Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Đôi bạn - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Đôi bạn - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh, sao sa, cầu trượt, đu quay, sóng gợn, vùng vẫy, tuyệt vọng, lướt thướt, hoảng hốt, chiến tranh, sẻ nhà sẻ cửa,.

- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật ( lời hốt hoảng của cậu bé trên bờ, lời bố Thành )

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: sơ tán, sao sa, tuyệt vọng,.

- Nắm được nội dung truyện và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, những người sẵn lòng hy sinh vì người khác.

3. Kể chuyện :

- Rèn kĩ năng nói: Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý. Kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng đoạn.

Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.

doc 5 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 16 - Bài: Đôi bạn - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Tập đọc – Kể chuyện
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Đôi bạn
Tuần : 16
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh, sao sa, cầu trượt, đu quay, sóng gợn, vùng vẫy, tuyệt vọng, lướt thướt, hoảng hốt, chiến tranh, sẻ nhà sẻ cửa,...
Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật ( lời hốt hoảng của cậu bé trên bờ, lời bố Thành ) 
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: sơ tán, sao sa, tuyệt vọng,...
Nắm được nội dung truyện và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, những người sẵn lòng hy sinh vì người khác.
3. Kể chuyện : 
Rèn kĩ năng nói: Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý. Kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng đoạn.
Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ.
Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tơng ứng
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Nhà rông ở Tây Nguyên
- Nêu những hiểu biết của em về nhà rông. (... rất độc đáo và lạ mắt, là đặc trưng của văn hoá Tây Nguyên, thườn có 3 gian,...)
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV đánh giá.
33’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
 Có một đôi bạn là Thành và Mến. Thành là người thành phố. Mến là người ở nông thôn. Đôi bạn này thân nhau từ bao giờ? Tình cảm của họ ra sao? Bài tập đọc Đôi bạn hôm nay sẽ giúp các con hiểu rõ điều đó.
2. Luyện đọc
ã Đọc mẫu 
- Giọng người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi ở đoạn 1; nhanh hơn, hồi hộp ở đoạn 2; trở lại nhịp bình thường ở đoạn3
- Giọng chú bé kêu cứu : thất thanh, hoảng hốt
c./ Luyện đọc từng câu:
*/ Lưu ý:
- Giọng người kể : chậm rãi, khoan thai và hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết truyện.
- Giọng ông lão : khuyên bảo (khi đưa tiền cho con ra đi tập kiếm lấy cơm ăn); nghiêm khắc (khi vứt nắm tiền xuống ao); cảm động (khi thấy con đã biết quý đồng tiền làm nên nhờ lao động); ân cần, trang trọng trong lời nói với con ở cuối truyện khi trao hũ bạc cho con.
* PP vấn đáp, thuyết trình:
- GV , giới thiệu, ghi tên bài.
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
ã Đọc từng câu
ã Luyện đọc đoạn: Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ và luyện ngắt hơi, nhấn giọng.
* Đoạn 1 :
- Các từ dễ đọc sai: san sát, lấp lánh, sao sa,,...
- Từ khó :
+ Sơ tán: tạm di chuyển khỏi nơi nguy hiểm
+ Sao sa (sao băng) : những vật thể cháy sáng trên nền trời ban đêm, làm cho ta tưởng tượng như ngôi sao rơi.
+ Thị xã: (nhỏ hơn thành phố), nơi tập trung đông dân cư, chủ yếu là sản xuát thủ công nghiệp, thương nghiệp.
* Đoạn 2 
- Các từ dễ đọc sai: cầu trượt, đu quay, vùng vẫy, tuyệt vọng, lướt thướt, hốt hoảng,...
- Từ khó: 
+ Kêu thất thanh: Kêu rất to, hốt hoảng, không rõ tiếng.
+ Công viên : vườn rộng có cây, hoa,... làm nơi giải trí cho mọi người
- Tìm từ trái nghĩa với từ Hi vọng => Tuyệt vọng : mất hết hi vọng, không còn gì để mong đợi
* Đoạn 3 :
- Về nhà,/ Thành và Mến sợ bố lo/ không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra.// Mãi khi muốn đã về quê,/ bố mới biết chuyện// bố bảo.//
- Người ở làng quê như thế đây,/ con ạ.// Lúc đất nước có chiến tranh,/ họ sẵn lòng sẻ nhà/ sẻ cửa cho ta.// Cứu người,/ họ không hề ngần ngại.//
ã Đọc từng đoạn trong nhóm
ã Đọc nối tiếp đoạn trước lớp
ã Đọc đồng thanh đoạn 1
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai.
ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự:
- 2 HS đọc đoạn. 
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần.
- GV ghi các từ cần giải nghĩa, hỏi thêm.
- HS nêu nghĩa từ.
- GV nhận xét, hỏi. 
- HS trả lời.
- GV nhận xét, ghi.
- HS đọc lại đoạn.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn 3.
- HS nêu cách ngắt hơi.
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét.
- HS đọc lại.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- 3 nhóm đọc nối tiếp đoạn.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.	
- HS đọc.
- GV nhận xét.
3. Tìm hiểu bài:
1. Thành và Mến kết bạn từ dịp nào? (Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mỹ ném bom phá hoại Miền Bắc, gia đình Thành rời thành phố sơ tán về quê Mến ở nông thôn.)
2. Khi nào Mến lên chơi thị xã? (Hai năm sau khi Thành trở về thị xã.)
3. Mến thấy thị xã có gì lạ? (Thị xã có nhiều phố, nhà ngói san sát, cái cao cái thấp, không giống nhà ở quê, những dòng sông xe cộ đi lại nườm nượp, đèn điện ban đêm lấp lánh như sao sa. Mến rất ngỡ ngàng trước cảnh ở thị xã.)
4. ở công viên có những trò chơi gì? (Công viên có cầu trượt, đu quay, có hồ nước để bơi lội.)
5. Khi hai bạn đang tâm sự chuyện ở quê thì có chuyện gì xảy ra? (Họ nghe thất tiếng kêu cứu thất thanh ở gần đấy.)
6. Mến đã có hành động gì đáng khen? (Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy, tuyệt vọng.)
7. Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
=> Mến phản ứng rất nhanh, lao ngay xuống hồ cứu em nhỏ. Hành động này cho thấy Mến rất dũng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác, không sợ hiểm nguy đến tính mạng.
8. Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
- Ca ngợi bạn Mến dũng cảm.
- Ca ngợi những người làng quê tốt bụng, quên mình cứu ngời khác.
- Nói lên tình cảm gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa người thành phố và người nông thôn.
- Nói lên tấm lòng đáng quý của người nông thôn: giúp đỡ người thành phố lúc có chiến tranh, sẵn sàng cứu người khi gặp nạn
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, sẻ nhà, sẻ cửa cho người thành phố trong những ngày chiến tranh, không ngần ngại, quyên mình khi cần cứu người.
=> Câu nói của người bố ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê. Đó là những người sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có khó khăn, không ngần ngại khi cứu người.
9. Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình?
=> Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán trước đây đón Mến ra chơi. Thành đưa Mến đi khắp thị xã. Bố Thành luân nhớ ơn gia đình Mến và có suy nghĩ tốt đẹp về nông thôn.
* PP vấn đáp
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1,2,3.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi 4,5,6.
- HS khác nhận xé.
- GV nhận xét, khái quát lại.
- HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi 7.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS đọc đoạn 4 trả lời câu hỏi 8,9.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
15’
4. Luyện đọc lại :
ã Luyện đọc lại toàn bài theo đoạn
ã Luyện đọc diễn cảm đoạn 2, 3 trong nhóm:
ã Thi đọc đoạn 3:
- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm.
22’
5. Kể chuyện
Yêu cầu : Dựa vào gợi ý, kể lại toàn bộ câu chuyện Đôi bạn: 
* Đoạn 1: Trên đường phố.
- Bạn ngày nhỏ
- Đón bạn ra chơi
* Đoạn 2: Trong công viên:
- Công viên
- Ven hồ.
- Cứu em nhỏ.
* Đoạn 3: Lời của bố
- Bố biết chuyện
- Bố nói gì?
ã HS kể trong nhóm
ã HS thi kể trước lớp. 
* PP kể chuyện, luyện tập
- GV treo tranh minh hoạ, 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- HS khá kể mẫu 1 đoạn, GV gợi ý. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS kể theo nhóm 4.
- 2 HS kể thi .
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
2’
C. Củng cố – dặn dò
+ Em nghĩ gì về những người sống ở quê qua bài học này ? 
- Dặn dò : + Tập kể lại câu chuyện cho người khác nghe 
* PP vấn đáp
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_ke_chuyen_lop_3_tuan_16_bai_doi_ban_dinh_thi.doc