hình ảnh so sánh bàn tay với ø nụ hồng là rất đúng, rất đẹp. 
+ Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ?
GV: Bàn tay xinh giúp bé rất nhiều việc tốt. Bé rất quí đôi bàn tay của mình.
à Liên hệ thực tế : Yêu quí đôi bàn tay em cần làm gì?
+ Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao?
GV: Đôi bàn tay của bé đáng yêu như thế nào? (xinh, làm nhiều việc tốt)
4. Học thuộc lòng bài thơ (5’)
- Gv đưa bảng phụ viết bài thơ
- GV xoá dần bài thơ
- Gv quan sát. Tổ chức thi đua. Hái hoa dân chủ: mỗi các hoa ghi 1 chữ đầu khổ thơ.
- Thi thuộc cả bài thơ-gv nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò (3’)
- Vì sao đôi bàn tay rất đáng yêu?
- Về nhà:
- Chuẩn bị
- Nhận xét tập đọc
- 3 học sinh kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện.
- Sự thông minh của cậu bé.
- Trọng người tài của nhà vua.
- Lớp hát bài hai bàn tay của em : “Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem... cành hồng”
-Học sinh theo dõi
-10 học sinh đọc nối tiếp (1 em đọc
2 dòng)
- Có 5 khổ thơ
- 5 học sinh đọc nối tiếp 
- 3 học sinh đọc nối tiếp 
- Đọc đúng nhịp, từ.
-Siêng năng: Sách học sinh 
-Dàn theo chiều ngang: Sách học sinh 
- Nói thầm, đầy tình cảm.
- Học sinh đặt câu với từ “thủ thỉ”
- 5 học sinh 
- Nhóm 5 em đọc bài - nhận xét bạn: 2 nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
- Lớp đọc thầm - thảo luận câu hỏi
- Nụ hoa hồng , ngón tay xinh như cánh hoa.
- 1 học sinh đọc 4 khổ thơ còn lại
- Học sinh thảo luận nhóm đôi và trả lời. Lớp nhận xét 
- Buổi tối : hai tay ngủ cùng bé
- Buổi sáng: tay đánh răng,chải tóc.
- Học sinh trả lời tùy ý.
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Học sinh trả lời 
- Học sinh đọc đồng thanh lần 1
- Học sinh đọc
- Học sinh đọc
- Các tổ thi đọc thuộc theo tiếp sức 
-Vì bàn tay rất xinh và làm nhiều việc tốt.
- Học thuộc lòng cả bài xem bài : Đơn xin vào Đội.
TẬP ĐỌC
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Rèn luyện kĩ năng thành tiếng.
Đọc trôi chảy cả bài : chú ý các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của địa phương : chỉ huy, có ích, xin hứa.
Đọc rõ ràng, rành mạch dứt khoác.
2. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu
Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới (điều lệ, danh dự...)
Hiểu nội dung bài
Bước đầu cách hiểu biết về đơn từ và cách viết đơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ đoạn cần hướng dẫn luyện đọc (đoạn 1)
1 lá đơn xin vào đội của Đội của học sinh lớp 3 cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ (4’): Hai bàn tay
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
Đôi bàn tay đáng yêu, đáng quí
2. Hướng dẫn luyện đọc (15’)
a) GV đọc mẫu 
Giọng đọc rõ ràng, dứt khoác.
Đây là lá đơn xin vào đội của bạn Văn ở trường TH Kim Đồng.
b) Hướng dẫn đọc –giải nghĩa từ
Đọc từng câu 
Gv nhận xét, sửa sai (nếu có), chú ý
Đọc từng đoạn (có thể làm thành 4 phần)
Đoạn 1 : Từ đầu : Đơn xin vào Đội.
Đoạn 2 : Gv đưa bảng phụ chép đoạn 2. Hướng dẫn học sinh ngắt hơi : ví dụ: Sinh ngày /22/ tháng 6/ năm 1995//
Đoạn 3 : Chú ý từ : rèn luyện, có ích...
 + “Điều lệ” trong bài có nghĩa là gì?
Đoạn 4 : Còn lại :
 + Tìm hiểu nghĩa : danh dự.
Đọc bài – theo nhóm 
Gv quan sát, nhận xét 
Yêu cầu 2 nhóm đọc trước lớp, nhận xét
3. Tìm hiểu bài (7’)
Câu hỏi 1: Đơn này là của ai gửi cho ai? Nhờ đâu mà em biết điều đó?
Câu 2 : Bạn học sinh viết đơn để làm gì? Những câu nào trong đơn cho em biết điều đó?
Câu 3 : Nêu nhận xét về cách trình bày đơn.
Phần đầu đơn viết những gì?
3 dòng cuối đơn viết những gì?
* Gv chốt ý : Cách trình bày đơn
Đưa 1 lá đơn xin vào đội TNTPHCM của 1 học sinh lớp 3 cũ cho lớp xem. 
4. Luyện đọc lại (5’)
Gv nhận xét 
Tổ chức thi đua đọc bài
Gv nhận xét 
C. Củng cố- dặn dò(3’)
Cách trình bày đơn 2 phần gồm những gì?
Về nhà
- Chuẩn bị
Nhận xét 
2 học sinh đọc thuộc lòng và thảo luận câu hỏi 4. nhận xét 
Học sinh quan sát tranh.
Học sinh theo dõi.
Học sinh đọc nối tiếp (1 em / 2 đến 3 em)
4 học sinh đọc từng đoạn
1 học sinh đọc
2 học sinh đọc đoạn 2
1 học sinh đọc đoạn 3
5 học sinh : những qui định...
1 học sinh đọc đoạn 4
- Đặt câu : danh dự
Học sinh đọc bài thơ theo nhóm đội
Nhận xét , sửa lại cho bạn
1 học sinh đọc cả bài 
-Của bạn Lưu Tường Vân gửi ban phụ trách Đội và Ban chỉ huy LĐ TTH Kim Đồng.
Nhờ nội dung ghi rõ nội dung và địa chỉ gửi đến.
Lớp đọc thầm đoạn 3 đến 4. Thảo luận 
Bạn viết đơn xin vào Đội. Câu
“Em làm đơn... xin hứa ...”
1 học sinh đọc cả bài. Thảo luận nhóm đôi câu 3.
+ Phần đầu.
Tên đội TN TPHCM
Địa điểm , ngày...viết đơn.
Tên đơn (ở chính giữa)
Địa chỉ gửi đến.
+ Ba dòng cuối : Tên chữ kí của người viết đơn.
2 học sinh đọc cả bài.
Học sinh đọc : đúng, rành mạch, rõ ràng.
- Tìm hiểu về lịch sử Đội TNTPHCM, sưu tầm những tấm gương thiếu niên anh dũng . ..

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc.doc