Giáo án Thứ 3 Tuần 11 Lớp 3

Giáo án Thứ 3 Tuần 11 Lớp 3

 CHÍNH TẢ (Tập chép)

Tiết 21:

Bài dạy: BÀ CHÁU

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:-Chép lại chính xác đoạn : “Hai anh em cùng nói ôm hai đứa cháu

 hiếu thảo vào long” trong bài “Bà cháu”.

-Phân biệt được g/gh; s/x; ươn /ương .

2.Kỉ năng: -Rèn các em viết nhanh, sạch đẹp.

3.Thái độ: -Qua bài GD các em biết yêu ông bà.

II.Đồ dùng dạy học:

*GV: -Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần viết. Bảng cài ở bài tập 2

-Bảng phụ chép nội dung bài tập 4.

*HS: SGK, VBT, bảng con.

 III.Phương pháp : Quan sát, hỏi đáp, giảng giải, luyện tập.

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 3 Tuần 11 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010
 CHÍNH TẢ (Tập chép)
Tiết 21: 
Bài dạy: BÀ CHÁU 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:-Chép lại chính xác đoạn : “Hai anh em cùng nói  ôm hai đứa cháu 
 hiếu thảo vào long” trong bài “Bà cháu”. 
-Phân biệt được g/gh; s/x; ươn /ương .
2.Kỉ năng: -Rèn các em viết nhanh, sạch đẹp.
3.Thái độ: -Qua bài GD các em biết yêu ông bà. 
II.Đồ dùng dạy học: 
*GV: -Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần viết. Bảng cài ở bài tập 2 
-Bảng phụ chép nội dung bài tập 4. 
*HS: SGK, VBT, bảng con. 
 III.Phương pháp : Quan sát, hỏi đáp, giảng giải, luyện tập.
IV.Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1’
15’
10’
3’
A.Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 3 hs lên bảng.
+GV đọc các từ khó cho hs viết, dưới lớp viết vào bảng con.
-Nhận xét và cho điểm hs.
B.Dạy học bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ chép lại phần 
cuối của bài tập đọc Bà cháu. Ôn lại một số quy tắc chính tả.
*Ghi đề bài lên bảng.
2.Hướng dẫn tập chép:
a.Ghi nhớ nội dung : 
-Yêu cầu hs đọc đoạn cần chép.
+Đoạn văn ở phần nào của câu chuyện? 
-Câu chuyện kết thúc ra sao? 
b.Hướng dẫn cách trình bày: 
-Đoạn văn có mấy câu ? 
-Lời nói của hai anh em được viết với dấu câu nào? 
*Kết luận: Cuối mỗi câu phải có dâu chấm. Chữ cái đầu câu phải viết hoa. 
c.Hướng dẫn viết từ khó :
-GV đọc cho hs viết các từ khó trong bài
-Chỉnh- sửa lỗi chính tả cho hs.
d.Chép bài: 
e.Soát lỗi -Chấm bài: 
-Tiến hành tương tự các tiết trước
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả
*Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu. 
-Gọi HS đọc 2 từ mẫu. 
-Dán bảng gài và phát thẻ từ cho HS ghép chữ .
-Gọi HS nhận xét bài bạn .
-GV cho điểm HS.
*Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
-Trước những chữ cái nào em chỉ viết gh mà không viết g? 
*Ghi bảng : gh + e, i, ê. 
-Trước những chữ cái nào em chỉ viết g mà không viết gh? 
*Ghi bảng: g + a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. 
*Bài 4:
-Gọi HS đọc yêu cầu. 
-Treo bảng phụ và gọi 2 HS lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở .
-GV gọi HS nhận xét. 
-GV cho điểm. 
4.Củng cố – Dặn dò 
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn dò HS về nhà ghi nhớ quy tắc chính tả g/gh, chuan bị bài sau.
-HS viết theo lời đọc của GV 
Vũng nước, ngói đỏ, cái chối, chim 
sẽ, bé ngã. 
-HS theo dõi.
-HS đọc đoạn cần chép.
+Phần cuối.
-Bà móm mém, hiền từ sống lại 
còn nhà cửa, lâu đài, ruộng vườn 
thì biến mất. 
- 5 câu 
-Đặt trong dấu ngoặc kép và sau 
dấu hai chấm 
-Nghe và ghi nhớ.
-Đọc và viết bảng các từ: sống lại, màu nhiệm, ruộng vườn, móm 
mém, dang tay. 2 HS viết bảng lớp. HS dưới lớp viết bảng con 
-Đọc đề bài.
-Ghé, gò
-3 HS lên bảng ghép từ: 
ghi / ghì; ghê / ghế; ghé / ghe / 
ghè/ ghẻ / ghẹ; gừ; gờ / gở / gỡ; ga 
/ gà / gá / gả / gã / gạ; gu / gù / gụ; 
gô / gò / gộ; gò / gõ. 
-Nhận xét Đúng / Sai 
-Đọc yêu cầu của bài. 
-Viết gh trước chữ: i, ê, e. 
