- Trước khi vào bài mới ngày hôm nay, cô có một trò chơi cho lớp mình. Đó là trò NHÌN HÀNH ĐỘNG ĐOÁN TÊN.
Cô mời 4 bạn lên bảng và cô sẽ đưa mỗi bạn một từ liên quan tới các môn thể thao. Nhiệm vụ của 5 bạn đó là phải thể hiện môn thể thao đó bằng hành động mà không được nói. Còn dưới lớp, chúng ta sẽ nhìn hành động của bạn và đoán tên môn thể thao đó. Bằng cách ngồi yên khoanh tay lên bàn, cô sẽ hô 1,2,3 và chúng mình sẽ hô thật to môn thể thao đó. Tổ nào các bạn ngồi ngoan, khoanh tay và hô đúng và to nhất, cô sẽ thưởng cho tổ đó 2 sao. Nếu trong tổ có bạn nào không thực hiện đủ 3 điều, tổ đó sẽ không được thưởng sao nào nhé. Chúng ta đã sẵn sàng chưa nào.
- Môn nhảy dây
- Môn đá cầu
- Môn bơi
- Môn võ
Chúng ta đã vừa chơi trò chơi rất là vui phải không nào. Vậy thì lớp mình đã sẵn sàng vào tiết học hôm nay chưa?
THIẾT KẾ GIÁO ÁN TẬP ĐỌC: BUỔI HỌC THỂ DỤC Người dạy: Quách Bảo Linh Ngày soạn: Ngày dạy: Người học: lớp 3C A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK. 2. Kĩ năng - Đọc đúng các từ ngữ: Đê- rốt- xi, Xtác- đi, Cô- rét-ti, Ga- rô- nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay. - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Đọc đúng các câu cảm, câu cầu khiến. 3. Thái độ - Yêu thích môn học. - Hăng hái giơ tay phát biểu. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án, bài giảng điện tử, SGK, 2. Hoc sinh - SGK, vở. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Ổn định tổ chức - Trước khi vào bài mới ngày hôm nay, cô có một trò chơi cho lớp mình. Đó là trò NHÌN HÀNH ĐỘNG ĐOÁN TÊN. Cô mời 4 bạn lên bảng và cô sẽ đưa mỗi bạn một từ liên quan tới các môn thể thao. Nhiệm vụ của 5 bạn đó là phải thể hiện môn thể thao đó bằng hành động mà không được nói. Còn dưới lớp, chúng ta sẽ nhìn hành động của bạn và đoán tên môn thể thao đó. Bằng cách ngồi yên khoanh tay lên bàn, cô sẽ hô 1,2,3 và chúng mình sẽ hô thật to môn thể thao đó. Tổ nào các bạn ngồi ngoan, khoanh tay và hô đúng và to nhất, cô sẽ thưởng cho tổ đó 2 sao. Nếu trong tổ có bạn nào không thực hiện đủ 3 điều, tổ đó sẽ không được thưởng sao nào nhé. Chúng ta đã sẵn sàng chưa nào. - Môn nhảy dây - Môn đá cầu - Môn bơi - Môn võ Chúng ta đã vừa chơi trò chơi rất là vui phải không nào. Vậy thì lớp mình đã sẵn sàng vào tiết học hôm nay chưa? - HS lắng nghe. - HS chơi trò chơi. II. Bài mới (30p) 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc a. GV đọc b. Hướng dẫn HS đọc từng câu. c. Hướng dẫn HS đọc đoạn d. Luyện đọc theo nhóm e. Đọc toàn bài 3. Tìm hiểu bài 4. Luyện đọc lại 5. Kể chuyện - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 89 và hỏi: Tranh vẽ gì? - Bài học hôm nay sẽ đưa các con tới dự buổi học này, các con hãy chú ý để xem có điều gì đặc biệt với buổi học thể dục này nhé. Chúng ta cùng đến với bài hôm nay: Buổi học thể dục. - Chúng ta mở vở ra viết tên bài học cho cô. (Yêu cầu HS nhắc lại tên bài) - Khi đọc bài, chúng ta cần chú ý nhấn giọng các từ thể hiện về đặc điểm của các nhân vật. Giọng đọc toàn bài sôi nổi và hào hứng. - GV đọc toàn bài. - GV gọi HS đọc nối tiếp lần 1. - Bây giờ các em sẽ đọc nối tiếp, mỗi bạn đọc một câu cho tới hết. Bắt đầu từ bạn Chú ý là bạn đầu tiên đọc cả tên bài. GV nhận xét: Cô nhận xét vừa rồi các bạn đã đọc to, rõ ràng. Tuy nhiên chúng mình cần phải chú ý một số từ + Phiên âm tên người nước ngoài khó như sau: Đê- rốt- xi, Xtác- đi, Ga- rô- nê, Nen- li. + Và một số từ khó như là: khuyến khích, khuỷu tay. - GV gọi 1,2 HS đọc lại các từ. - Cô mời tổ bắt đầu từ bạn đọc nối tiếp lại toàn bài. - Bạn nào nhận xét phần đọc vừa rồi của các bạn nào? - Bài tập đọc được chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn từ đâu tới đâu? - Cô mời 1 bạn đọc cho cô đoạn 1 và trong khi bạn đọc, cả lớp hãy đọc thầm theo bạn nhé. - Gọi 1 HS nhận xét. - Bạn nào biết con “gà tây” thì giơ tay cho cho cô xem nào? - GV giải nghĩa (chiếu slide): gà tây là loại gà thân cao và to, lông thường màu đen, con trống thường có bìu cổ. - Bạn nào biêst con “bò mộng” là bò như thế nào nhỉ? - GV nhận xét. - Trong đoạn 1 có câu dài, cả lớp cùng chú ý nghe cô đọc và xem là cô ngắt giọng, nghỉ hơi ở đâu? “ Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khoẻ chẳng khác gì một con bò mộng non.” - GV đưa ra câu ngắt nghỉ đúng. - GV gọi 1,2 HS đọc lại câu. - GV gọi 1 HS đọc lại đoạn 1. - GV chiếu slide và yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2. - Các con hiểu thế nào là “chật vật”? - GV nhận xét và giải nghĩa. - Trên màn hình của cô là câu dài của đoạn 2, các con hãy gạch ngay vào trong sách cho cô nhé. - Gọi HS đọc lại đoạn 2. - Lưu ý giọng đọc nhân vật: Ở đoạn 2 này có lời của các bạn học sinh. Vậy chúng ta cần phải đọc với giọng như thế nào? (vui tươi, phấn khích) - Gọi HS đọc lại đoạn 2: Một bạn đọc lại đoạn 2 cho cô nào. - GV gọi 1 HS đọc đoạn 3. - Gọi HS nhận xét - Trên màn hình của cô là cách ngắt giọng, nghỉ hơi của đoạn 3, các con hãy gạch thật nhanh vào sách nào. - Lưu ý giọng đọc nhận vật: Đoạn này có lời của thầy giáo. Vậy thì chúng ta cần đọc với giọng như thế nào? ( hài lòng, trầm ấm) - GV đọc mẫu câu nói của thầy giáo. - Gọi HS đọc lại đoạn 3: Một bạn đọc lại đoạn 3 cho cô nào. - GV yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm bàn, bàn nào có hai bạn thì bạn nào đọc đoạn 1 thì chúng ta sẽ đọc đoạn 3 cho cô nhé. - Gọi 2,3 nhóm đọc. - Gọi HS nhận xét. - Gọi 1 HS đọc cả bài. - Bây giờ, chúng ta sẽ vào phần tìm hiểu bài nhé. - Lớp mình hãy đọc thầm đoạn 1 và cô biết là Các bạn học sinh trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào? - GV gọi 1 HS nhận xét. - GV đưa ra đáp án và nhận xét. - GV gọi 1 HS nhắc lại. - Các con chú ý vào đoạn 2, đọc