Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Bàn tay cô giáo - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Bàn tay cô giáo - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : cong cong, thoắt cái, tỏa, dập dềnh, rì rào

- Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới,: phô

- Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô dã tạo ra biết bao điều kì lạ từ đôi bàn tay khéo léo.

3. Học thuộc lòng bài thơ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài học, .

- Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL.

 

doc 2 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Bàn tay cô giáo - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Bàn tay cô giáo
Tuần : 21
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : cong cong, thoắt cái, tỏa, dập dềnh, rì rào
Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới,: phô
Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô dã tạo ra biết bao điều kì lạ từ đôi bàn tay khéo léo.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học, ...
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể từng đoạn câu chuyện : Ông tổ nghề thêu
- Câu hỏi : 
+ Ông tổ nghề thêu tên thật là gì, quê ở đâu, ông đã có công lao gì ? (... tên là Trần Quốc Khái, quê ở huyện Thường Tín, Hà Tây, đã có công truyền dạy cho nhân dân nghề thêu, ...)
 PPkiểmtra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
34’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
* Pp trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: 
- Giọng ngạc nhiên, khâm phục. Nhấn giọng, những từ thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, màu nhiệm của bàn tay cô giáo.
Một tờ giấy trắng
Cô gấp cong cong
Thoắt cái đã xong
Chiếc thuyền xinh quá!
Thêm tờ xanh nữa
Cô cắt rất nhanh
Mặt nước dập dềnh
Quanh thuyền sóng lướt.
- Giọng đọc chậm lại đầy thán phục ở hai dòng thơ cuối.
 Biết bao điều lạ
 Từ bàn tay cô.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng 2 dòng thơ
- Từ khó: cong cong, thoắt cái, tỏa, dập dềnh, rì rào
ã Đọc từng khổ thơ
ã Giải nghĩa các từ ngữ : 
- Phô: bày ra, để lộ ra
- Đặt câu có từ phô : 
+ Cậu bé cười, phô hàm răng sún.
+Bạn Hoa cười phô hàm răng trăng muốt .
 - Màu nhiệm: Có phép lạ tài tình 
ã Đọc từng khổ thơ theo nhóm 
ã Đọc cả bài
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK.
- GV nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ một – GV sửa lỗi phát âm.
- 3 HS đọc nối tiếp - GV treo bảng phụ ghi các khổ thơ.
 - HS đọc, nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
- HS đọc lại.
- GV nhận xét.
- HS đọc trong nhóm
- 2 nhóm đọc to.
- Cả lớp đồng thanh.
3. Tìm hiểu bài
- Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì? (Từ một tờ giấy trắng, thoắt một cái cô giáo gấp xong một chiếc thuyền cong cong xinh xắn./ Với một tờ giấy đỏ, bàn tay mềm mại của cô đã làm ra một mặt trời với nhiều tia nắng đỏ./ Thêm một tờ giấy xanh, cô cắt rất nhanh tạo ra một mặt nước dập dềnh những làn nước lượn quanh thuyền.)
- Tả bức tranh gấp và cắt dán giấy của cô giáo.
+ Cách 1: (Tả gần như theo sự xuất hiện của các hình ảnh thơ): Một chiếc thuyền trắng rất xinh, dập dềnh trên mặt biển xanh. Mặt trời đỏ ối phô những tia nắng hồng. Đó là cảnh biển biếc lúc bình minh.
+ Cách 2: (Khái quát bức tranh rồi đi vào từng chi tiết – Cách tả hay hơn) : đó là bức tranh miêu tả cảnh đẹp của biển trong buổi sáng bình minh. Mặt biẻn dập dềnh, một chiếc thuyền trắng đậu trên mặt biển, những làn sóng vỗ nhẹ quanh mạn thuyền. Phía trên, một vầng mặt trời đỏ ối đang tỏa ngàn tia nắng vàng rực rỡ.
- Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào? (Cô giáo rất khéo tay./ Bàn tay cô giáo như có phép màu./ Bàn tay cô giáo tạo nên bao điều kì lạ)
* PP trực quan, vấn đáp
- HS đọc bài thơ trả lời các câu hỏi.
- HS nhận xét, khác bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát.
4. Học thuộc lòng
ã Học thuộc từng khổ thơ
ã Học thuộc lòng bài thơ
* PP xoá dần
- GV treo bảng phụ. 
- HS đọc thuộc lòng.
- GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài.
- HS đọc các khổ, đọc cả bài.
- Cả lớp đồng thanh.
2’
C. Củng cố – dặn dò:
- Đọc cho mọi người và học thuộc lòng
- GV nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_21_bai_ban_tay_co_giao_dinh_thi_h.doc