Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019

3. Bài mới.

3.1 Giới thiệu bài.

- Trong tiết tập đọc hôm nay, các em sẽ đọc truyện Bài tập làm văn. Bạn nhỏ trong truyện có bài tập làm văn được điểm tốt. Đó là điều đáng khen. Nhưng bạn ấy còn làm dược một điều đáng khen hơn nữa. Đó là điều gì? Chúng ta hãy đọc truyện để trả lời câu hỏi ấy.

- Gọi HS nhắc tựa bài

3.2. Luyện đọc:

a. GV đọc mẫu. Tóm tắt nội dung

- Hướng dẫn giọng đọc của bài

b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

+ Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp từng câu, kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.

- Cho HS đọc từ khó: Làm văn, loay hoay, rửa bát đĩa, ngắn ngủi, vất vả.

+ Đọc đoạn trước lớp: Cho HS chia đoạn

- Cho HS đọc

- GV nhận xét

- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc nhấn giọng, nghỉ hơi đúng

 - GV đọc – Gọi HS đọc

- Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn.

- Gọi HS đặt câu với từ ngắn ngủn

 

doc 5 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 6 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018
Tiết 16+17 : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
 Bài tập làm văn
I. Mục tiêu.
A.Tập đọc
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ, tiếng khó dễ lẫn: Làm văn, loay hoay, rửa bát đĩa, ngắn ngủi, vất vả.... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện. Hiểu ND: Qua câu chuyện của bạn Cô-li-a, tác giả muốn khuyên các em lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho bằng được đều muốn nói.
+KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. – Ra quyết định. Đảm nhận trách nhiệm
- HS thấy được lời nói phải đi đôi với việc làm 
B.Kể chuyện
- Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự trong câu chuyện.
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của mình.
- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: bảng phụ chép câu văn hướng dẫn đọc 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
2. Kiểm tra bài cũ. Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi bài Cuộc họp của chữ viết
- GV nhận xét
- HS hát
- 2 HS lên bảng
- HS nhận xét
3. Bài mới.
3.1 Giới thiệu bài. 
- Trong tiết tập đọc hôm nay, các em sẽ đọc truyện Bài tập làm văn. Bạn nhỏ trong truyện có bài tập làm văn được điểm tốt. Đó là điều đáng khen. Nhưng bạn ấy còn làm dược một điều đáng khen hơn nữa. Đó là điều gì? Chúng ta hãy đọc truyện để trả lời câu hỏi ấy.
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu. Tóm tắt nội dung 
- Hướng dẫn giọng đọc của bài 
- HS nghe.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp từng câu, kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS đọc từ khó: Làm văn, loay hoay, rửa bát đĩa, ngắn ngủi, vất vả....
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài; Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó
+ Đọc đoạn trước lớp: Cho HS chia đoạn 
- Cho HS đọc 
- GV nhận xét
- HS chia đoạn : 4 đoạn
+ Đoạn 1:Có lần...khăn mùi soa
+ Đoạn 2:Đến đây...giặt bít tất.
+Đoạn 3:Nhưng chẳng lẽ...vất vả.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- 4 HS tiếp nối đọc từng đoạn trong bài (lần 1) 
- HS nhận xét
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc nhấn giọng, nghỉ hơi đúng
- HS luyện đọc bài trên bảng:
Nhưng/ chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủi như thế này?// Tôi nhìn xung quanh,/ mọi người vẫn viết.//
Cô-li-a này!// Hôm nay con giặt áo sơ mi/ và quần áo lót đi nhé.//
 - GV đọc – Gọi HS đọc
- Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn.
- Gọi HS đặt câu với từ ngắn ngủn
- HS nối tiếp đọc từng đoạn (1 lần)
- HS đọc
- HS đặt câu: Chiếc áo ngắn ngủn, Đôi cánh của con dế ngắn ngủn.
+Đọc đoạn trong nhóm:
- GV chia nhóm 4, cho HS luyện đọc theo nhóm
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài.
- HS đọc theo nhóm 
+ Thi đọc giữa các nhóm: Cho HS thi đọc nối tiếp đoạn
- Đại diện các nhóm thi đọc đoạn.
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm đọc tốt.
- Gọi 1 HS đọc cả bài
- HS nhận xét
- HS đọc
Tiết 2
3.3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi:
GDKNS: Tự nhận thức, Ra quyết định
- Nhân vật xưng tôi trong chuyện này là ai?
- Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào ?
- Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn ?
GV KL: Cô-li-a thấy khó kể ra những việc đã làm để giúp đỡ mẹ vì ở nhà mẹ Cô-li-a thường làm mọi việc. Có lần bận, mẹ định nhờ Cô-li-a giúp việc này việc nọ nhưng thấy con đang học lại thôi...
- Thấy các bạn viết nhiều Cô-li-a làm cách gì để bài viết dài hơn?
- Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a giặt quần áo thì em lại ngạc nhiên?
- Vì sao sau đó Cô-li-a lại vui vẻ làm theo lời mẹ ?
- Bài học đã giúp em hiểu điều gì ?
- HS đọc và trả lời các câu hỏi
- Cô-li-a
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ
- Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc để dành thời gian cho Cô-li-a học. 
- Cô-li-a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và kể ra những việc chưa bao gờ làm nhữ giặt áo lót, áo sơ mi và quần. 
- Vì em chưa làm việc này bao giờ 
- Vì nhớ ra là minh đã nói trong bài tập làm văn.
- Lời nói phải đi đôi với việc làm. Những điều HS nói tốt về mình phải cố làm bằng được. 
3.4. Luyện đọc lại.
- GV nhắc lại cách đọc, giọng đọc
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
KNS: đảm nhận trách nhiệm
- HS nghe
- Người dẫn chuyện, Cô-li-a, người mẹ
+ Gọi HS phân vai, thi đọc bài theo nhóm
- Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương
B. Kể chuyện:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Y/c Hs quan sát 4 bức tranh trong SGK.
- Để sắp xếp được các tranh minh họa theo đúng nội dung truyện, các em cần quan sát kĩ tranh và xác định nội dung tranh đó minh họa là của đoạn nào, sau khi đã xác định nội dung của từng tranh chúng ta mới sắp xếp chúng lại theo trình tự của câu chuyện
- Sau khi sắp xếp tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện, các em chọn kể một đoạn bằng lời của mình, tức là chuyển lời của Cô-li-a thành lời của em.
- Gọi 4 em tiếp nối kể lại 4 đoạn trong chuyện 
- GV nhận xét
- Cho HS kể theo nhóm 4
- Theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng 
- GV gọi HS kể lại một đoạn trong truyện
- GV nhận xét sau mỗi lần kể của HS
- HS đọc
- HS nhận xét
- HS đọc
- Quan sát lần lượt 4 tranh, dựa vào gợi ý của 4 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện không nhìn sách.
- HS lắng nghe
- 4 em kể nối tiếp theo 4 đoạn của câu chuyện.
- HS nhận xét
- HS thi kể một đoạn trong truyện
- Lớp theo dõi bình bạn kể hay nhất.
4. Củng cố: 
GDKNS: xác định giá trị cá nhân
- Em đã từng thực hiện những việc mình đã nói ra chưa? Đó là những việc gì?
- Em đã biết giúp đỡ bố mẹ chưa?
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài vê nhà cho HS. 
Luyện đọc lại bài, về nhà kể lại câu chuyện.
Nôi dung cần bổ sung:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 6 Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2018
Tiết: 18 TẬP ĐỌC
Nhớ lại buổi đầu đi học
I. Mục tiêu.
- Đọc đúng, đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các kiểu câu. Hiểu nội dung của bài: Bài văn là hồi ức cảm động của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học.
 - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng, biết đọc bài với giọng xúc đọng, đầy tình cảm.
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ ghi câu văn hướng dẫn đọc. PHT
III. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức. Hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Bài tập làm văn
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- GV nhận xét
- HS nhận xét
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài:
- Mỗi chúng ta ai cũng có kỉ niệm đẹp về ngày đầu tiên đi học. Trong giờ tập đọc này chúng ta sẽ được biết những kỉ niệm đẹp của nhà văn Thanh Tịnh trong buổi đầu đi học.
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc: giọng chậm rãi, tình cảm, nhẹ nhàng.
- HS nghe.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS đọc từ khó: nao nức, mơn man, tựu trường, nảy nở, quang đãng, bỡ ngỡ, ngập ngừng...
- HS nối tiếp đọc từng câu. Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó
+ Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Cho HS chia đoạn
- Có 3 đoạn:
+Đoạn 1: Hằng năm...giữa bầu trời quang đãng. 
+Đoạn 2: Buổi mai hôm ấy...hôm nay tôi đi học
+Đoạn 3: Cũng như tôi...để khỏi rụt rè trong cảnh lạ
- Cho HS đọc. 
- GV nhận xét
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi 
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn trong bài (1lần)
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, luyện đọc
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi/ như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.//
- GV đọc – Gọi HS đọc
- Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ: nao nức, mơn man, quang đãng, bỡ ngỡ, ngập ngừng.
- Gọi HS đặt câu với từ nao nức
- HS nối tiếp đọc từng đoạn (lần 2)
- HS đọc
- Chúng em nao nức đón ngày khai trường
+ Đọc trong nhóm: Cho HS đọc, theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài.
- HS đọc theo nhóm 3
+ Thi đọc giữa các nhóm : Cho HS thi đọc đoạn
- Yêu cầu HS nhận xét, GV khen ngợi các nhóm đọc tốt.
- HS thi đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc (đoạn, cả bài) 
- HS nhận xét
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Điều gì gợi tác giả nhớ những kỷ niệm của buổi tựu trường?
+Trong ngày tựu trường đầu tiên vì sao t/g thấy cảnh vật có sự thay đối lớn ?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu 3
 +Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám HS mới tựu trường?
HS đọc và trả lời các câu hỏi.
-Lá ngoài đg rụng nhiều vào cuối thu
-Vì cậu bé lần đầu tiên đi học thấy rất lạ nên nhìn mọi vật xung quanh mình cũng thấy lạ.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng...e sợ.
3.4. Luyện đọc lại:
- GV nhắc lại cách đọc, giọng đọc
- Cho các nhóm phân vai đọc theo nhóm
+ Gọi HS thi đọc bài theo nhóm
- Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương
- HS nghe 
- Các nhóm phân vai đọc theo nhóm
- HS thi đọc theo nhóm
- HS nhận xét
4. Củng cố. - Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
5. Dặn dò . Giao bài về nhà cho HS. 
Nôi dung cần bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_6_nam_hoc_2018_2019.doc