-Chỉ viết g trước chữ cái: a, ă, â, o, 
ô, ơ, u, ư 
-Đọc đề bài. 
-Điền vào chỗ trống s hay x, ươn 
hay ương. 
a.nước sôi; ăn xôi; cây xoan; siêng 
năng. 
b.vươn vai; vương vãi, bay lượn; 
số lượng. 
- HS nhận xét : Đúng / Sai 
*Bổ sung- rút kinh nghiệm: 
TOÁN 
Tiết 52:
Bài dạy: 12 TRỪ ĐI MỘT SỐ : 12 – 8
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về:
-Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 12 – 8 
-Tự lập và học thuộc bảng các công thức 12 trừ đi một số 
2.Kỹ năng: -Aùp dụng phép trừ có nhớ dạng 12 – 8 để giải các bài toán có liên quan. 
3.Thái độ: -Giáo dục HS yêu thích học môn Toán.
II.Đồ dùng dạy học:
*GV: Bộ thực hành Toán: Que tính, bảng cài.
*HS: Vở, bảng con, que tính.
III. phương pháp: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, luyện tập gợi mở.
IV.Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 2’
1’
10’
5’
15’
3’
A.Kiểm tra bài cũ: 
-Kiểm tra vbt của một số hs.
-GV nhận xét tuyên dương.
B.Dạy học bài mới :
1.Giới thiệu bài: Trong giờ học toán hôm nay chúng ta cùng học về cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 12 – 8, lập và học thuộc lòng các công thức 12 trừ đi một số. Sau đó áp dụng để giải các bài tập có liên quan.
*Ghi đề bài lên bảng.
2.Giới thiệu Phép trừ 12 – 8:
*Bước 1: Nêu vấn đề.
-Có 12 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
*Viết lên bảng: 12 – 8
*Bước 2: Đi tìm kết quả
-Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả và thông báo lại. 
-Yêu cầu HS nêu cách bớt. 
-12 que tính bớt 8 que tính còn lại mấy que tính?
-Vậy 12 trừ 8 bằng bao nhiêu?
*Viết lên bảng: 12 – 8 = 4
*Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính 
-Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính
-Yêu cầu một vài HS khác nhắc lại.
3.Lập bảng công thức12 trừ đi một số :
-Cho HS sử dụng que tính tìm kết quả các phép tính trong phần bài học. 
-Xóa dần bảng công thức 1 trừ đi một số cho HS học thuộc.
4.Luyện tập – Thực hành:
*Bài 1:
-Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả phần a.
-Gọi HS đọc chữa bài
-Yêu cầu HS giải thích vì sao kết quả 3+9 và 9+3 bằng nhau
-Yêu cầu giải thích vì sao khi biết 9 + 3 = 12 có thể ghi ngay kết quả của 12 – 3 và
 12 – 9 mà không cần tính 
-Yêu cầu HS làm tiếp phần b
-Yêu cầu giải thích vì sao 12–2– 7 có kết quả bằng 12 – 9
-Nhận xét và cho điểm HS
*Bài 2:
-Yêu cầu HS tự làm bài
-GV nhận xét .
*Bài 3:
-Yêu cầu HS nêu lại cách tìm hiệu khi đã biết số bị trừ rồi làm bài. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện các phép tính trong bài.
-Cả lớp và GV nhận xét .
*Bài 4:
-Gọi HS đọc đề bài.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán yêu cầu tìm gì ?
-Mời 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
5.Củng cố – Dặn dò: 
-Yêu cầu HS đọc lại bảng các công thức 12 trừ đi một số.
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò HS về nhà học thuộc bảng công thức trong bài và chuan bị bài sau. 
-Thực hiện yêu cầu của gv.
-Nghe và nhắc lại bài toán 
-Thực hiện phép trừ: 12 – 8 
-Thao tác trên que tính. Trả lời: 12 que tính, bớt 8 que tính, còn lại 4 que tính.
-Đầu tiên bớt 2 que tính. Sau đó tháo bỏ que tính và bớt đi 6 que nữa (vì 2 + 6 = 8). Vậy còn lại 4 que tính. 
-12 trừ 8 bằng 4 
 _ 12 
 8
 4
-Viết 12 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 2. Viết dấu – và kẻ vạch ngang. 
-2 không trừ được 8 lấy 12 trừ 8 bằng 4 viết 4. 1 trừ 1 bằng 0. 
-Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi vào bài học. Nối tiếp nhau thông báo kết quả của từng phép tính. 
-Học thuộc lòng bảng công thức 12 trừ đi một số. 
-Làm bài vào Vở bài tập 
-Đọc chữa bài. Cả lớp tự kiểm tra bài mình
-Vì khi đổi chỗ các số hạng trong tổng thì tổng không đổi. 
-Vì khi lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia. 9 và 3 là các số hạng, 12 là tổng trong phép cộng 9+3=12 
 -Cả lớp làm bài sau đó 1 HS đọc chữa bài cho cả lớp kiểm tra. 
-Vì 12 = 12 và 9 = 2 + 7
-HS làm bài, 2 em ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
-HS làm bài, sửa bài.
- HS trả lời. 
- Đïọc đề 
- Bài toán cho biết có 12 quyển vở, trong đó có 6 quyển bìa đỏ 
- Tìm số vở có bìa xanh 
*Tóm tắt:
 Xanh và đỏ	:12 quyển 
	 Đỏ	: 6 quyển 
 	Xanh	: ..quyển? 
*Bài giải:
Số quyển vở có bìa xanh là:
12 – 6 = 6 (quyển)
Đáp số : 6 quyển
*Bổ sung-rút kinh nghiệm:
KỂ CHUYỆN
Tiết 11:
Bài dạy: BÀ CHÁU 
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức: -Dựa vào tranh minh họa, gợi ý dưới mỗi tranh và gợi ý của GV, HS tái 
 hiện được nội dung của từng đoạn và nội dung toàn bộ câu chuyện. 
2.Kĩ năng: -Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp với điệu bộ nét mặt; biết thay đổi 
 giọng kể cho phù hợp với nội dung
-Biết theo dõi và nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
3.Thái độ: -GD các em biết kính yêu ông bà.
II.Đồ dùng dạy học: 
*GV : -Tranh minh họa nội dung câu chuyện trong SGK.
-Viết sẵn dưới mỗi bức tranh lời gợi ý.
*HS : sgk. 
III.Phương pháp: Quan sát, Hỏi đáp, giảng giải , đóng vai, gợi mở, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 4’
1’
20’
10’
3’
A.Kiểm tra bài cu:õ 
-Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Sáng kiến của bé Hà. 
-Nhận xét, ghi điểm từng HS 
B.Dạy học bài mới :
1.Giới thiệu bài Trong giờ kể chuyện hôm nay chúng ta cùng kể lại nội dung câu chuyện Bà cháu.
*Ghi đề bài lên bảng.
2.Hướng dẫn kể chuyện: 
a.Kể lại từng đoạn truyện:
*Bước 1: Kể trong nhóm.
-Yêu cầu hs chia nhóm, dựa vào từng nội dung của mỗi bức tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện trong nhóm của mình.
*Bước 2: Kể trước lớp.
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp, nhân j xét sau mỗi lần bạn kể.
-Khi hs kể gv có thế đặt câu hỏi gợi ý cho các em nếu thấy các em còn lung túng.
*Tranh 1: 
-Trong tranh vẽ những nhân vật nào? 
-Bức tranh vẽ ngôi nhà trông như thế nào ? 
-Cuộc sống của ba bà cháu ra sao ? 
-Ai đưa cho hai anh em hột đào ? 
-Cô tiên dặn hai anh em điều gì ? 
*Tranh 2: 
-Hai anh em đang làm gì ? 
-Bên cạnh mộ có gì lạ ? 
-Cây đào có đặc điểm gì kì lạ ? 
*Tranh 3:
-Cuộc sống của hai anh em ra sao sau khi bà mất ? 
-Vì sao vậy? 
*Tranh 4:
-Hai anh em lại xin cô tiên điều gì ? 
-Điều kì lạ gì đã đến ? 
b.Kể lại toàn bộ nội dung truyện:
-Yêu cầu HS kể nối tiếp ?
(hình thức theo vai)
-Gọi HS nhận xét. 
-Cho điểm từng HS
4.Củng cố – Dặn dò: 
-Khi kể chuyện ta phải chú ý điều gì ? 
-Nhận xét tiết học 
-Dặn HS về nhà kể cho cha mẹ hoặc người thân nghe và chuan bị bài sau.
- Mỗi em kể một đoạn 
-Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em lần lượt từng em kể tuèng đoạn theo nội dung từng bức tranh, khi một em kể, các bạn khác lắng nghe và gợi ý cho bạn khi cần và nhận xét.
-Đại diện các nhóm lần lượt kể từng đoạn cho đến hết truyện.
-Ba bà cháu và cô tiên.
-Ngôi nhà rách nát 
-Rất khổ cực, rau cháo nuôi nhau nhưng căn nhà rất ấm cúng. 
-Cô tiên 
Khi bà mất nhớ gieo hạt đào lên mộ, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng.
-Khóc trước mộ bà 
-Mọc lên một cây đào 
-Nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết toàn trái vàng, trái bạc 
-Tuy sống trong giàu sang nhưng càng ngày càng buồn bã 
-Vì thương nhớ bà. 
-Đổi lại ruộng vườn, nhà cửa để bà sống lại. 
-Bà sống lại như xưa và mọi thứ của cải đều biến mất. 
-4 HS kể nối tiếp theo vai. (Người dẫn chuyện, cô tiên, hai an hem.)
-Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. 
*Bổ sungrút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 3.DOC.doc