Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 12 - Bài: Nắng phương Nam - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 12 - Bài: Nắng phương Nam - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : nắng phương Nam, Uyên, ríu rít, sững lại, sắp nhỏ, vui lắm, lạnh, reo lên, xoắn xuýt, sửng sốt ,.

- Biết đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt, .

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi câu dài

- Tranh minh hoạ

 

doc 4 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 12 - Bài: Nắng phương Nam - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn : Tập đọc – Kể chuyện
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Nắng phương nam
Tuần : 12
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : nắng phương Nam, Uyên, ríu rít, sững lại, sắp nhỏ, vui lắm, lạnh, reo lên, xoắn xuýt, sửng sốt ,...
Biết đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt, ...
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi câu dài
Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
5’
A. Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng bài : Vẽ quê hương
- Bài thơ này cho ta biết điều gì ? 
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS lần lượt lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét,chấm điểm.
33’
Tiết 1:
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
+ Tuần này, chúng ta sẽ chuyển sang một chủ đề mới, đó là chủ đề (Bắc – Trung - Nam)
+ Con hiểu gì về chủ đề này ? (... chủ đề muốn nói về tình cảm, tình đoàn kết của nhân dân ta ở ba miền đất nước...)
Bài học mở đầu chủ điểm - Nắng phương Nam sẽ cho chúng ta hiểu biết thêm về tình cảm giữa các bạn nhỏ miền Nam với các bạn nhỏ miền Bắc.
* PP trực tiếp:
- GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, giới thiệu, ghi tên bài
15’
20’
4’
2. Luyện đọc 
2.1 Đọc mẫu: 
- Giọng sôi nổi, diễn tả rõ sắc thái tình cảm trong lời nói của từng nhân vật; nhấn giọng nói của từng nhân vật; nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong đoạn thư của Vân gửi các bạn nhỏ miền Nam.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
ã Đọc từng câu
ã Luyện đọc đoạn: Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ và luyện ngắt hơi, nhấn giọng.
* Đoạn 1 :
- Các từ dễ đọc sai : nắng phương Nam, Uyên, ríu rít, sững lại, sắp nhỏ,...
- Từ khó :
+ Đường Nguyễn Huệ : Một đường lớn ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Sắp nhỏ : bọn nhỏ (tiếng miền Nam)
- Câu : Nè, / sắp nhỏ kia, đi đâu vậy ?//
* Đoạn 2 : 
- Các từ dễ đọc sai: vui lắm, lạnh, rạo rực, ...
- Từ khó :
+ Lòng vòng : vòng vèo, loanh quanh
+ Dân ca : bài hát lưu truyền trong dân gian, thường không rõ tác giả.
VD : Lí cây bông, Gà gáy, ...
- Câu : +Vui/ nhưng mà/ lạnh dễ sợ luôn.
+ Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp tết. //Trời cuối đông lạnh buốt. //Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xoá.//
( Giọng Uyên đọc lời trong thư cần khác với lời nói của Uyên, của người dẫn truyện )
* Đoạn 3
- Từ khó: 
+ Xoắn xuýt : quấn lấy, bám chặt như không muốn rời
+ Sửng sốt : ngạc nhiên tới mức ngẩn người ra.
ã Đặt câu:
- Mỗi lần bà nội đến chơi là em lại xoắn xuýt bên bà.
- Lúc cô giáo đọc tên em, em cảm thấy rất sửng sốt.
ã Đọc từng đoạn trong nhóm
ã Đọc nối tiếp đoạn trước lớp
2. Tìm hiểu bài:
- Giới thiệu tranh minh hoạ : chợ hoa và các bạn nhỏ
1. Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào ? (... vào ngày 28 têt, ở chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ)
2. Truyện có những bạn nhỏ nào? (Bạn Phương cùng một số bạn ở Tp Hồ Chí Minh. Cả bọn nói chuyện về Vân ở ngoài miền Bắc.)
3. Nghe đọc thư Vân, các bạn mong ước điều gì? (Nghe đọc thư Vân các bạn mong ước gửi cho Vân ít nắng phương Nam)
4. Phương nghĩ ra sáng kiến gì? (Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai.)
5. Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân ?
+ Lí do: - Cành mai chở nắng phương Nam trong những ngày đông rét buốt.
- Cành mai không có ở ngoài Bắc nên rất quý.
- Cành mai tết chỉ có ở miền Nam gợi cho Vân nhớ đến các bạn ở miền Nam
6. Chọn thêm một tên khác cho truyện:
a. Câu chuyện cuối năm
b. Tình bạn 
c. Cành mai tết
=> cả 3 tên đều đúng
Tiết 2
3. Luyện đọc lại
ã Luyện đọc lại toàn bài theo đoạn
ã Luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm:
ã Luyện đọc phân vai:
Người dẫn truyện, Uyên, Phương, Huệ 
4. Kể chuyện
Dựa vào các tóm tắt trong SGK, nhớ lại và kể lại từng đoạn của câu chuyện Nắng Phương Nam
Đoạn 1: Đi chợ Tết
- Chuyện xảy ra vào lúc nào? ( Truyện xảy ra đúng vào ngày hai mươi tám Tết, ở Thành phố Hồ Chí Minh.)
- Uyên và các bạn đi đâu? ( Lúc đó Yên và các bạn đang đi giữa chợ Hoa trên đường Nguyễn Huệ. Chợ tràn ngập hoa, khiến các bạn tưởng như đang đi trong mơ giữa một rừng hoa.)
- Vì sao mọi người sững lại? (... cả bọn đang ríu rít trò 
chuyện bỗng sững lại vì tiếng gọi:”Nè, sắp nhỏ kia đi đâu vậy?”)
Đoạn 2: Bức thư
- Vân là ai ? (... bạn gái hát dân ca ở trại hè Nha Trang)
- Tết ngoài Bắc ra sao ? (... vui và lạnh, ...)
- Các bạn mong ước điều gì ? ( các bạn mong ước gửi cho Vân ít nắng phương Nam)
Đoạn 3 : Món quà
- Sáng kiến của Phương : Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai.
- Quay lại chợ hoa
ã Kể mẫu 1 đoạn:
ã Kể truyện theo cặp
ã Kể thi trước lớp
C. Củng cố – dặn dò
- Câu hỏi : 
+ Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì? (... tình bạn thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi các miền trên đất nước ta.)
- Dặn dò : + Tập kể lại câu chuyện cho người khác nghe 
 + Sắm vai đóng kịch lại 
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai.
ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự:
- 2 HS đọc đoạn .
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần.
- GV treo bảng phụ ghi câu dài, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
- HS đọc lại câu.
- GV ghi các từ cần giải nghĩa.
- HS nêu nghĩa từ, lấy ví dụ, đặt câu,...
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, ghi.
- HS đọc lại.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- 2 nhóm đọc nối tiếp đoạn.
- HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét.
* PP vấn đáp, trực quan
- HS quan sát tranh, giới thiệu. 
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1. 
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2,3.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc đoạn 3, trao đổi nhóm đôi, trả lời câu hỏi 4,5.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
 HS đọc toàn bài, chọn tên truyện, giải thích lí do.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
* PP luyện đọc
- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diến cảm. 
- HS thi đọc phân vai.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
* PP luyện tập, sắm vai, làm việc nhóm
- GV treo bảng phụ ghi yêu cầu và các gợi ý.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đặt câu hỏi, bạn khác trả lời.
- HS khác nhận xétbổ sung .
- GV nhận xét.
- HS khá kể mẫu đoạn 1, GV gợi ý thêm nếu cần.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét
- HS kể, nhận xét cho nhau theo cặp.
- 3 HS kể thi .
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
* PP vấn đáp, sắm vai
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, dặn dò.
- HS đóng kịch.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_ke_chuyen_lop_3_tuan_12_bai_nang_phuong_nam.doc