I. Mục tiêu
- Kể lại và hiểu đợc nội dung câu chuyện:” không nỡ nhìn”
- Rèn luyện kỹ năng tổ chức cuộc họp.
II. Đồ dùng dạy học
- Viết sẵn các gợi ý về nội dung cuộc họp trên bảng phụ.
III. Trọng tâm
- Kể lại đợc nội dung câu chuyện và rèn kỹ năng tổ chức cuộc họp
Tập làm văn Nghe kể: Không nỡ nhìn Tập tổ chức cuộc họp I. Mục tiêu - Kể lại và hiểu được nội dung câu chuyện:” không nỡ nhìn” - Rèn luyện kỹ năng tổ chức cuộc họp. II. Đồ dùng dạy học - Viết sẵn các gợi ý về nội dung cuộc họp trên bảng phụ. III. Trọng tâm - Kể lại được nội dung câu chuyện và rèn kỹ năng tổ chức cuộc họp. IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC - trả lời và nhận xét về bài tập làm văn: Kể lại buổi đầu đi học của em. - Hoc sinh nghe giáo viên nhận xét. 2. Dạy học bài mới 2.1. Gtb: ghi đề bài lên bảng - Hoc sinh nghe 2.2.Kể lại câu chuyện :”Không nỡ nhìn” - Giáo viên kể câu chuyện 1 lần - Học sinh theo dõi. - Nêu từng câu hỏi về nội dung truyện cho học sinh trả lời. - Nghe câu hỏi nhơ nội dung truyện và trả lời câu hỏi. + Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt? - Anh ngồi 2 tay ôm lấy mặt. + Bà cụ ngồi bên cạnh anh nói gì? - Bà cụ thấy vậy liền hỏi anh:”Cháu nhức đầu à? có cần dầu xoa không?” + Anh trả lời thế nào? -Anh nói nhỏ :”Không ạ, cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.” - Giáo viên kể lại câu chuyện lần 2. - Hoc sinh nghe - Gọi 1 học sinh khá kể lại câu chuyện. - 1 học sinh kể cả lớp theo dõi và nhận xét. - Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe. - Làm việc theo cặp. - Tổ chức cho học sinh thi kể lại câu chuyện - 3 đến 5 học sinh thi kể, cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. - Yêu cầu học sinh kể hay nhất trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong truyện - Học sinh tự do phát biểu. * KL: Anh thanh niên trong câu chuyện thật đáng chê cười. Trên xe buýt đông người, anh đã không nhường chỗ cho người già và phụ nữ lại còn che mặt trả và trả lời rằng không nỡ nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng. ` 2.3.Tổ chức cuộc họp - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2 + Nội dung của cuộc họp này là gì? - Học sinh nêu các nội dung màSGK gợi ý -Nêu trình tự 1 cuộc họp thông thường. - Học sinh nêu như đã giới thiêu ở bài tập đọc: Cuộc họp của chữ viết. - Giáo viên nêu lại những điều cần lưu ý khi tiến hành cuộc họp. 2.4. Tiến hành họp tổ - Giao cho mỗi tổ một trong các nội dung mà SGK gợi ý.Yêu cầu các tổ tiến hành họp tổ. - Mỗi tổ tiến hành họp một nội dung theo hướng dẫn. 2.5 Thi tổ chức cuộc họp - 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp, giáo viên làm giám khảo - Lớp theo dõi cuộc họp của từng tổ để nhận xét. - KL tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt kết quả. 3. Củng cố- dặn dò - Yêu cầu học sinh nêu lại trình tự cuộc họp - Nhận xét tiết học Toán Bảng chia 7 I. Mục tiêu Giúp học sinh : - Lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7. - Thực hành chia cho 7(chia trong bảng). - áp dụng bảng chia 7 để giải toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy học - Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. III. Trọng tâm - Biết cách lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC - Kiểm tra bảng nhân 7 - 2 học sinh đọc - 2học sinh đó quay mặt vào nhau đố 3 phép tính bất kỳ trong bảng nhân 7 - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, cho điểm 2. Dạy- học bài mới 2.1.Gtb: ghi đầu bài lên bảng - Lớp mở SGK trang 35. 2.2. HD thành lập bảng nhân 7. * Cả lớp lấy 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. -Học sinh lấy 2 tấm bìa như yêu cầu. - Trên bảng cô có 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Như vậy cô có mấy chấm tròn? - Cô có 14 chấm tròn - Vì sao con biết? - Vì 7 được lấy 2 lần 7 x 2 được 14 chấm tròn. - GV ghi 7 x 2 = 14 - Có 14 chấm tròn chia đều mỗi tấm sao cho mỗi tấm có 7 chấm tròn, ta được mấy tấm bìa như vậy? - Cô có 14 chấm tròn chia đều vào mỗi tấm ,mỗi tấm có 7 chấm tròn.Thì cô được 2 tấm bìa. - Vì sao con biết như vậy? -Học sinh trả l ời. - Từ phép nhân 7 x 2 = 14 ai có thể lập được phép chia có kết quả là 2? - 14 : 7 = 2 - Dựa trên cơ sở nào có phép chia này? - Ta dựa vào phép nhân 7 x 2 = 14. Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia. - Giáo viên bóc kết quả của phép chia 14 : 7 = 2 - 3 học sinh nhắc lại phép tính. - Tiến hành tương tự với các phép chiakhác để rút ra bảng chia 7 dựa vào bảng nhân7. - Học sinh tự rút ra các phép chia theo sự hướng dẫn của giáo viên. * HD học thuộc ngay tại lớp. - 1học sinh đọc bảng chia 7 từ 70 : 7 đến 7 : 7 - 3 học sinh đọc. - GV che 2 thương trong bảng chia 7(thương 2 và 9) - 2học sinh đọc nối tiếp 1em đọc 5 phép tính đầu, 1em đọc 5 phép tính sau. - GV che thêm 3 thương trong bảng chia 7(thương 4,6,8) - Mỗi học sinh đọc một phép tính theo tay cô chỉ. - GV che 1 số số bị chia trong bảng chia 7, lớp khôi phục lại bảng chia 7(che SBC 21, 42, 49) - Gọi lần lượt học sinh đọc các phép tính. - GV bóc cả phần đã che của SBC và thương. - GV che toàn bộ phần thương trong bảng chia 7 - HS nối tiếp theo hàng ngang mỗi HS đọc 1 phép tính - Gọi 2 học sinh đọc. - 2học sinh đọc nối tiếp 1em đọc 5 phép tính đầu, 1em đọc 5 phép tính sau. - Gọi 1 học sinh đọc toàn bảng. - 1học sinh đọc toàn bảng chia 7. 2.3 Thực hành * Bài 1 - Yêu cầu học sinh đọc y/c bài - Học sinh dựa vào bảng nhân 7 để làm bài 1, 2học sinh lên bảng, lớp làm vở. - GV chữa bài, cho điểm - Phép tính nào không có trong bảng chia 7 - 42 : 6 = 7 và 0 : 7 = 0 - Các con tìm kết quả phép chia 0 : 7 bằng cách nào ? - 0 : 7 = 0 vì o chia cho số nào cũng bằng o. * Bài 2: - 1 học sinh đọc y/c bài - Yêu cầu học sinh làm cột 1 và cột 3 ở lớp - 2học sinh lên bảng, lớp làm vở. làm xong đổi vở cho nhau kiểm tra kết quả. -- GV chữa bài, cho điểm. - Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các phép tính ở mỗi cột - Từ phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia. * Bài 3: - 1 học sinh đọc y/c bài - Bài toán cho ta biết gì? - Học sinh trả lời. - Bài toán hỏi gì? - Học sinh trả lời - Yêu cầu học sinh tự giải - 1 học sinh lên bảng, lớp làm vở. GV chữa bài, cho điểm. * Bài 4: HD tương tự bài 3. - Học sinh tự làm bài. 3. Củng cố- dặn dò - GVgọi 1 số h/s đọc bảng chia 7 - Về nhà học thuộc bảng chia 7 và làm bài tập 2, 4. Chính tả Bận I.Mục tiêu - Nghe và viết đúng đoạn từ”Cô bận cấy lúa... đời chung” trong bài thơ Bận. - Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt en / oen; tr/ ch hay iên/ iêng. - Trình bày đẹp bài thơ. II. Đồ dùng dạy học - Viết sẵn các bài tập chính tả trên bảng p hụ. III. Trọng tâm - Viết đúng đoạn viết và làm đúng bài tập chính tả. IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1.KTBC - Gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ sau: -Tròn trịa, chảo rán, giò chả, trôi nổi. - 3 học sinh đọc lại bảng chữ cái. - Nhận xét cho điểm . 2. Dạy học bài mới 2.1 Gtb: ghi đầu bài - Học sinh nghe. 2.2 DH viết chính tả a. Trao đổi về nội dung bài viết - Giáo viên đọc đoàn thơ 1 lần - 2 học sinh đọc lại - Bé bận làm gì? - Học sinh trả lời. - Vì sao tuy bận nhưng ai cũng vui? - Vì mỗi việc làm đều làm cho cuộc đời chung vui hơn. b. DH cách trình bày - Đoạn thơ viết theo thể thơ nào/ - Thể thơ 4 chữ - Đoạn thơ có mấy khổ thơ, mỗi khổ thơ có mấy dòng? - Học sinh trả lời. - Tròn đoạn thơ những chữ nào phải viết hoa? - Những chữ đầu câu. - Tên bài và chữ đầu dòng thơ viết thế nào cho đẹp? - Tên bài lùi vào 4 ô, chữ đầu câu lùi vào 2 ô. c. HD viết từ khó - Học sinh nêu từ khó viết:cấy lúa, khóc cười. - Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được. - 2 học sinh lên bảng viết, lớp viết vở nháp. d. Viết chính tả - Học sinh viết bài e. Soát lỗi g.Chấm bài 2.3. HD làm bài tập chính tả * Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK. - Yêu cầu học sinh tự làm bài - 3 học sinh lên bảng làm, lớp làm vở nháp. - Nhận xét chỉnh sửa, chốt lời giải đúng. - Học sinh làm vào vở : nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen rỉ, hèn nhát. * Bài 3: - 1 học sinh đọc yêu cầu. - Giáo viên phát giấy bút cho các nhóm - Học sinh tự làm trong nhóm. - Yêu câu 2 nhóm dán bài của mình lên bảng, các nhóm khác bổ sung nếu có ý kiến khác. - 2 nhóm khác dán và đọc bài làm, các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét chỉnh sửa, chốt lời giải đúng. 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học - Về nhà làm tiếp bài 3 nếu chưa xong.
Tài liệu đính kèm: