Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Người liên lạc nhỏ - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Người liên lạc nhỏ - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, to lù lù, tráo trưng, nắng sớm, thong manh.

- HS ngắt nghỉ đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, các cụm từ .

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: Ông Ké, Nùng , Tây đồn, thầy mo, thong manh.,.

- Nắm được nội dung truyện và ý nghĩa câu chuyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng

 

doc 5 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Người liên lạc nhỏ - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn : Tập đọc – Kể chuyện
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Người liên lạc nhỏ
Tuần : 14
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, to lù lù, tráo trưng, nắng sớm, thong manh...
HS ngắt nghỉ đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, các cụm từ .
Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật. 
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: Ông Ké, Nùng , Tây đồn, thầy mo, thong manh.,...
Nắm được nội dung truyện và ý nghĩa câu chuyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng
3. Kể chuyện : 
- Rèn kĩ năng nói: 
+ Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ.
+ Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuyện .
+ Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi câu dài.
Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
5’
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Cửa Tùng
- Câu hỏi : Em có ấn tượng gì khi đọc bài Cửa Tùng ?
+ Bãi biển Cửa Tùng rất đẹp
+ Màu nước ở đó thay đổi theo thời gian trong ngày
+ Nơi đây quân dân ta đã đấu tranh anh dũng để bảo vệ tổ quốc
+ Em rất muốn được đến bãi biển này, 
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS lần lượt lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét,chấm điểm.
33’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Câu hỏi:
Tuần này cô cùng các con bắt đầu học một chủ điểm mới đó là chủ điểm Anh em một nhà.
+ Con hiểu thế nào về chủ điểm này ? (... nói về tình đoàn kết của nhân dân ta trên khắp mọi miền Tổ quốc,...)
Truyện đọc Người liên lạc nhỏ mở đầu chủ điểm kể về một chuyến công tác quan trong của anh Kim Đồng. Chúng ta cùng đọc truyện để biết về người liên lạc nhỏ tuổi nhưng đầy lòng dũng cảm này.
* PP vấn đáp, thuyết trình:
- GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, giới thiệu, ghi tên bài.
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: 
Đoạn 1: Đọc với giọng kể chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả dáng đi nhanh nhẹn của Kim Đồng , phong thái ung dung của ông ké: hiền hậu, nhanh nhẹn, lững thững
Đoạn 2 : Giọng hồi hộp.
Đoạn 3 : Giọng bọn lính hống hách, giọng Kim Đồng tự nhiên, bình thản.
Đoạn 4 : Giọng vui, phấn khởi, nhấn giọng cá từ ngữ thể hiện sự ngu ngốc của bọn lính.( tráo trưng, thông manh).
- Giới thiệu: Câu chuyện xảy ra vào năm 1941, ở tỉnh Cao Bằng, lúc cán bộ Cách mạng còn phải hoạt động bí mật. 
- Kim Đồng (1928 – 1943) : người dân tộc Nùng, tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, là đội viên Thiếu niên Tiền phong đầu tiên. Anh làm nhiệm vụ liên lạc, dẫn đường và canh gác. Trong một lần làm nhiệm vụ anh đã cố tình để giặc bắn báo động cho bộ đội ta. Mộ Kim Đồng được xây dựng ở bản Nà Mạ, cạnh đường số 4, trên đường từ thị xã Cao Bằng đến Pắc Bó,...
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
ã Đọc từng câu
ã Luyện đọc đoạn: Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ và luyện ngắt hơi, nhấn giọng.
* Đoạn 1 :
- Các từ dễ đọc sai: gậy trúc, lững thững,...
- Từ khó :
+ Ông ké: người đàn ông cao tuổi (cách gọi của một số dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc)
+ Nùng : một dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở miền Bắc
- Câu : Nào,/ bác cháu ta lên đường.// (lời ông ké thân mật, vui vẻ)
* Đoạn 2 
- Các từ dễ đọc sai: suối, huýt sáo, to lù lù,...
- Từ khó: 
+ Tây đồn : tên quan Pháp chỉ huy đồn
* Đoạn 3 :
- Từ khó : Thầy mo : thầy cúng ở miền núi
- Câu: 
 Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.// (Giọng Kim Đồng bình tĩnh, tự nhiên); thân tình khi gọi ông ké :
 Già ơi!/ Ta đi thôi !/ về nhà cháu còn xa đấy.//
* Đoạn 4 :
- Các từ dễ đọc sai: tráo trưng, nắng sớm, thong manh,...
- Từ khó :
+ Thong manh: (mắt) bị mù hoặc nhìn không rõ, nhưng trông bề ngoài vẫn gần như bình thường
- Câu : Mắt giặc tráo trưng mà hoá thong manh.// (giọng giễu cợt bọn giặc)
 Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm.// (giọng vui)
ã Đọc từng đoạn trong nhóm
ã Đọc nối tiếp đoạn trước lớp
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng.
- GV giới thiệu thêm, chỉ trên bản đồ vị trí của tỉnh Cao Bằng.
- HS quan sát, nói hiểu biết của mình về anh Kim Đồng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, nói thêm nếu cần.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai.
ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự:
- 2 HS đọc đoạn .
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần.
- GV treo bảng phụ ghi câu dài, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
- HS đọc lại câu.
- GV ghi các từ cần giải nghĩa.
- HS nêu nghĩa từ.
- GV nhận xét, hỏi .
- HS trả lời.
- GV nhận xét, ghi.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- 2 nhóm đọc nối tiếp đoạn.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Tìm hiểu bài:
1. Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? (Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.)
2. Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng? ( Vì vùng này là vùng người Nùng ở, đóng vai ông già Nùng để dễ hoà đồng với mọi người, dễ dàng che mắt địch, làm chúng tưởng ông cụ là người địa phương.)
3. Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? (Cách đi đường của hai bác cháu rất cẩn thận. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước một quãng. Ông ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, Kim Đồng sẽ huýt sáo làm hiệu để ông ké kịp tránh vào ven đường.)
 4. Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch.
+ Gặp Tây đồn đem lính đi tuần, Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo.
+ Địch hỏi, Kim Đồng nói: Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.
+ Trả lời xong , Kim Đồng gọi : Già ơi ! ta đi thôi!
* Nội dung câu chuyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
* PP vấn đáp
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1, 2,3.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc đoạn 2, 3, 4 trả lời câu hỏi 4.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc toàn bài, nói nội dung truyện.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, khái quát lại.
13’
Tiết 2
4. Luyện đọc lại :
ã Luyện đọc lại toàn bài theo đoạn
ã Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 trong nhóm:
ã Luyện đọc phân vai:
- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diến cảm.
- HS thi đọc phân vai.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
22’
5. Kể chuyện
Yêu cầu : Dựa vào các tranh sau, kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện Người liên lạc nhỏ.
ã Nội dung các tranh.
- Tranh 1 : Kim Đồng dẫn đường cho ông ké
- Tranh 2 : Gặp bọn Tây đồn
- Tranh 3 : Lừa bọn giặc
- Tranh 4 : Hai bác cháu ung dung qua trước mặt chúng
ã Kể mẫu một đoạn truyện
ã HS kể trong nhóm
ã HS thi kể trước lớp. 
- GV treo tranh minh hoạ, 1 HS đọc yêu cầu .
- HS nêu nội dung các tranh.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS khá kể mẫu, GV gợi ý .
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS kể theo nhóm 4.
- 2 HS kể thi .
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
3’
C. Củng cố – dặn dò
+ Câu chuyện cho ta hiểu được điều gì? (Ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn và dũng cảm của anh Kim Đồng ,...)
- Dặn dò : + Tập kể lại câu chuyện cho người khác nghe 
 + Sắm vai đóng kịch lại
* PP vấn đáp
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_14_bai_nguoi_lien_lac_nho_dinh_th.doc