Giáo án Thứ 4 Tuần 15 Lớp 3

Giáo án Thứ 4 Tuần 15 Lớp 3

Tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên

I/ Mục tiêu :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, chiêng trống, trung tâm, buôn làng, .,

- Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông tây Nguyên.

- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 4 Tuần 15 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 15	 Thứ Tư, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Mĩ thuật
( Giáo viên chuyên dạy )
Tuần : 15	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Tập đọc
I/ Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, chiêng trống, trung tâm, buôn làng, ..., 
Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông tây Nguyên. 
Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Đọc thầm tương đối nhanh, hiểu tên các địa danh và các từ ngữ trong bài : rông chiêng, nông cụ  
Hiểu nội dung và ý nghĩa bài : hiểu đặc điểm của nhà rông tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông. 
3.Thái độ : Giáo dục học sinh phong tục của các miền đất nước 
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Việt Bắc ( 4’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
GV đọc mẫu toàn bài
GV đọc mẫu với giọng tả, chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ : bền chắc, không đụng sàn, không vướng mái 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Cho HS đọc nối tiếp câu 
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia thành 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng xem là một đoạn.
Đoạn 1 [ 5 dòng đầu ]: nhà rông rất chắc và cao
Đoạn 2 [ 7 dòng tiếp ]: gian đầu của nhà rông
Đoạn 3 [ 3 dòng tiếp ]: gian giữa với bếp lửa 
Đoạn 4 [ còn lại ]: công dụng của gian thứ 3 
Giáo viên gọi học sinh đọc từng đoạn.
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho cả lớp đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc
Phương pháp : diễn giải, đàm thoại
 Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Vì sao nhà rông phải chắc và cao ? 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi :
+ Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?
+ Từ gian thứ 3 dùng để làm gì ?
+ Em nghĩ gì về nhà rông Tây Nguyên sau khi đã xem tranh, đọc bài giới thiệu nhà rông ? 
Giáo viên : nhà rông là ngôi nhà đặc biệt quan trọng đối với các dân tộc Tây Nguyên. Nhà rông được làm rất to, cao và chắc chắn. Là trung tâm của buôn làng, là nơi thờ thần làng, nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng quan trọng của người dân tộc Tây Nguyên
Giáo viên chốt lại : Nhà rông Tây Nguyên rất độc đáo. Đó là nơi sinh hoạt cộng đồng của buôn làng, nơi thể hiện nét đẹp văn hoá của đồng bào Tây Nguyên.
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông tây Nguyên
Giáo viên đọc mẫu và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. 
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Gọi vài học sinh thi đọc đoạn văn 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hát
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt bài.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài 
Cá nhân 
3 học sinh đọc
Mỗi tổ đọc tiếp nối
Đồng thanh
Học sinh đọc thầm.
Nhà rông phải chắc để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa. Sàn cao để voi đi qua không đụng sàn. Mái cao để khi múa, ngọn giáo không vướng mái.
Gian đầu của nhà rông là nơi thờ thần làng nên được bài trí rất trang nghiêm : một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế. 
Gian giữa là trung tâm của nhà rông vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của làng.
Từ gian thứ 3, thứ 4, 5  là nơi ngủ tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng. 
Học sinh tự do phát biểu theo suy nghĩ. 
Nhà rông rất độc đáo / lạ mắt / đồ sộ.
Nhà rông rất tiện lợi với người Tây Nguyên.
Nhà rông thật đặc biệt, voi có thể đi qua mà không đụng gầm sàn
Nhà rông thể hiện nét đẹp văn hoá của người Tây Nguyên.
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
Học sinh lắng nghe 
HS đọc bài theo sự hướng dẫn của GV 
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
Học sinh thi đọc 
Lớp nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Đôi bạn.
Tuần : 15	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh biết cách sử dụng bảng nhân 
Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ( tiếp theo ) ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Giới thiệu bảng nhân ( 1’ )
Hoạt động 1 : giới thiệu cấu tạo bảng nhân ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học biết cấu tạo của bảng nhân
Giáo viên treo bảng nhân lên bảng
Yêu cầu học sinh đếm số hàng, số cột trong bảng
+ Nêu hàng đầu tiên gồm mấy số ?
+ Cột đầu tiên gồm mấy số ?
Giáo viên giới thiệu : đây là các thừa số trong bảng nhân đã học. Các ô còn lại của bảng chính là kết quả của các phép nhân trong các bảnh nhân đã học
Yêu cầu học sinh đọc hàng thứ 3 của bảng nhân.
+ Em có nhận xét gì về các số vừa đọc ?
Yêu cầu học sinh đọc hàng thứ 4 của bảng nhân.
+ Em có nhận xét gì về các số vừa đọc ?
Giáo viên chốt lại : mỗi hàng ghi lại một bảng nhân : hàng 2 là bảng nhân 1, hàng 3 là bảng nhân 2, hàng 11 là bảng nhân 10
Hoạt động 2: Cách sử dụng bảng nhân (8’) 
Mục tiêu : giúp học biết cách sử dụng bảng nhân
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát 
Giáo viên nêu ví dụ : 4 x 3 = ?
Giáo viên hướng dẫn : tìm số 4 ở cột đầu tiên, tìm số 3 ở hàng đầu tiên. Đặt thước dọc theo hai mũi tên gặp nhau ở ô số 12. số 12 là tích của 4 và 3
Vậy 4 x 3 = 12
Giáo viên cho học sinh thực hành ở các phép tính khác.
Hoạt động 3 : Thực hành ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh vận dụng bảng nhân khi thực hành tính toán nhanh, đúng.
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : Dùng bảng nhân để tìm số thích hợp ở ô trống ( theo mẫu ) :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : điền số : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tìm tích hai số, tìm một thừa số chưa biết, tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia. 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
GV Nhận xét
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát 
Học sinh quan sát 
Học sinh đếm : có 11 hàng và 11 cột 
Hàng đầu tiên gồm 10 số từ số 1 đến số 10 là các thừa số.
Cột đầu tiên gồm 10 số từ số 1 đến số 10 là các thừa số.
Học sinh đọc: 2, 4, 6, 8, 10, , 20
Các số vừa đọc chính là kết quả của các phép tính trong bảng nhân 2.
Học sinh đọc: 3, 6, 9, 12, 15, , 30
Các số vừa đọc chính là kết quả của các phép tính trong bảng nhân 3.
3
4
12
Học sinh thực hành
HS đọc 
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh làm bài. 
Học sinh thi đua sửa bài
HS nêu 
Lớp Nhận xét
HS đọc 
Nhà trường mua 8 đồng hồ để bàn và số đồng hồ treo tường gấp 4 lần số đồng hồ để bàn. 
Hỏi nhà trường mua tất cả bao nhiêu đồng hồ ?
Học sinh làm bài
HS sửa bài.
Lớp nhận xét 
HS đọc 
Một đội ae có 24 ô tô chở khách và số ô tô tải bằng số ô tô chở khách. 
Hỏi đội xe đó có tất cả bao nhiêu ô tô ? 
Học sinh làm bài
HS sửa bài.
Lớp nhận xét 
 4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Giới thiệu bảng chia. 
Tuần : 15	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Luyện từ và câu
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Mở rộng vốn từ : các dân tộc. 
Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh.
Kĩ năng : biết thêm tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta, điền đúng từ ngữ thích hợp ( gắn với đời sống của đồng bào dân tộc ) điền vào chỗ trống.
Tiếp tục học về phép so sánh : đặt được câu có hình ảnh so sánh.
Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị :
GV : tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta phân theo khu vực : Bắc – Trung – Nam, bản đồ Việt Nam để chỉ nơi cư trú của từng dân tộc, kèm ảnh một số y phục dân tộc, tranh minh hoạ bài tập 3, bảng phụ viết BT1, câu văn ở BT3 và bảng ở BT2.
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn kiểu câu Ai thế nào ?
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : Mở rộng vốn từ : các dân tộc ( 17’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh biết thêm tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta, điền đúng từ ngữ thích hợp ( gắn với đời sống của đồng bào dân tộc ) điền vào chỗ trống
Phương pháp : thi đua, động não 
 Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu 
+ Thế nào là dân tộc thiểu số ?
+ Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh đọc bài làm : 
Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc 
Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Hoa, Giáy, Tà – ôi 
Các dân tộc thiểu số ở miền Trung 
Vân Kiều, Cơ – ho, Khơ – mú, Ê – đê, Ba – na, Gia – rai, Xơ – đăng, Chăm 
Các dân tộc thiểu số ở miền Nam
Khơ – me, Hoa, Xtiêng 
Bài tập 2
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên giải thích :
Ruộng bậc thang : là ruộng nương được làm trên núi đồi, để tránh xói mòn đất, người dân đã bạt đất ở các sườn đồi thành các bậc thang và trồng trọt ở đó.
 Nhà rông : là ngôi nhà cao, to, làm bằng nhiều gỗ quý, chắc, là nơi thờ các thần linh giống như đình làng của người Kinh. 
Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài, gọi HS lên bảng điền vào chỗ trống các từ thích hợp. 
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS
Gọi học sinh đọc bài làm :
Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang
Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát
Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà sàn để ở
Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.
Hoạt động 2 : Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh 
Mục tiêu : giúp học sinh biết đặt được câu có hình ảnh so sánh
Phương pháp : thi đua, động não 
Bài tập 3: 
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi :
+ Cặp hình này vẽ gì ?
Giáo viên hướng dẫn : chúng ta sẽ so sánh mặt trăng với quả bóng hoặc quả bóng với mặt trăng. Muốn so sánh được, chúng ta sẽ tìm ra điểm giống nhau giữa mặt trăng và quả bóng
 + Nêu điểm giống nhau giữa mặt trăng và quả bóng.
Tương tự, Giáo viên cho học sinh quan sát các cặp hình còn lại
Tranh 2 : Nụ cười của bé được so sánh với bông hoa hoặc bông hoa được so sánh với nụ cười của bé 
Tranh 3 : Ngọn đèn được so sánh với ngôi sao hoặc ngôi sao được so sánh với ngọn đèn 
Tranh 4 : Hình dáng của nước ta được so sánh với chữ S hoặc chữ S được so sánh với hình dáng của nước ta 
Giáo viên cho học sinh làm bài và sửa bài. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Trăng rằm tròn xoe như quả bóng.
Mặt bé tươi như hoa. / Bé cười tươi như hoa. / Bé xinh như hoa. / Bé đẹp như hoa. 
Đèn sáng như sao. / Đèn điện sáng như sao trên trời. 
Đất nước ta cong cong hình chữ S. 
Giáo viên nhận xét, khen ngợi những em viết được những câu văn có hình ảnh so sánh đẹp. 
Bài tập 4: 
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn :
Câu a : muốn điền đúng các em cần nhớ lại câu ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ đã học ở tuần 4
Câu b : em hãy hình dung những lúc về quê gặp trời mưa, chúng ta phải đi trên những con đường đất và tìm những chất có thể làm trơn như dầu nhớt, mỡ  để viết tiếp câu so sánh cho phù hợp.
Câu c : ở câu này chúng ta có thể đưa hình ảnh so sánh mà bạn Páo đã nói trong bài tập đọc Nhà bố ở.
Giáo viên cho học sinh làm bài và sửa bài. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Công cha, nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ ( như được thoa một lớp dầu nhờn )
Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi.
Hát
Hãy viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết : 
Dân tộc thiểu số là các dân tộc có ít người.
Người dân tộc thiểu số thường sống ở các vùng cao, vùng núi.
Học sinh làm bài 
Cá nhân 
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống : 
HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập
Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai 
Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết vào chỗ trống những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh :
Cặp hình này vẽ mặt trăng và quả bóng.
Mặt trăng và quả bóng đều rất tròn.
Học sinh quan sát và so sánh các cặp hình còn lại.
Học sinh làm bài 
Cá nhân 
Bạn nhận xét
Viết những từ ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống :
Học sinh làm bài 
Cá nhân 
Bạn nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 4 tuan 15.doc