và cho cô biết là tại sao Nen – li lại được miễn tập thể dục? - GV gọi 1 HS nhận xét. - GV đưa ra đáp án và nhận xét. - GV gọi 1 HS nhắc lại. - Tại sao Nen – li lại cố xin thầy cho được tập như mọi người? (câu hỏi thêm) - Chúng ta có thể thấy là Nen – li đã rất quyết tâm để leo lên chiếc cột phải không nào. Vậy thì Những chi tiết nào nói lên sự quyết tâm của Nen – li. Đọc thầm đoạn 2,3 và trả lời cho cô. - GV gọi 1 HS nhận xét. - GV đưa ra đáp án và nhận xét. - GV gọi 1 HS nhắc lại. - Sau khi chúng ta vừa được đọc và phân tích bài học, thì ngoài cái tên là Lớp học thể dục thì chúng ta có thể nghĩ ra cái tên khác cho câu chuyện này không nhỉ? - GV tổ chức cho HS đọc phân vai. - GV chia HS thành các nhóm 3, yêu cầu HS đọc phân vai theo nhóm. - Chú ý khi đọc bài cần phải nhấn giọng vào các từ ngữ chỉ đặc điểm của nhân vật. Giọng đọc của các bạn học sinh phải vui tươi, phấn khích, còn của thầy giáo thì nhẹ nhàng, thể hiện được thái độ hài lòng. - Gọi 2-3 nhóm thi đọc bài trước lớp theo hình thức tiếp nối. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV hỏi: Em hiểu như thế nào là kể lại truyện bằng lời của một nhân vật? - Vậy qua bài này, chúng ta có thể kể theo lời của những nhân vật nào nhỉ? - GV kể mẫu. - Bây giờ, chúng ta sẽ kể theo nhóm bàn, các bạn sẽ kể lại cho bạn cùng bàn mình nghe câu chuyện Lớp học thể dục theo lời nhân vật mà con thích. Sau đó, cô sẽ mời một, hai bạn lên bảng kể lại cho cô nhé. - GV nhận xét. - Gọi 1-2 HS lên thi kể toàn bộ câu chuyện. - Yêu cầu HS nhận xét, chọn ra bạn kể hay nhất. - Tranh vẽ một giờ học thể dục, có một bạn học sinh trông rất là yếu đang gắng sức leo lên một chiếc cột. Thầy giáo đang chăm chú theo dõi bạn và cả lớp đang cổ vũ, động viên bạn ấy. - HS lắng nghe. - HS thực hiện - HS lắng nghe. - HS đọc lần 1. - HS lắng nghe. - HS đọc từ. - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc. - HS đọc. - HS nhận xét. - Bài được chia làm 3 đoạn. - HS đọc - HS nhận xét. - Gà tây là loại gà thân cao và to, lông thường màu đen, con trống có bìu cổ. - Bò mộng là loại bò đực to và béo. - HS lắng nghe. - “ Tưởng chừng/cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai/ vì cậu khoẻ chẳng khác gì một con bò mộng non.” - HS quan sát. - HS đọc. - HS đọc đoạn 1. - HS đọc đoạn 2. - Chật vật là (làm một việc) mất rất nhiều công sức vì gặp nhiều khó khăn. - HS thực hiện yêu cầu. - HS đọc. - Giọng các bạn học sinh phấn khích, vui tươi. - HS đọc đoạn 2. - HS đọc đoạn 3. - HS nhận xét. - HS gạch vào sách. - Giọng thầy giáo hài lòng, trầm ấm. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS nhận xét. - HS đọc cả bài. - HS lắng nghe. - Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như 2 con khỉ, X-tác -đi thở hồng hộc, mặt đỏ như gà tây, Ga-rô-nê leo dễ như không, tưởng như có thể vác thêm một người nữa trên vai. - HS nhận xét - HS nhắc lại - Vì cậu bị gù từ nhỏ. - HS nhận xét. - HS nhắc lại. - Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được. - Sự quyết tâm của Nen-li thể hiện: Nen-li leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống nhưng cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt được cái xà. Thầy giáo khen cậu giỏi, khuyên cậu xuống nhưng cậu còn muốn đứng thẳng trên xà như những bạn khác. Cậu cố gắng rồi đặt được hai khuỷu tay, hai đầu gối rồi hai bàn chân lên xà. Thế là, cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng. - HS nhận xét. - HS nhắc lại. - Nen – li tấm gương sáng, Quyết tâm của Nen – li, Nen – li đã chiến thắng - HS thực hiện yêu cầu. - HS lắng nghe. - Các nhóm thi đọc. - HS nhận xét. - HS đọc. - Tức là nhập vai của một nhân vật trong truyện để kể, khi kể thì xưng là “tôi”, “tớ”, “mình”. - Bằng lời của thầy giáo, Đê – rốt – xi, Cô – rét – ti, Ga – rô – nê, Xtác – đi, Nen – li hoặc một bạn học sinh trong lớp. III. Củng cố, dặn dò - GV hỏi: Qua câu chuyện thì con rút ra được bài học gì? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể cho người thân cùng nghe. - Câu chuyện ca ngợi sự quyết tâm vượt khó của một bạn học sinh bị khuyết tật. Trong buổi học thể dục hôm nay, chúng tôi phải thực hiện nhiệm vụ leo lên một cái cột cao rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang ở phía trên. Nhiều bạn leo giỏi và nhanh như khỉ. Ga-rô-nê leo dễ như không. Cậu khoẻ như một con bò mộng nên khi học môn này cậu chẳng phải gắng sức một chút nào. Tuy nhiên, cũng nhiều bạn thì ì ạch mãi mới leo tới xà ngang. Như cậu Xtác-đi chẳng hạn, cậu ta thở hồng hộc và mặt đỏ lên như chú gà tây. Khi tất cả các bạn đã leo xong, chỉ còn một mình tôi. Tôi vốn dĩ là một học sinh bị tật nguyền từ nhỏ nên thầy đã miễn cho tôi học môn thể dục. Tuy nhiên, hôm nay tôi vẫn muốn thử sức mình. Tôi xin thầy cho leo thử. Thầy lưỡng lự một chút rồi cũng bằng lòng. Thế là tôi bắt đầu leo. Chà ! Leo lên cây cột chẳng phải dễ dàng. Tôi nắm chặt lấy cây cột và hai chân cũng quặp chặt thế mà cứ muốn rơi người xuống đất. Tôi cố gắng leo lên từng chút, từng chút một. Tim đập thình thịch trong lồng ngực. Mồ hôi tuôn ra ướt đẫm trán. Tôi vẫn cố leo lên. Chỉ còn chừng nửa mét, rồi hai mươi phân nữa thì tới đích. Ôi ! Vượt khoảng cách sau cùng này sao mà gian nan thế. Tôi đã mệt lắm rồi nhưng không thể buông tay. Các bạn đứng dưới đang reo hò cổ vũ tôi. Thầy thì nhìn tôi với ánh mắt vừa lo lắng vừa muốn tôi thành công. Lúc này, tôi chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay, rồi cuối cùng tôi cũng đã bám được xà ngang. Tới đây, tôi lấy hết sức để đặt hai khuỷu tay, hai đầu gối và hai bàn chân lên xà. Vậy là tôi đã đứng được trên trên. Mệt ơi là mệt nhưng quả là vui. Thế là tôi đã có thể làm như các bạn trong lớp của tôi rồi !
Tài liệu đính kèm: