Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 12 - Bài: Cảnh đẹp non sông - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 12 - Bài: Cảnh đẹp non sông - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ, Đồng Nai, lóng lánh .

- Biết ngắt nghỉ đúng dòng thơ.

- Giọng đọc biểu lộ niềm tự hào về cảnh đẹp ở các miền đất nước.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Biết được các địa danh trong bài qua chú thích.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương.

3. Học thuộc lòng bài thơ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài học, hoặc tranh vẽ phong cảnh quê hương,.

- Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL.

 

doc 3 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 12 - Bài: Cảnh đẹp non sông - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn : Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Cảnh đẹp non sông
Tuần : 12
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ, Đồng Nai, lóng lánh ...
Biết ngắt nghỉ đúng dòng thơ.
Giọng đọc biểu lộ niềm tự hào về cảnh đẹp ở các miền đất nước..
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Biết được các địa danh trong bài qua chú thích.
Cảm nhận được vẻ đẹp của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học, hoặc tranh vẽ phong cảnh quê hương,...
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể từng đoạn câu chuyện Nắng phương Nam.
- Câu hỏi : 
+ Câu chuyện ca ngợi điều gì? ( Câu chuyện ca ngợi tình bạn thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi các miền trên đất nước ta.)
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
32’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
 Kể tên những cảnh đẹp của đất nước mà con biết?
 Tiết học này cô cùng các con sẽ được đọc một số câu ca dao nói về những cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước để thêm hiểu biết, tự hào về vẻ đẹp và sự giàu có của thiên nhiên đất nước.
* PP trực tiếp
- Hs kể.
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: nhẹ nhàng, tha thiết, bộc lộ niềm tự hào với cảnh đẹp non sông, nhấn giọng ở những từ gợi tả.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng 2 dòng thơ
- Từ khó : non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ, Đồng Nai, lóng lánh , ...
ã Đọc từng khổ thơ
- Chú ý ngắt giọng ở các dòng thơ:
+ Câu 1:
Đồng Đăng / có phố Kì Lừa, /
Có nàng Tô Thị, / có Chùa Tam Thanh. //
+ Câu 3:
Đường vô xứ nghệ / quanh quanh, /
Non xanh nước biếc / như tranh hoạ đồ. //
+ Câu 6:
Đồng Tháp Mười / cò bay thẳng cánh /
Nước Tháp Mười / lóng lánh cá tôm. //
ã Địa danh được chú giải:
+ Đồng Đăng: Thị trấn thuộc tỉnh Lạng Sơn.
+ Tô Thị: Tên một tảng đá to trên một ngọn núi oẻ thành phố Lạng Sơn có hình dáng giống một người mẹ bồng con tông ra phía xa như đang ngóng đợi chồng trở về. Có cả một câu chuyện dài kể về sự tích tảng đá có tên Tô Thị.
+ Tam Thanh: Tên một ngôi chùa đặt trong hang đá nổi tiếng ở thành phố Lạng Sơn.
+ Chấn Vũ : Một đền thờ ở bên Hồ Tây.
+ Thọ Xương: tên một huyện cũ ở Hà Nội trước đây.
+ Yên Thái : tên một làng làm giấy bên Hồ Tây trước đây.
+ Gia Định : Tên một tỉnh cũ ở Miền Nam, một bộ phận lớn nay thuộc TP. Hồ Chí Minh.
- Từ khó:
+ La đà : sà thấp xuống với dáng vẻ nhẹ nhàng, lả lướt
ã Đọc từng khổ thơ theo nhóm 
ã Đọc cả bài
- giọng nhẹ nhàng, tha thiết
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ một theo dãy – GV sửa lỗi phát âm sai.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ.
- GV treo bảng phụ ghi các khổ thơ.
 - HS đọc, nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt
- HS đọc lại.
- HS kể tên các địa danh có trong các câu ca dao, nói hiểu biết của mình.
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét.
- HS nêu nghĩa từ khó, đặt câu.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc trong nhóm.
- 2 nhóm đọc to.
- Cả lớp đồng thanh.
3. Tìm hiểu bài
1. Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là những vùng nào ?
 Câu 1: Lạng Sơn; câu 2: Hà Nội; câu 3: Nghệ An, Hà Tĩnh; câu 4: Thừa Thiên –Huế và Đà Nẵng; câu 5: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai; câu 6: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp.
=> 6 câu ca dao trên nối về cảnh đẹp của 3 miền Bắc- Trung- Nam trên đất nước ta. Câu 1 và 2 nối về cảnh đẹp ở miền Bắc, câu 3 và 4 nói về cảnh đẹp ở miền Trung, câu 5 và 6 nói về cảnh đẹp ở miền Nam.
2. Mỗi vùng có cảnh đẹp gì ?
HS nêu cảnh đẹp ở một vùng dựa vào từng câu ca dao.
3. Theo em, ai đã gìn giữ, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn? (Ông cha ta từ bao đời nay, đã gây dựng nên đất nước này; gìn giữ, tô điểm cho non sông ngày càng tươi đẹp hơn.)
* PP trực quan, vấn đáp
- GV treo tranh minh hoạ.
- HS quan sát tranh, đọc bài thơ, thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi 1.
- HS khác bổ sung 
- GV nhận xét, chốt lại.
- 1 HS đọc 1 khổ thơ bất kì, trả lời câu hỏi 2.
- HS khác bổ sung. 
- GV nhận xét.
- HS đọc toàn bài, trả lời câu hỏi 3.
- HS khác bổ sung .
- GV nhận xét.
4. Học thuộc lòng
ã Học thuộc từng khổ thơ
ã Học thuộc lòng bài thơ
* PP xoá dần
- GV treo bảng phụ ghi bài thơ.
- HS đọc thuộc lòng.
- GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài.
- HS đọc lần lượt các khổ, đọc cả bài.
- Cả lớp đồng thanh.
3’
C. Củng cố – dặn dò
- Đọc nối tiếp bất kì
- Dặn dò : học thuộc bài thơ và tìm hiểu thêm về đất nước mình.
* Trò chơi
- HS thực hiện
- GV nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_12_bai_canh_dep_non_song_dinh_thi.doc