Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019

3. Bài mới: GTB, ghi tựa.

Hoạt động 1: Luyện đọc.

 - Đọc mẫu toàn bài lần 1

- HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

- Treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc câu văn dài:

“ Cha muốn trước khi nhắm mắt/ thấy con kiếm nổi bát cơm.// Con hãy đi làm và mang tiền về đây.//”

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.

- Gọi 1 HS đọc bài

+ Câu 1: Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì?

+ Ông muốn con trai trở thành người như thế nào?

+ Em hiểu “ Tự kiếm nổi bát cơm” là thế nào?

+ Câu 2: Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?

+ Câu 3: Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào ?

+ Câu 4: Khi ông lão vứt tiền vào lửa, người con trai đã làm gì ? * Vì sao ?

 

doc 4 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 644Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15: Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2018
Tiết: 40 + 41 Tập đọc - Kể chuyện
 HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc:
 - Đọc đúng, rành mạch, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải .( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).
 * HS K-G: Trả lời được câu 5.
 B. Kể chuyện:
 - Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ. HS khá-giỏi kể được cả câu chuyện.
 + Lồng ghép GD KNS: Kĩ năng xác định giá trị.
 II. Chuẩn bị:
 GV: SGK - bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc
 HS: SGK - Vở - bút
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1HS đọc thuộc bài “Nhớ Việt Bắc”
- Nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới: GTB, ghi tựa.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
 - Đọc mẫu toàn bài lần 1
- HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc câu văn dài:
“ Cha muốn trước khi nhắm mắt/ thấy con kiếm nổi bát cơm.// Con hãy đi làm và mang tiền về đây.//” 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Gọi 1 HS đọc bài
+ Câu 1: Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì? 
+ Ông muốn con trai trở thành người như thế nào?
+ Em hiểu “ Tự kiếm nổi bát cơm” là thế nào?
+ Câu 2: Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?
+ Câu 3: Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào ?
+ Câu 4: Khi ông lão vứt tiền vào lửa, người con trai đã làm gì ? * Vì sao ?
- Chốt ý, giảng thêm.
+ Câu 5: Hãy tìm những câu trong câu chuyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện ? (HS K-G)
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Đọc bài lần 2
- YC HS luyện đọc phân vai theo nhóm 3 
- Gọi 1-2 nhóm đọc trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương.
Kể chuyện
- Nêu nhiệm vụ
- Hướng dẫn HS kể:
- YC HS quan sát các tranh minh hoạ, sắp xếp lại tranh cho đúng thứ tự.
- Gọi 1 HS khá giỏi kể đoạn 1
- Nhận xét
- Yêu cầu HS quan sát tranh luyện kể theo nhóm đôi 1 đoạn câu chuyện.
- Gọi 3HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương. 
4. Củng cố - dặn dò 
- Giảng: Qua câu chuyện, ta thấy được: Bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải không bao giờ hết. Chỉ có lao động bằng chính sức lực của mình thì mới nên người.
+ Ở tuổi các em cần làm gì để trở thành người có ích?
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài và đọc trước bài: “ Nhà rông ở Tây Nguyên”.
 - Nhận xét giờ học.
- hát
- Đọc bài 
- Nhận xét
- lắng nghe.
- Theo dõi
- nối tiếp nhau đọc từng câu 
- 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn
+ luyện phát âm, đọc chú giải.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- luyện đọc theo nhóm 4.
- thi đọc - Lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS đọc - Lớp đọc thầm
+ Ông buồn vì người con trai của ông rất lười biếng.
+ Ông muốn người con siêng năng, chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm.
+ Là tự làm, tự nuôi sống mình, không phải nhờ bố mẹ.
+ để thử xem tiền đó có phải do chính con ông làm ra hay không.
+ Anh ta tìm vào một làng xin xay thóc thuê ..... anh bán lấy tiền.
+ Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, * vì đó là những đồng tiền do anh vất vả lắm mới tạo ra được và vì anh sợ để lâu tiền sẽ bị chảy ra,
+ Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý trọng đồng tiền. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
- Theo dõi
- Luyện đọc phân vai 
- thi đọc
- Nhận xét
- Quan sát và sắp sếp tranh đúng thứ tự : 3-5-4-2-1
- kể
- Nhận xét
- Luyện kể theo nhóm đôi
- 3 HS thi kể, mỗi HS kể 1 đoạn
- Nhận xét 
- nghe giảng.
+ Chăm chỉ học tập, giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi
- lắng nghe.
Nội dung cần bổ sung:
TUẦN 15 Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2018
Tiết: 42 Tập đọc
 NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
 I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng, rành mạch. Bước đầu biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên.
 - Hiểu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông. ( trả lời được các CH trong SGK ) 
 * GDVHĐP: Cho HS nêu tên 1 số dân tộc thiểu số sống trên quê hương Trà Vinh – HS biết tự hào, có ý thức trân trọng, kế thừa những nét đặc sắc trong phong cách sống của người dân Trà Vinh.
 II. Chuẩn bị:
 GV: SGK - bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc
 HS: SGK - Vở - bút
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. KTBC: Hũ bạc của người cha.
- Gọi HS kể lại 1 đoạn câu chuyện
- Nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới: GTB, ghi tựa.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Đọc mẫu lần 1
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng giữa các dòng trong khổ thơ:
“ Theo tập quán của nhiều dân tộc thiểu số,/ trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình/ đều ngủ tập trung ở nhà rông/ để bảo vệ buôn làng.//”
- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Gọi 1 HS đọc bài 
+ Câu 1: Vì sao nhà Rông phải chắc và cao ?
+ Câu 2: Gian đầu nhà Rông được trang trí như thế nào ?
+ Câu 3: Vì sao gian giữa được coi là trung tâm của nhà Rông ?
* Từ gian thứ ba của nhà Rông dùng để làm gì ?
- Giảng: Nhà Rông là ngôi nhà đặc biệt quan trong với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nhà Rông được làm rất to, cao và chắc chắn. Nó là trung tâm của buôn làng, là nơi thờ thần làng, nơi diễn ra các sinh hoạt công đồng quan trọng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
* GDVHĐP: MT
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Đọc bài lần 2
- Gọi 3 HS thi đọc cả bài
- Nhận xét, ghi điểm
4. Củng cố - dặn dò:
- Giảng: Qua bài, nhà rông là nơi sinh hoạt cộng đồng của buôn làng, nơi thể hiện nét đẹp văn hoá của đồng bào Tây Nguyên.
- Dặn HS đọc bài và đọc trước bài 
“ Đôi bạn”
- Nhận xét giờ học.
- hát
- kể
- Nhận xét
- lắng nghe.
- dò bài S/ 127.
- nối tiếp nhau đọc từng câu
- nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
+ luyện phát âm 1 số từ khó.
+ đọc chú giải S/ 128.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- các nhóm thi đọc bài, lớp theo dõi
- Nhận xét
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
+ Vì nhà Rông được sử dụng lâu dài, là nơi thờ thần làng, nơi tụ họp mọi người trong làng vào những ngày lễ hội. Nhà Rông phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn, phải cao để khi múa trống chiêng, ngọn giáo không vướng mái.
+ Gian đầu nhà Rông là nơi thờ thần làng, trên vách có treo một giỏ mây đựng hòn đá thần, đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng để cúng tế.
+ Vì gian giữa là nơi đặt bếp lửa của nhà Rông, nơi các già làng tụ họp để bàn việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của nhà Rông.
* Từ gian thứ ba trở đi là nơi ngủ của trai tráng trong buôn làng đến tuổi 16, chưa lập gia đình. Họ tập trung ở đây để bảo vệ buôn làng.
- lắng nghe.
- Theo dõi
- 3 HS thi đọc 
- Nhận xét
- lắng nghe.
Nội dung cần bổ sung:
....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2018_2019.doc