Tiết 6: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc trăm).
2. Kĩ năng:
- Vận dụng vào giải toán có lời văn (có 1 phép trừ ).
3. Năng lực cần phát triển:
- HS yêu thích môn toán.
II- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở, SGK
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
THỨ NGÀY MÔN TÊN BÀI DẠY ĐDDH GHI CHÚ Sẵn có Tự làm HAI 03.09 TOÁN TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC CHÀO CỜ Trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần) Ai có lỗi? Ai có lỗi? Học hát bài: Quốc ca Việt Nam (lời 2) Chào cờ BA 04.09 TOÁN CHÍNH TẢ THỂ DỤC TẬP VIẾT TNXH Luyện tập Nghe – viết: Ai có lỗi? Ôn đi đều. Trò chơi “kết bạn” Ôn chữ hoa: Ă, Â Vệ sinh hô hấp x TƯ 05.09 TOÁN THỦ CÔNG TLV TẬP ĐỌC ĐẠO ĐỨC Ôn tập các bảng nhân Gấp tàu thủy hai ống khói (tiết 2) Viết đơn Cô giáo tí hon Kính yêu Bác Hồ (tiết 2) x x x x TKNL NĂM 06.09 CHÍNH TẢ TOÁN TNXH ANH VĂN ANH VĂN Nghe – viết: Cô giáo tí hon Ôn tập các bảng chia Phòng bệnh đường hô hấp x SÁU 07.09 THỂ DỤC TOÁN MĨ THUẬT LTVC SINH HOẠT Ôn tập RLTT và KNVĐCB. TC“kết bạn” Luyện tập VTT: vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào ĐD MRVT:Thiếu nhi.Ôn tập câu kể Ai là gì? Sinh hoạt tập thể tuần 2 x x TUẦN 2 (Từ ngày 03.09 đến 07.09) CHỦ ĐỀ: HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH Thứ hai ngày 3 tháng 9 năm 2018 Toán Tiết 6: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần) I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc trăm). 2. Kĩ năng: - Vận dụng vào giải toán có lời văn (có 1 phép trừ ). 3. Năng lực cần phát triển: - HS yêu thích môn toán. II- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ - HS: Vở, SGK III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. KTBC: - Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. 425 + 137 216 + 358 -GV nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới: - Giới thiệu bài. - Ghi tựa Hoạt động 1: Thực hiện phép trừ. Mục tiêu: HS biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số, có nhớ 1 lần. Cách tiến hành: a. Phép trừ : 432 – 215 = ? - GV viết phép tính lên bảng và yêu cầu học sinh đặt tính vào nháp. - Yêu cầu học sinh tự tính, nếu đúng yêu cầu nêu cách tính. - Nhận xét. b. Phép trừ : 627 – 143 = ? - GV viết phép tính lên bảng và yêu cầu học sinh tự đặt tính và tính. - Yêu cầu HS nhận xét. - Nêu cách tính. - GV nhắc lại cách tính cho học sinh khắc sâu. - GV lưu ý học sinh: + Phép trừ ở bài a: có nhớ một lần ở hàng chục. + Phép trừ b: có nhớ một lần ở hàng trăm. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành. Mục tiêu: HS tính đúng kết quả phép tính và vận dụng vào giải toán có lời văn Cách tiến hành: Bài 1: HS nêu miệng kết quả (có nhớ sang hàng chục). - HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu từng em nêu cách tính cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. Bài 2: Làm bảng con (có nhớ sang hàng trăm). - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài - Lần lượt từng em lên bảng làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con. - Yêu cầu nhận xét, sửa bài. Bài 3: Làm vở - Yêu cầu học sinh đọc đề bài? - Tổng số tem của hai bạn là bao nhiêu ? - Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem? - Bài toán yêu cầu ta làm gì ? - Yêu cầu học sinh làm bài: 1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở. - Nhận xét, tuyên dương Bài 4 : Bài toán - Yêu cầu học sinh đọc tóm tắt bài toán. - Đoạn dây dài bao nhiêu cm ? - Cắt đi bao nhiêu cm. - Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt bài toán và đọc thành đề toán . - Giáo viên nhận xét sửa bài, nhận xét. 4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá - Nhận xét tiết học – tuyên dương. - Xem trước bài “Luyện tập” HS thực hiện. - Lắng nghe - Nhắc lại - 1 HS lên bảng đặt tính, lớp làm vào nháp. 432 - 215 - 1 em làm bảng lớp, cả lớp làm nháp. 432 - 215 217 - HS nêu cách tính như SGK. - HS thực hiện: 627 - 143 484 - HS nêu cách tính. - HS nhắc lại. - HS ghi nhớ. - HS nêu. - HS tính. 541 422 564 - 127 - 114 - 215 414 308 349 - HS nêu cách tính. - HS nhận xét. - HS nêu - Học sinh làm. 627 746 555 - 433 -251 - 160 184 495 395 - HS đọc. - ......... 335 con tem. - .........128 con tem. - .......... tìm số tem của bạn Hoa. - HS thực hiện. Bài giải: Số tem của bạn Hoa là: 335 – 128 = 207 (con tem) Đáp số: 207 (con tem) - Các em nêu nhận xét, sửa bài. Bài 4: HS giỏi - HS đọc đề. - ......... 243 cm. - ..... .. cắt 27 cm - ....... còn lại bao nhiêu cm? - Có một sợi dây dài 243 cm người ta đã cắt đi 29 cm. Hỏi phần còn lại dài bao nhiêu cm? - HS làm bài. Phần còn lại dài là: 243 – 27 = 216 ( cm ) Đáp số: 216cm. - Nhận xét. - Ghi nhớ 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Tập đọc – Kể chuyện Tiết 3 – 2: AI CÓ LỖI ? I- MỤC TIÊU: A.Tập đọc: 1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (trả lời được câu hỏi SGK). 2. Kĩ năng: - Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 3. Năng lực cần phát triển: - Giáo dục HS có tình cảm yêu mến với bạn bè. B. Kể chuyện: 1. Kiến thức: - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 2. Kĩ năng: - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 3. Năng lực cần phát triển: - Yêu thích môn kể chuyện II- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh họa bài Tập đọc, bảng phụ. - HS: SGK III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. KTBC: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài “Hai bàn tay em”. - Nêu ý nghĩa bài thơ. - Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao ? - Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi tựa Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc. Mục tiêu: Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. Cách tiến hành: - Đọc toàn bài. - Hướng dẫn luyện đọc. + Đọc từng câu. + Đọc từng đoạn trướclớp. - Giúp HS hiểu nghĩa từ: kiêu căng, hối hận, can đảm. + Đọc từng đoạn trong nhóm. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Cách tiến hành: HS đọc thầm đoạn 1 -2 + Hai bạn nhỏ trong truyện tên gì ? + Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3 + Vì sao En- ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti? - Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 4. + Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ? - Yêu cầu đọc đoạn 5 + Bố trách mắng En- ri- cô như thế nào? + Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen? Luyện đọc lại - Chọn đọc mẫu 1- 2 đoạn. - Cho HS đọc theo vai. Hoạt động 3: Hướng dẫn kể chuyện. Mục tiêu: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ. Cách tiến hành: - Yêu cầu kể bằng lời của HS. - Mời lần lượt 5 HS kể theo tranh. - Nếu HS kể không đạt yêu cầu HS khác kể lại đoạn đó. - Nhận xét- tuyên dương HS kể tốt. 4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá - Mỗi bạn có gì đáng khen? - Nhận xét – tuyên dương. - Tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài: Cô giáo tí hon. HS trả lời Lắng nghe Nhắc lại - HS nghe. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. - HS đọc phần chú giải trong SGK. - Các nhóm nối tiếp nhau đọc. + Cô- rét- ti và En- ri-cô. + Vì Cô- rét- ti vô ý chạm tay vào En- ri- cô làm cho En- ri- cô viết hỏng. + Vì sau cơn giận En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm tay vào khuỷu tay mình. + Tan học, thấy Cô- rét- ti đi theo mình En- ri- cô nghĩ là bạn đánh mình nên rút thước cầm tay. Nhưng cô- rét- ti cười hiền đề nghị “Ta lại thân nhau như trước đi. +. Bố mắng En-ri-cô có lỗi mà không chủ động xin lỗi bạn mà còn giơ thước dọa đánh bạn. - HS trả lời - HS đọc - HS đọc theo vai. - HS nghe GV nêu nhiệm vụ. - Cả lớp đọc thầm mẫu trong SGK và quan sát 5 tranh minh họa. - Từng cặp HS kể cho nhau nghe. - 5 HS tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện dựa theo 5 tranh minh họa. - Nhận xét, chọn bạn kể hay nhất. - HS trả lời - Lắng nghe, ghi nhớ. 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Âm nhạc Tiết 2: HỌC HÁT BÀI: QUỐC CA VIỆT NAM (lời 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hát thuộc lời 1 và hát đúng giai điệu lời 2. 2. Kĩ năng: - Tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca 3. Năng lực cần phát triển: - Qua bài hát giúp các em thêm tự hào về quê hương đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: - GV: Đàn, tranh cờ Việt Nam,... - HS: SGK,... III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. KTBC: - Gọi vài em học sinh hát lời một của bài hát Quốc ca Việt Nam.? Nhạc và lời? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Học hát: Quốc ca Việt Nam (lời 2) Mục tiêu: HS đúng đúng lời ca, giai điệu của bài hát Cách tiến hành: - Gv cho HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc nghe GV trình bày. - GV chỉ huy cho HS chào cờ và bắt nhịp lời một bài Quốc ca Việt Nam - Học sinh đọc lời ca. - GV hỏi: Trong lời hai có từ nào các em chưa hiểu? Nếu không có, GV giải thích từ khó. - Giáo viên dạy từng câu như lời 1 - Cho HS hát cả bài ( GV sửa sai nếu có ) Hoạt động 2: Biểu diễn Mục tiêu: HS biết được tư thế hát quốc ca Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS trình bày bài hát ở tư thế đứng nghiêm trang, nhắc các em hát mạnh mẽ, rõ lời. - GV yêu cầu 1 vài nhóm lên trình bày bài hát trước lớp - Nhận xét, tuyên dương. 4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá - Lớp trưởng điều khiển các bạn chào cờ và bắt nhịp cho cả lớp hát Quốc ca. - Từng tổ đứng tại chổ trình bày bài hát, tổ trưởng cử một HS bắt nhịp. - GV dặn HS về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời ca và hát tự nhiên, rõ lời hơn. - HS hát - HS nghe và cảm nhận - HS thực hiện - HS thực hiện - HS trả lời - HS theo dõi, ghi nhớ - HS tậ ... ........................................................................................................................................................ ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Tự nhiên xã hội Tiết 4: PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi. 2. Kĩ năng: - Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi miệng. 3. Năng lực cần phát triển: - Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp. II- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ - HS: SGK III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. KTBC: - Hằng ngày, chúng ta phải làm gì để giữ sạch mũi họng? - Bạn đã làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp? - GV nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài. - Ghi tựa Hoạt động 1: Một số bệnh đường hô hấp Mục tiêu: Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp. Cách tiến hành: Nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. Kể một bệnh đường hô hấp mà em biết. Kết luận: - Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh. - Các bệnh thường gặp: viêm mũi, viên họng, viêm phế quản, viêm phổi. Hoạt động 2: Cách phòng bệnh Mục tiêu: Nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp. Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp. Cách tiến hành: - Làm việc theo cặp. + HS quan sát các hình ở SGK * Hình 1, 2: + Nam đã nói gì với bạn? + Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của 2 bạn? + Chuyện gì xảy ra với Nam? + Vì sao bạn bị ho? * Hình 3: Bác sĩ nói chuyện với Nam. + Bác sĩ khuyên Nam điều gì? * Hình 4: Cảnh thầy giáo khuyên HS. + Thầy giáo khuyên HS làm gì? + Vì sao thầy giáo khuyên như vậy? * Hình 5: Cảnh khuyên không nên ăn kem. + Điều gì khiến người qua đường khuyên không nên ăn kem. * Hình 6: Bác sĩ khám bệnh. + Nếu bị viêm phế quản không chữa trị sẽ dẫn đến bệnh gì? Kết luận: - Người bị viêm phổi, phế quản thường bị ho sốt. - Chúng ta cần phòng bệnh đường hô hấp. 4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá - Kể tên các bệnh đường hô hấp thường gặp? - Nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp? - Nhận xét – tuyên dương. - Xem trước bài : “Bệnh lao phổi”. HS trả lời. - Lắng nghe - Nhắc lại - mũi, khí quản, phế quản, phổi. - viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi - HS làm việc theo nhóm. - HS quan sát. - HS trình bày. + bị ho, đau bụng. + 1 bạn mặc áo ấm, bạn mặc áo sơ mi. + bị ho và rất đau họng. + vì bạn bị lạnh, vì không mặc ấm. + Cần uống thuốc và súc miệng hằng ngày bằng nước muối. + mặc thêm áo ấm, đội mũ, quàng khăn, đi bít tất. + Vì nếu không làm vậy sẽ bị cảm lạnh. + Có thể bị nhiễm lạnh. + viêm phổi. - HS kể tên - HS trả lời - Lắng nghe, ghi nhớ 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Thứ sáu, ngày 7 tháng 9 năm 2018 Toán Tiết 2: LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, phép chia 2. Kĩ năng: - Vân dụng được vào giải tóan có lời văn (có 1 phép nhân ). 3. Năng lực cần phát triển: - HS yêu thích học môn toán. II- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: - GV: Hình vẽ bài tập 2. Bảng phụ, 4 hình tam giác. - HS: SGK III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. KTBC: - Gọi 3 em lên bảng làm bài. 2 x 9 : 3 = ; 40 : 5 x 4 = ; 32 : 4 x 3 = GV nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi tựa Hoạt động 1: Tính giá trị biểu thức. Mục tiêu: Tính đúng kết quả của biểu thức có 2 dấu phép tính. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Lớp làm vào nháp - GV nhận xét. Hoạt động 2: Nhận biết 1 phần mấy. Mục tiêu: Nhận biết 1 phần mấy của đơn vị. Cách tiến hành: Bài 2 - Treo hình của BT 2 như SGK lên bảng yêu cầu quan sát, thảo luận nhóm đôi và TLCH: +Hình nào đã khoanh vào một phần tư số con vịt vì sao? - Nhận xét.. Hoạt động 3: Giải toán có lời văn Mục tiêu: Giải đúng bài toán có lời văn có áp dụng phép tính nhân. Cách tiến hành: Bài 3 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS phân tích đề bài. - Yêu cầu 1 học sinh lên làm bảng phụ, cả lớp làm vở. GV nhận xét. Bài 4: - Xếp 4 hình tam giác thành hình cái mũ. - GV nhận xét tuyên dương. 4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá - Nhận xét tiết học - tuyên dương. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. HS thực hiện. - Lắng nghe - Nhắc lại - HS đọc. - Làm nháp: 5 x 3 + 132 = 15 + 132 = 147 32 : 4 + 106 = 8 + 106 = 114 320 x 3 : 2 = 60 : 2 = 30 HS sửa bài. HS thảo luận nhóm đôi. Hình a đã khoanh vào 1/4 số con vịt, vì có tất cả 12 con vịt chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 con vịt. Hình a đã khoanh vào 3 con vịt. Nhận xét. HS đọc đề bài. Lớp làm vở Bài giải Số học sinh ở 4 bàn là: 2 x 4 = 8 ( học sinh ) Đáp số: 8 học sinh HS nhận xét, sửa bài. Bài 4: HS giỏi thực hiện. HS xếp hình cái mũ từ 4 hình tam giác. - HS nhận xét. - Lắng nghe, ghi nhớ 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Luyện từ và câu Tiết 2: TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ? I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT1. - Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì )? Là gì? ( BT 2 ). 2. Kĩ năng: - Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3). 3. Năng lực cần phát triển: - Yêu thích môn học II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ. - HS: SGK, Vở III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. KTBC: - Gọi HS tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ: Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời. Trăng tròn như cái dĩa. Lơ lửng mà không rơi (trăng tròn, cái dĩa) - Nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi tựa Hoạt động 1: Thi tìm từ nhanh. Mục tiêu: Tìm được các từ ngữ về trẻ em. Cách tiến hành: Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Cho HS nối tiếp nhau trong đội tìm từ trong 3 phút, ai tìm được nhiều từ đúng nhất sẽ thắng. - GV và HS nhận xét bổ sung chốt lại lời giải đúng. - Tuyên dương đội thắng. Hoạt động 2: Tìm bộ phận câu Mục tiêu: Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì )? Là gì? Cách tiến hành: Bài 2 - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét, sửa bài, ghi điểm. Hoạt động 3: Đặt câu hỏi. Mục tiêu: Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm. Cách tiến hành: Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Muốn đặt câu hỏi được, đúng ta phải chú ý điều gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét, sửa bài. 4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá - Nhận xét – tuyên dương. - Xem trước: So sánh. Dấu chấm. - HS trả lời - Lắng nghe - Nhắc lại - Tìm từ. - HS theo dõi cách chơi và cùng chơi. - HS đọc: Thiếu nhi, nhi đồng Ngoan ngoãn, thơ ngây Nâng niu, chiều chuộng, - Chọn đội thắng. - HS đọc: Tìm các bộ phận của câu. - HS làm vở. a.Thiếu nhi là măng non của đất nước b. Chúng em là học sinh tiểu học c. Chích bông là bạn nhỏ của em. - Nhận xét. - Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. - Phải xác định xem bộ phận được in đậm trả lời câu hỏi Ai? hay Là gì? Sau đó mới đặt câu hỏi thích hợp. - HS làm: 1 HS làm ở bảng cả lớp làm vào nháp. a. Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam? b. Ai là những chủ nhân tương lai của đất nước? c. Đội TNTP Hồ Chí Minh là gì ? - Nhận xét. - Lắng nghe, ghi nhớ 5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Sinh Hoạt Lớp NHẬN XÉT TÌNH HÌNH LỚP TUẦN 2 VÀ PHƯƠNG HƯƠNG TUẦN 3. I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : Biết nhận xét góp ý ưu khuyết. 2.Kĩ năng : Rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin. 3.Năng lực cần phát triển : Ý thức chấp hành tốt nội quy nhà trường. II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1.GV : Sổ ghi chép 2.HS : Sổ ghi chép III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Khởi động: hát Nhận xét tình hình lớp tuần 2 ( Lớp trưởng điều khiển ) Mục tiêu : Biết nhận xét ưu khuyết về lớp. Cách tiến hành: - Các tổ trưởng báo cáo ưu khuyết điểm của các tổ viên - Các Lớp phó báo cáo tình hình theo từng mặt của lớp: - Ý kiến của các thành viên trong lớp: - Lớp trưởng tổng hợp, báo cáo chung( Tuyên dương, khen ngợi, động viên nhắc nhở các bạn): - Bình chọn Tổ xuất sắc, HS xuất sắc: 2. Phương hướng tuần 3 - GV ghi nhận ý kiến chung qua đánh giá của lớp trưởng, qua đó có lời khen ngợi động viên nhắc nhở. - Phát động thi đua trong tuần tới: + Nề nếp : Đi học đúng giờ, truy bài tốt, giữ vệ sinh chung. + Kĩ luật : Chấp hành tốt nội quy, không vi phạm, không đánh nhau, không chạy giỡn xô ngã bạn. - Tuyệt đối không được rủ nhau vào quán net hoặc tụ tập ở quán - Hãy nói không với Ma túy. Không được mang vật nhọn đến trường. IV.Củng cố : Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết sinh hoạt. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò - Làm tốt công tác tuần 3
Tài liệu đính kèm: