Giáo án Tập làm văn lớp 3

Giáo án Tập làm văn lớp 3

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

2. Rèn kỹ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (phô tô phát cho từng học sinh).

- VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 18 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1288Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tập làm văn – lớp 3
Tuần 1 Ngày dạy:......./......./200
Bài: Nói về đội TNTP
Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2. Rèn kỹ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
II. Đồ dùng dạy – học:
Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (phô tô phát cho từng học sinh).
VBT.
III. Các hoạt động dạy – học:
	Thời gian
Nội dung dạy học 
Ghi chú
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Mở đầu:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1:
- GV: Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng lẫn thiếu niên.
- GV nhận xét, bổ sung, bình chọn người am hiểu nhất về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
b. Bài tập 2:
- GV giúp HS nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và nhấn mạnh điều mới biết. Ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở
- 3 HS đọc lại bài viết.
- HS nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Giáo án tập làm văn – lớp 3
Tuần 2 Ngày dạy:......./......./200
Bài: Viết đơn
I. Mục đích – yêu cầu:
Dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc Đơn xin vào đội, mỗi học sinh viết được một lá đơn xin vào Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh .
II. Đồ dùng dạy – học:
Giấy rời để HS viết đơn ( hoặc VBT )
III. Các hoạt động dạy – học:
	Thời gian
Nội dung dạy học 
Ghi chú
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra vở của 4, 5 HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
- GV giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài.
- GV: lá đơn trình bày theo mẫu.
- Trong các nội dung trên thì phần lý do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết khuôn mẫu.
- GV cho điểm, đặc biệt khen ngợi những HS viết được những lá đơn đúng là của mình.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 - 1, 2 HS làm lại BT1.
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- HS viết đơn vào vở BT.
- Cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau: Đơn viết có đúng mẫu không ? (trình tự của lá đơn, nội dung trong đơn, bạn đã ký tên trong đơn chưa).
- Yêu cầu HS ghi nhớ một mẫu đơn.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Giáo án tập làm văn – lớp 3
Tuần 3 Ngày dạy:......./......./200
Bài: Kể về gia đình
Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói: Kể dược một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen .
2. Rèn kỹ năng viết: Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu .
II. Đồ dùng dạy – học:
Mẫu đơn xin nghỉ học phôtô đủ phát cho từng HS (nếu có).
VBT (nếu có).
III. Các hoạt động dạy – học:
	Thời gian
Nội dung dạy học 
Ghi chú
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1 (miệng).
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- GV nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất.
b. Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV phát mẫu đơn cho từng HS điền nội dung.
- GV kiểm tra chấm bài của một vài em, nêu nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhắc HS nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ học.
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- HS kể về gia đình theo bàn, nhóm nhỏ.
- Đại diện mỗi nhóm thi kể.
- 1 HS đọc mẫu đơn, sau đó nói về trình tự của lá đơn.
- 2, 3 HS làm miệng bài tập.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Giáo án tập làm văn – lớp 3
Tuần 4 Ngày dạy:......./......./200
Bài: Nghe - kể: Dại gì mà đổi
Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói: Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên.
2. Rèn kỹ năng viết (điền vào giấy tờ in sẵn): Biết điền đúng nội dung vào mẫu điện báo.
II. Đồ dùng dạy – học:
Tranh minh hoạ truyện Dại gì mà đổi.
Bảng lớp viết 3 câu hỏi (trong SGK) làm điểm tựa để HS kể chuyện.
Mẫu điện báo phôtô đủ phát cho từng HS (nếu không có vở BT).
III. Các hoạt động dạy – học:
	Thời gian
Nội dung dạy học 
Ghi chú
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra 2 HS làm lại BT1 và 2 (tiết TLV tuần 3).
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1:
- GV kể lần 1: giọng vui, chậm rãi.
- GV kể lần 2.
- GV nhận xét, bình chọn những bạn kể chuyện đúng, kể hay nhất.
b. Bài tập 2:
- GV giúp HS nắm tình huống cần viết điện báo và yêu cầu của bài.
- GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 - HS làm lại BT1, 2.
- Một HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
- HS nhìn bảng đã chép các gợi ý tập kể lại nội dung câu chuyện.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và mẫu điện báo.
- 2 HS nhìn mẫu điện báo trong SGK làm miệng.
- Cả lớp viết vào vở những nội dung theo yêu cầu của BT.
- HS về nhà đọc lại câu chuyện Dại gì mà đổi.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Giáo án tập làm văn – lớp 3
Tuần 5 Ngày dạy:......./......./200
Bài: Tập tổ chức cuộc họp
I. Mục đích – yêu cầu:
HS biết tổ chức một cuộc họp tổ. Cụ thể :
	- Xác định được rõ nội dung cuộc họp. 
- Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học. 
II. Đồ dùng dạy – học:
Bảng lớp ghi:
- Gợi ý về nội dung họp (theo SGK)
- Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp (viết theo yêu cầu 3, bài Cuộc họp của chữ viết, SGK Tiếng Việt 3, tập một, trang 45).
III. Các hoạt động dạy – học:
	Thời gian
Nội dung dạy học 
Ghi chú
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra 2 HS làm lại BT1 và 2 (tiết TLV tuần 4).
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
- GV giúp HS xác định yêu cầu của bài tập.
- GV chốt lại: Phải xác định rõ nội dung họp bàn về vấn đề gì ?
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 - HS làm lại BT1, 2.
- Một HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý nội dung họp.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Giáo án tập làm văn – lớp 3
Tuần 6 Ngày dạy:......./......./200
Bài: Kể lại buổi đầu em đi học
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói: HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình.
2. Rèn kỹ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu), diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy – học:
VBT (nếu có).
III. Các hoạt động dạy – học:
	Thời gian
Nội dung dạy học 
Ghi chú
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra 2 HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1:
- GV nêu yêu cầu: cần ghi nhớ lại buổi đầu đi học để lời kể chân thận, có cái riêng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
b. Bài tập 2:
- GV nhắc các em chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể.
- GV nhận xét rút kinh nghiệm bình chọn những người viết tốt nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- GV yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp.
 - HS 1 trả lời: Để tổ chức tốt một cuộc họp, cần phải chú những gì?
- HS 2 nói về vai trò của người điều khiển cuộc họp.
- Một HS khá giỏi kể mẫu.
- 3, 4 HS thi kể trước lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS viết xong, 5-7 em đọc bài.
- HS đã viết xong bài có thể viết lại cho bài văn hay hơn.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Giáo án tập làm văn – lớp 3
Tuần 7 Ngày dạy:......./......./200
Bài: Nghe - kể: Không nỡ nhìn
Tập tổ chức cuộc họp
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nghe: nghe kể câu chuyện Không nỡ nhìn, nhớ nội dung câu chuyện, hiểu điều câu chuyện muốn nói, kể lại đúng.
2. Tiếp tục rèn kỹ năng tổ chức cuộc họp: biết cùng các bạn trong tổ mình tổ chức cuộc họp trao đổi một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng.
II. Đồ dùng dạy – học:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
Bảng lớp viết:
+ Bốn gợi ý kể chuyện của BT1.
+ Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
III. Các hoạt động dạy – học:
	Thời gian
Nội dung dạy học 
Ghi chú
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1:
- GV kể chuyện: giọng vui, khôi hài.
- GV kể lần 2.
- GV chốt lại tính khôi hài của câu chuyện.
- GV bình chọn những HS kể chuyện hay nhất và hiểu tính khôi hài của câu chuyện.
b. Bài tập 2:
- GV nhắc HS: cần chọn nội dung họp là vấn đề được cả tổ quan tâm.
- GV theo dõi hướng dẫn các tổ họp.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 - 3 HS đọc bài viết kể về buổi đầu đi học
- 1 HS đọc toàn văn yêu cầu của bài.
- Cả lớp qua ... ã viết các gợi ý, thi kể lại nội dung câu chuyện trước lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý trong SGK.
- HS tập nói thep cặp, nhóm sau đó xung phong trình bày bài nói trước lớp.
- HS về nhà viết lại những điều vừa kể về quê hương.
Giáo án tập làm văn – lớp 3
Tuần 12 Ngày dạy:......./......./200
Bài: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta, HS nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó (theo gợi ý trong SGK). Lời kể rõ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên.
2. Rèn kỹ năng viết: HS viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu). Dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh (ảnh).
II. Đồ dùng dạy – học:
ảnh biển Phan Thiết trong SGK (ảnh phóng to – nếu có). Tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước (GV và HS sưu tầm).
Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý ở bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
	Thời gian
Nội dung dạy học 
Ghi chú
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1:
- GV hướng dẫn HS cả lớp nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh biển Phan Thiết.
- GV khen ngợi những HS nói về tranh ảnh của mình đủ ý.
b. Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của BT2.
- GV theo dõi HS làm bài, uốn nắn sai sót cho các em.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm. GV chấm điểm một số bài viết hay.
3. Củng cố dặn dò:
- GV yêu cầu những HS chưa làm xong BT2 về nhà hoàn chỉnh bài viết.
 - 1 HS kể lại chuyện vui đã học ở tuần 11.
- 2 HS làm lại BT2.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý trong SGK.
- Một vài em tiếp nối nhau thi nói.
- HS viết bài vào VBT.
- 4, 5 HS đọc bài viết.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Giáo án tập làm văn – lớp 3
Tuần 13 Ngày dạy:......./......./200
Bài: Viết thư
I. Mục đích – yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết :
1. Biết viết một bức thư cho một bạn cùng lứa tuổi thuộc một tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) theo gợi ý trong SGK. Trình bày đúng thể thức một bức thư ( theo mẫu bài Thư gửi bà, tiết TLV tuần 10, tr.81).
2. Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. Biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bảng lớp viết đề bài và gợi ý viết thư (SGK).
III. Các hoạt động dạy – học:
	Thời gian
Nội dung dạy học 
Ghi chú
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS tập viết thư cho bạn:
a) GV hướng dẫn HS phân tích đề bài (thật nhanh để viết được lá thư đúng yêu cầu).
- Việc đầu tiên các em cần xác định rõ: Em viết thư cho bạn tên là gì? ở tỉnh nào? ở miền nào? Mục đích viết thư là gì ?Những nội dung cơ bản trong thư là gì ?
b) Hướng dẫn HS làm mẫu, nói về nội dung thư theo gợi ý.
- GV nhận xét, chấm điểm những lá thư viết đủ ý, viết hay, giàu cảm xúc.
3. Củng cố dặn dò:
- GV biểu dương những HS viết thư hay.
- GV nhắc HS về nhà viết lại lá thư sạch, đẹp.
 3, 4 HS đọc lại bức thư viết gửi bạn miền khác.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
- 3, 4 HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư.
- HS viết thư.
- 5 – 7 em đọc thư.
Giáo án tập làm văn – lớp 3
Tuần 14 Ngày dạy:......./......./200
Bài: Nghe - Kể: Tôi cũng như bác
Giới thiệu hoạt động
I. Mục đích – yêu cầu:
	Rèn kĩ năng nói :
	1. Nghe và kể lại đúng, tự nhiên truyện vui Tôi cũng như bác.
2. Biết giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua. Làm cho HS thêm yêu mến nhau.
II. Đồ dùng dạy – học:
Tranh minh hoạ truyện vui Tôi cũng như bác trong SGK.
Bảng lớp viết gợi ý kể lại truyện vui Tôi cũng như bác ; gợi ý làm BT2.
Bảng lớp (hoặc khổ giấy to) viết các gợi ý của BT2.
III. Các hoạt động dạy – học:
	Thời gian
Nội dung dạy học 
Ghi chú
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1:
- GV kể chuyện lần 1. Sau đó dừng lại hỏi HS.
- GV kể tiếp lần 2. 
- GV khen ngợi những HS nhớ truyện, kể phân biệt lời các nhân vật.
b. Bài tập 2:
- GV chỉ bảng lớp đã viết các gợi ý nhắc HS: Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với một đoàn khách đến thăm.
- GV nhận xét, bình chọn người giới thiệu chân thực, đầy đủ, gây ấn tượng nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương 
 3, 4 HS đọc lại bức thư viết gửi bạn miền khác.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- 1 HS khá giỏi làm mẫu.
- HS làm việc theo tổ, từng em nối tiếp nhau đóng vai người giới thiệu.
những HS học tốt.
Giáo án tập làm văn – lớp 3
Tuần 15 Ngày dạy:......./......./200
Bài: Nghe - kể: Giấy cày
Giới thiệu về tổ em
I. Mục đích – yêu cầu:
	1. Rèn kĩ năng nói:
Nghe- nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung truyện vui Giấu cày. Giọng kể vui, khôi hài.
2. Rèn kĩ năng viết:
Dựa vào bài TLV miệng tuần 14, viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em. Đoạn viết chân thực. Câu văn rõ ràng, sáng sủa. (Nhiệm vụ chính)
II. Đồ dùng dạy – học:
Tranh minh hoạ truyện cười Giấu cày.
Bảng lớp viết gợi ý là điểm tựa để nhớ truyện.
Bảng phụ viết 3 câu hỏi gợi ý giúp HS làm BT2.
III. Các hoạt động dạy – học:
	Thời gian
Nội dung dạy học 
Ghi chú
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra 1 HS kể lại truyện vui Tôi cũng như bác.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV kể chuyện lần 1, sau đó dừng lại hỏi HS theo câu hỏi gợi ý SGK.
- GV kể tiếp lần 2. 
- GV khen ngợi những HS nhớ truyện, biết kể phân biệt lời các nhân vật.
b. Bài tập 2:
- GV nêu nhiệm vụ, nhắc HS chú ý: Bài tập yêu cầu các em viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, phát hiện những bài tốt.
- GV nhận xét.
- 1 HS giới thiệu các với bạn trong lớp về tổ em và hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và đọc 3 câu hỏi gợi ý.
- 1 HS khá, giỏi kể lại mẩu chuyện.
- Một vài HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện.
- 1 HS làm mẫu.
- Cả lớp viết bài.
- 5 – 7 HS đọc bài làm.
Giáo án tập làm văn – lớp 3
Tuần 16 Ngày dạy:......./......./200
Bài: Nghe - Kể: kéo cây lúa lên
Nói về thành thị, nông thôn
I. Mục đích – yêu cầu:
	Rèn kĩ năng nói:
1. Nghe- nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng truyện vui Kéo cây lúa lên. Lời kể vui, khôi hài.
2. Kể được những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý (Em có những hiểu biết đó từ đâu ? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu ? Điều gì khiến em thích nhất ? ) ; dùng từ, đặt câu đúng. (Nhiệm vụ chính).
II. Đồ dùng dạy – học:
Tranh minh hoạ truyện Kéo cây lúa lên (SGK).
Bảng lớp viết gợi ý kể truyện (BT1).
Bảng phụ viết gợi ý nói về nông thôn (hoặc thành thị)- BT2.
Một số tranh ảnh về cảnh nông thôn (hoặc thành thị).
III. Các hoạt động dạy – học:
	Thời gian
Nội dung dạy học 
Ghi chú
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Bài tập 1:
- GV kể chuyện lần 1 cho HS nghe. Kể xong giáo viên hỏi theo câu hỏi gợi ý trong SGK.
- GV kể tiếp lần 2. 
- GV nhận xét, bình chọn người hiểu chuyện, biết kể chuyện với giọng vui, khôi hài.
b. Bài tập 2:
- GV giúp HS hiểu gợi ý của bài.
- GV bình chọn những bạn nói về thành thị và nông thôn hay nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét, biểu dương những HS học tốt.
- HS1 kể lại truyện Gấu cày.
- HS2 đọc lại bài viết giới thiệu về tổ em và các bạn trong tổ.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
- 1 HS giỏi kể lại câu chuyện.
- 3-4 HS thi kể lại câu chuyện trước lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý trong SGK.
- HS nói mình chọn viết về đề tài gì.
- 1 HS làm mẫu, dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng, tập nói trước lớp.
- Một số HS xung phong trình bày bài nói trước lớp.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Giáo án tập làm văn – lớp 3
Tuần 17 Ngày dạy:......./......./200
Bài: Viết về thành thị nông thôn
I. Mục đích – yêu cầu:
	Rèn kĩ năng viết:
Dựa vào nội dung bài tập làm văn miệng ở tuần 16, HS viết được một lá thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị (hoặc nông thôn): thư trình bày đúng thể thức, đủ ý (Em có những hiểu biết về thành thị hoặc nông thôn nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu ? Điều gì khiến em thích nhất?); dùng từ, đặt đúng câu.
II. Đồ dùng dạy – học:
	Bảng lớp viết trình tự mẫu của lá thư (SGK tr.83): Dòng đầu thư... ; Lời xưng hô với người nhận thư... ; Nội dung thư...; Cuối thư: Lời chào, chữ ký và họ tên.
III. Các hoạt động dạy – học:
	Thời gian
Nội dung dạy học 
Ghi chú
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra 2 HS làm miệng BT1, 2
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
- GV mời 1 HS khá, giỏi nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém.
- GV nhận xét chấm điểm một số bài viết tốt.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhắc HS chưa hoàn thành bài viết, về nhà viết tiếp.
- 1 em kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên.
- 1 HS kể những điều mình biết về nông thôn (hoặc thành thị).
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở BT.
- HS đọc thư trước lớp.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tap lam van 3 ca nam doc.doc