1. Kiến thức:
+ Hiểu nghĩa các từ khó: ngự giá, xa giá, tức cảnh, đối, chỉnh, leo lẻo.
+ Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
2. Kĩ năng:
+ Đọc đúng các từ có âm, vần dễ lẫn: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang,
+ Đọc phân biệt giọng kể chuyện và lời các nhân vật (vua Minh Mạng, Cao Bá Quát)
3. Thái độ:
+ Yêu mến và khâm phục sự nhanh trí, thông minh, bản lĩnh ngay từ khi còn nhỏ của Cao Bá Quát.
4. Năng lực
+ Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác,
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN ĐỐI ĐÁP VỚI VUA (TIẾT 1+2) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: + Hiểu nghĩa các từ khó: ngự giá, xa giá, tức cảnh, đối, chỉnh, leo lẻo. + Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. 2. Kĩ năng: + Đọc đúng các từ có âm, vần dễ lẫn: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang, + Đọc phân biệt giọng kể chuyện và lời các nhân vật (vua Minh Mạng, Cao Bá Quát) 3. Thái độ: + Yêu mến và khâm phục sự nhanh trí, thông minh, bản lĩnh ngay từ khi còn nhỏ của Cao Bá Quát. 4. Năng lực + Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, *Mục tiêu tiết 2: 1. Kiến thức: + Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. 2. Kĩ năng: + Rèn kĩ năng nói: dựa vào trí nhớ và tranh kể lại nội dung câu chuyện với giọng phù hợp với các nhân vật. +Rèn kĩ năng nghe: HS chăm chú nghe bạn kể, rồi nhận xét, bổ sung nội dung. Học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót; 3. Thái độ: + Yêu mến và khâm phục sự nhanh trí, thông minh, bản lĩnh ngay từ khi còn nhỏ của Cao Bá Quát. 4. Năng lực + Phát triển năng lực giao tiếp thông qua việc đọc, hiểu văn bản, diễn đạt, thực hiện đúng hành động ngôn ngữ: kể lại câu chuyện theo đoạn. II. Đồ dùng dạy học: + Máy tính; phần mềm zoom. III. Các hoạt đông dạy – học chủ yếu: Slide Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Khởi động: Cho Hs xem vũ điệu sôi động HS quan sát I. Kiểm tra bài cũ : + Hãy đọc bài Chương trình xiếc đặc sắc + Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì? Cô mời bạn có STT 12 TLCH nhé! + Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt? * Cô khen các con có ý thức chuẩn bị bài, thuộc bài &TLCH đúng. 1 hs đọc 2 HS trả lời II, Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - ? Trong tranh có những ai? Họ đang làm gì? - GV chốt: Cậu bé trong tranh chính là Cao Bá Quát thuở nhỏ. - HS trả lời theo ý hiểu. + Cao Bá Quát (1809-1855) là nhà thơ nổi tiếng văn hay chữ tốt có tài đối đáp, lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XIX. Còn vị vua trong tranh chính là vua Minh Mạng. + Vua Minh Mạng (1792-1840): vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Bức tranh nói về câu chuyện Đối đáp với vua; qua câu chuyện các con sẽ thấy sự thông minh, tài đối đáp giỏi và có bản lĩnh của Cao Bá Quát được bộc lộ ngay từ nhỏ. Vậy nội dung, diễn biến câu chyện như thế nào, chúng mình cùng tìm hiểu qua bài TĐ-KC ngày hôm nay “ Đối đáp với vua”. 2. Luyện đọc: Đọc mẫu: -HS lắng nghe -Cô mời các con chú ý vào SGK nghe cô đọc bài Tập đọc -HS lắng nghe, đọc thầm theo a. Luyện đọc từ -HS luyện đọc - Luyện phát âm một số từ khó - 1 HS đọc b. Luyện đọc đoạn, câu dài+ kết hợp giải nghĩa từ khó GV HD chia đoạn Slide: Đoạn 1 + HS 1: Đọc đoạn 1 - Gv HD giải nghĩa từ qua tranh: ngự giá, xa giá (slide) HS đọc giải nghĩa từ: ngự giá, xa giá Slide: Đoạn 2 + HS 1: Đọc đoạn 2 Slide: Đoạn 3 HDHS giải nghĩa từ Tức cảnh: thấy cảnh mà có cảm xúc, liền nảy ra thơ văn + HS 1: Đọc đoạn 3 Giải nghĩa từ “tức cảnh” Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh ra vế đốiVậy con hiểu “đối” là gì? GV chốt trên slide: “Đối” HS dựa vào SGK trả lời -GV giải thích: Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dùng dể thử học trò, để biết sức học, tài năng, khuyến khích người học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát. Cô giới thiệu với các con một số câu đối Câu 1: Lộc biếc mai vàng xuân hạnh phúc Đời vui sức khỏe tết an khang Câu 2: Cao quý nào bằng nghề nhà giáo Vinh quang chi hơn nghiệp trồng người GV giảng: Đây là hình ảnh hai câu đối thường được treo trong nhà vào dịp Tết nguyên đán với mong muốn cầu cho năm mới bình an, may mắn và thành công. Câu 2 muốn ca ngợi nghề giáo nghề vinh quang và cao quý. HS lắng nghe HS quan sát câu đố. lắng nghe - GV hướng dẫn luyện ngắt nghỉ câu dài ở đoạn 3: - Thấy nói là học trò,/ vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối/ thì mới tha./ Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau,/ vua tức cảnh đọc vế đối như sau: Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá.// Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì,/ Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói,/ đối lại luôn: Trời nắng chang chang/ người trói người.// + HS 3: Đọc đoạn 3 - 1 HS đọc, nêu cách ngắt, NX - 1 HS khác đọc lại Slide: Đoạn 4 ? Trong đoạn 4, các con thấy Cao Bá Quát đối lại vua Minh Mạng rất chỉnh, vậy con hiểu “chỉnh” nghĩa là gì? -HS đọc đoạn 4 HS giải nghĩa Đọc nối tiếp đoạn: GV gọi 1 Hs giỏi đọc toàn bài - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn - 1HS giỏi đọc toàn bài. 3. Tìm hiểu bài: - GV: Cô và các con cùng chuyển sang phần Tìm hiểu bài. Câu 1: Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? GV chiếu slide Hồ Tây -Quân lính có hành động gì khi xa giá đi đến nơi? HS đọc thầm đoạn 1 HSTL:Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây. HSTL: Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần. Câu 2: Cậu bé Cao Bá Quát mong muốn gì? Câu 3: Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó? + Theo em, cậu bé có thực hiện được mong muốn không? HS đọc thầm đoạn 2 HSTL: Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét dduoir mọi người, không cho đến gần. HSTL: Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động: cởi hết quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới. HSTL: Cậu bé đã thực hiện được mong muốn của mình và vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi. Nhà vua đã làm gì khi nghe cậu bé xưng là học trò? HSTL: Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Câu 4: Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? HS đọc thầm đoạn 3,4 HSTL: Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu cơ hội chuộc tội. -Vua ra vế đối thế nào? -Vì sao nhà vua đưa ra vế đối “nước trong leo lẻo cá đớp cá”? HSTL: Nước trong leo lẻo, cá đớp cá HSTL: Vì nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối. Slide: Nước trong leo lẻo, cá đớp cá Theo em khi nghe xong vế đối của Vua cậu bé có gặp khó khăn gì không? HSTL:Không. Cậu bé không cần nghĩ ngợi lâu la gì liền đối lại luôn Câu 5: Cao Bá Quát đối lại như thế nào? *GV phân tích câu đối của Cao Bá Quát + Biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang trói để đối lại. + Biểu lộ sự bất bình (ngầm oán trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác nào cá lớn đớp cá bé) + Đối chọi lại vế đối của nhà vua rất chặt chẽ cả về ý lẫn lời -Về ý: cảnh trời nắng đối với cảnh nước trong, việc người trói người với cá đớp cá. -Về lời: từng tiếng, từng từ, từng ngữ của hai vế đều đối chọi nhau: Nước – trong – leo lẻo – cá – đớp – cá Trời – nắng – chang chang – người – trói -người HSTL: Trời nắng chang chang, người trói người. Khi cậu bé đối lại thì nhà vua đã làm gì? Nhà va nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé. ? Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì? Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất chúng và tính cách khảng khái, tự tin. 4. Luyện đọc lại (Tiết 2) ? Nêu giọng đọc toàn bài? GV chốt: Slide HS nêu Slide đoạn 3 GV lưu ý: Ngoài đọc đúng giọng hồi hộp, các con cần lưu ý ngắt nghỉ và nhấn giọng như sau: - 1 HS đọc đoạn 3 Slide đoạn 3 có ngắt nghỉ nhấn giọng Cậu bé bị dẫn đến/ trước mặt nhà vua./ Cậu tự xưng là học trò/ mới ở quê ra chơi/ nên không biết gì./Thấy nói là học trò,/ vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối/ thì mới tha./ Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau,/ vua tức cảnh đọc vế đối như sau: Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá.// Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì,/ Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói,/ đối lại luôn: Trời nắng chang chang/ người trói người.// - 1 HS đọc thể hiện 5. Kể chuyện: Bài 1: Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đối đáp với vua - GV chiếu 4 bức tranh trong SGK và nêu: Đây là 4 bức tranh không theo thứ tự của câu chuyện Đối đáp với vua. Cô mời các con sắp xếp lại cho đúng thứ tự nào? GV cho HS NX GV chốt -1HS đọc lại yêu cầu -1 HS trả lời Bây giờ cô sẽ mời các con kể nối tiếp theo đoạn và cả bài, khi nghe bạn kể các con cần lưu ý tiêu chí để nhận xét nhé? Slide: Tiêu chí gọi 4 em kể nối tiếp đoạn 1hs kể trước lớp Bài 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện - 1 HS giỏi kể ? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? GV chốt lại trên slide Về nhà các con tìm thêm những câu đối VD những câu tục ngữ có hai vế đối nhau: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa Bây giờ chúng ta chuyển sang tiết tập đọc tiếp theo: Tiếng đàn. - HS trả lời theo ý hiểu
Tài liệu đính kèm: