I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai: lâu rồi, dạo này, khoẻ, năm nay, lớp, ánh trăng, chăm ngoan, sống lâu, .
- Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi.
Hiểu được ý nghĩa, tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của người cháu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài học
- Bảng phụ ghi câu dài
- Phấn màu, nam châm
Phân môn : Tập đọc Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011 Tiết : Thư gửi bà Tuần : 10 Lớp : 3A3 I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai: lâu rồi, dạo này, khoẻ, năm nay, lớp, ánh trăng, chăm ngoan, sống lâu, ... Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. Hiểu được ý nghĩa, tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của người cháu. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài học Bảng phụ ghi câu dài Phấn màu, nam châm III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 5’ A. Kiểm tra bài cũ - Kể từng đoạn câu chuyện Giọng quê hương. - Câu hỏi : + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? (Quê hương là nơi gắn bó thân thiết, giọng quê hương thể hiện tình cảm, sự gắn bó ấy và nó làm cho tình cảm giữa những người cùng quê trở nên đáng quý,...). * PP kiểm tra, đánh giá - 2 HS kể chuyện, trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chấm điểm. 32’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Chúng ta sẽ tập đọc Thư gửi bà của bạn Trần Hoài Đức. Bạn Đức có bà ở quê, đã lâu bạn chưa có dịp về quê thăm bà. Qua lá thư các em sẽ biết bạn Đức đã nói với bà những gì. Lá thư còn giúp các em biết cách viết một bức thư để hỏi thăm người thân ở xa. * PP trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài, treo tranh minh hoạ. 2. Luyện đọc 2.1 Đọc mẫu: - Giọng nhẹ nhàng, tình cảm - Phân biệt giọng đọc câu kẻ với câu hỏi, câu cảm trong bài, ngắt nghỉ hơi hợp lí 2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ ã Đọc từng câu ã Luyện đọc đoạn: * Đoạn 1 : Mở đầu thư (3 câu đầu) - Các từ dễ đọc sai: lâu rồi, ... - Câu : Hải Phòng, /ngày 6/ tháng 11/ năm 2003.// (đọc rành rẽ, chính xác các chữ số) * Đoạn 2: Nội dung chính Từ Dạo này ... dưới ánh trăng - Câu : + Dạo này bà có khoẻ không ạ ? ( giọng ân cần) + Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê,/ thả diều cùng anh Tuấn trên đê/ và đêm đêm/ ngôi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng.// ( giọng kể chậm rãi) * Đoạn 3: Kết thúc (còn lại) * PP luyện đọc, trực quan - GV đọc mẫu toàn bài 1 lần. - HS theo dõi SGK. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu theo dãy – GV sửa lỗi phát âm sai. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. ã GV phân đoạn , hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự: - 2 HS đọc đoạn. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét. - GV nêu câu dài, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt. - HS đọc lại câu,đoạn. - 3 HS đọc nối tiếp toàn bài. 3. Tìm hiểu bài: - Câu hỏi: a) Đức viết thư cho ai ? (Cho bà của Đức ở quê.) b) Dòng đầu bức thư, bạn ghi thế nào ? Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003 (ghi rõ nơi và ngày gửi thư) c) Đức hỏi thăm bà điều gì ? (Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà - Dạo này bà có khoẻ không ạ ? ) d) Đức kể với bà những gì ? (Tình hình gia đình và bản thân, được lên lớp 3, được tám điểm 10, được đi chơi với bố mẹ vào những ngày nghỉ; kỉ niệm năm ngoái về quê...) e) Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức đối với bà thế nào? (Rất kính trong và yêu quý bà: hứa với bà sẽ học giỏi, chăm ngoan để bà vui, chúc bà koẻ, sống lâu, mog đến hè để được về quê thăm bà) * PP vấn đáp - HS quan sát tranh đọc đoạn mở đầu , HS khác đọc thầm, trả lời câu hỏi a, b. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt. - HS đọc nội dung chính , trả lời câu c, d - HS khác nhận xét. - GV nhận xét. - HS đọc phần kết thúc, trả lời câu hỏi e. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt. 2’ 4. Luyện đọc lại - Luyện đọc lại toàn bộ bức thư - Thi đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm - Thi đọc cả bài + Chú ý: giọng nhẹ nhàng, tình cảm ngắt nghỉ, nhấn giọng hợp lí. C. Củng cố – dặn dò: - Đọc lại bài * PP luyện đọc - HS khá đọc. - HS khác nhận xét. - 2 nhóm HS thi đọc. - HS khác nhận xét. - HS thi đọc cả bài. - GV nhận xét. - GV nhận xét tiết học * Rút kinh nghiệm sau tiết học: . .........................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: