Giáo án Thứ 5 Tuần 10 Lớp 3

Giáo án Thứ 5 Tuần 10 Lớp 3

 TOÁN

Tiết 49:

Bài dạy: 31 – 5

I.Mục tiêu :

1.Kiến thức: Giúp HS:

-Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 31 – 5.

-Làm quen với hai đoạn thẳng cắt nhau.

2.Kỹ năng: -Áp dụng để giải các bài toán có liên quan (tìm x, tìm hiệu).

-Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ.

-Củng cố biểu tượng về hình tam giác.

3.Thái độ: -Yêu thích môn Toán. Tính đúng nhanh, chính xác

II Phương pháp : -Trực quan, quan sát, thảo luận, đàm thoại, phân tích., luyện tập.

III.Đồ dùng dạy học:

*GV: -Que tính.

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 5 Tuần 10 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày 28 tháng 10 năm 2010
 TOÁN
Tiết 49:
Bài dạy: 31 – 5 
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức: Giúp HS:
-Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 31 – 5.
-Làm quen với hai đoạn thẳng cắt nhau.
2.Kỹ năng: -Áp dụng để giải các bài toán có liên quan (tìm x, tìm hiệu).
-Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ.
-Củng cố biểu tượng về hình tam giác.
3.Thái độ: -Yêu thích môn Toán. Tính đúng nhanh, chính xác
II Phương pháp : -Trực quan, quan sát, thảo luận, đàm thoại, phân tích., luyện tập.
III.Đồ dùng dạy học:
*GV: -Que tính.
*HS: -VBT
IV.Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 4’
1’
15’
15’
5’
A.Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc long bảng công thức 11 trừ đi một số.
-Yêu cầu nhẩm nhanh kết quả của một vài phép tính thuộc dạng 11 – 5.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B.Dạy học bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Trong tiết học toán 
hôm nay, chúng ta cùng nhau học về cách thực hiện phép trừ dạng 31 –5 và giải các bài toán có liên quan.
*Ghi đề bài lên bảng.
2.Giới thiệu phép trừ 31 - 5:
*Bước 1: Nêu vấn đề.
-Có 31 que tính, bớt 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
+Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
*Viết bảng: 31 - 5
*Bước 2: Tìm kết quả.
-Yêu cầu HS lấy 31 que tính suy nghĩ và tìm cách lấy bớt 5 que tính, rồi sau đó báo lại kết quả.
*Hỏi: 31 que tính bớt đi 5 que tính còn lại bao nhiêu que tính ?
-Vậy 31 trừ 5 bằng bao nhiêu ?
*Viết lên bảng: 31 – 5 = 26 
*Bước3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
-Gọi 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp 
làm vào bảng con.
*Hỏi: Em đã đặt tính như thế nào ?
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính?
-Yêu cầu một số HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
3.Luyện tập, thực hành:
*Bài 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. 
-Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
-Yêu cầu nêu cách tính của một số phép tính.
-Nhận xét và cho điểm HS.
*Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
*Hỏi: Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vbt. 
-Yêu cầu 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện từng phép 
tính.
-GV nhận xét và cho điểm hs.
*Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
*Tóm tắt:
Có : 51 quả trứng
Lấy đi : 6 quả trứng
 Còn lại : . . . quả trứng ?
-Nhận xét và cho điểm hs.
*Bài 4:
-Gọi 1 hs đọc câu hỏi. 
-Yêu cầu hs trả lời.
4.Củng cố – Dặn dò: 
-Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 31 – 5
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. 
-Thực hiện yêu cầu của gv.
-Nhắc lại đề bài.
-Thực hiện phép trừ.
-Thao tác trên que tính và trả lời cách làm.
-Còn lại 26 que tính.
-Bằng 26.
31
-
 5
26
-Thực hiện yêu cầu của gv.
-Viết 31 rồi viết 5 dưới 1 sao cho thẳng cột với nhau, viết dấu trừ và kẻ vạch ngang.
-Thực hiện từ phải sang trái.1 không trừ được 5 lấy 11 trừ 5 bằng 6 viết 6 nhớ 1, 3 trừ 1 bằng 2 viết 2. Vậy 31 trừ 5 bằng 26.
-Thực hiện yêu cầu của gv.
-Làm bài và chữa bài.
-Đọc đề bài.
-Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
71
-
 8
63
21
-
 6
15
51 
-
 4
47
-Làm bài.
*Bài giải:
Số quả trứng còn lại là:
51 – 6 = 45 (quả trứng)
Đáp số : 51 quả trứng
-Đọc câu hỏi.
-Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm o
*Bổ sung – Rút kinh nghiệm :
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Tiết 20:
Bài dạy: ÔNG VÀ CHÁU 
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:-Nghe và viết lại chính xác bài thơ Ông và cháu.
2.Kĩ năng: -Trình bày đúng hình thức thơ 5 chữ.
-Luyện viết dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
 -Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/k, l/n, thanh hỏi/ thanh ngã.
3.Thái độ: -Giáo dục các em ham thích học tiếng việt.	 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
*GV: Bảng ghi nội dung bài tập 3. Bảng phụ, bút dạ.
*HS: GK, VBT.
III.PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, gợi mở, hỏi đáp, luyện tập, giảng giải.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 4’
1’
20’
10’
4’
A.Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 2 HS lên bảng viết các từ HS mắc lỗi, các từ luyện phân biệt, tên các ngày lễ lớn của giờ chính tả trước.
B.Dạy học bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Trong giờ tập đọc hôm nay, chúng ta chép lại chính xác đoạn văn “Ông và cháu”, sau đó làm các bài tập chính tả. 
*Ghi đề bài lên bảng.
2.Hướng dẫn viết chính tả:
a.Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
-GV đọc bài thơ lần 1.
+Bài thơ có tên là gì?
+Khi ông và cháu thi vật với nhau thì ai là người thắng cuộc?
+Khi đó ông đã nói gì với cháu.
-Giải thích từ xế chiều và rạng sáng.
+Có đúng là ông thua cháu không? 
b.Hướng dẫn cách trình bạỳ:
-Bài thơ có mấy khổ thơ.
-Mỗi câu thơ có mấy chữ ?
-Để cho đẹp, các em cần viết bài thơ vào giữa trang giấy, nghĩa là lùi vào khoảng 3 ô li so với lề vở.
-Dấu hai chấm được đặt ở câu thơ nào?
-Dấu ngoặc kép có ở các câu thơ nào?
-Lời nói của ông bà và cháu đều được đặt trong ngoặc kép. 
c.Chép bài: 
-GV đọc bài, mỗi câu thơ đọc 3 lần.
d.Soát lỗi, chấm bài:
-GV đọc lại toàn bài, phân tích các chữ khó viết cho HS soát lỗi.
e.Chấm bài.
-Thu và chấm 1 số bài.
3.Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu và câu mẫu.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau tìm các chữ theo yêu cầu của bài. Khi HS nêu, GV ghi chữ các em tìm được lên bảng.
-Nhận xét
-Cho cả lớp đọc các chữ vừa tìm được.
*Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc đề bài
-Phát 3 băng giấy viết nội dung BT3 cho 3 HS làm bài cả lớp làm bài vào vở nháp
-3 HS trình bày bài làm dán lên bảng
-Cả lớp và GV nhận xét-chốt lại lời giải đúng
4.Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
-Viết bảng: Ngày Quốc tế, Phụ nữ, 
Ngày Quốc tế Lao động, Ngày 
Nhà Giáo Việt Nam, con cá, con 
kiến, lo sợ, ăn no, nghỉ học, lo nghĩ . 
-2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.
-Ông cháu.
-Cháu luôn là người thắng cuộc.
-Ông nói: Cháu khoẻ hơn ông 
nhiều. Ông nói là buổi trời chiều. 
-Cháu là ngày rạng sáng.
-Không đúng, ông thua vì ông 
nhường cho cháu phấn khởi.
-Có hai khổ thơ.
-Mỗi câu có 5 chữ.
-Đặt cuối các câu:
	Cháu vỗ tay hoan hô:
	Bế cháu, ông thủ thỉ:
-Câu:	“Ông thua cháu, ông nhỉ!”
	“Cháu khoẻ  rạng sáng”.
-Chép lại theo lời đọc của giáo viên.
-Soát lỗi, ghi tổng số lỗi ra lề vở. Viết lại các lỗi sai bằng bút chì.
-Đọc bài.
-Mỗi HS chỉ cần nêu một chữ, 
càng nhiều HS được nói càng tốt. 
VD: càng, căng, cũng, củng, cảng, 
cá, co, con, cò, công, cống, cam, 
cảm,  ke, kẻ, kẽ, ken, kèn, kén, 
kém, kiếm, kí, kiếng, kiểng, 
-Đọc các từ vừa tìm được
-Đọc yêu cầu của bài.
-Làm bài- 3 HS làm băng giấy và 
dán kết quả lên bảng
-Nhận xét
a.Lên non mới biết non cao. Nuôi 
con mới biết công lao mẹ thầy.
b.dạy bảo – cơn bão, lặng lẽ – số 
lẻ, mạnh mẽ – sứt mẻ, áo vải – 
vương vãi.
*Bổ Sung Rút Kinh Nghiệm:
TẬP VIẾT
Tiết 10:
Bài viết : CHỮ HOA: H
I. Mục tiêu:
1Kiến thức: - Biết viết chữ H hoa theo cỡ vừa và nhỏ, 
	-Biết viết cụm từ ửng dụng “Hai sương một nắng” .Cở nhỏ .
2Kỹ năng: -Rèn các em viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
3/Thái độ: -GD các em tính cẩn thận .
II. Phương pháp: Trực quan ,vấn đáp ,luyện tập ,thực hành .
III .Chuẩn bị:
*GV: -Chữ mẫu H . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
*HS: -Bảng, vở tập viết 
IV. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
2’
1’
7’
8’
15’
3’
A.Kiển tra bài cũ:
-Kiểm tra vở viết.
-Yêu cầu viết: -G 
-Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
-Viết : Góp sức chung tay. 
-GV nhận xét, cho điểm.
B.Dạy học bài mới 
1.Giới thiệu bài: Trong giờ tập viết hôm nay, chúng ta sẽ tập viết chữ H hoa và 
cụm từ ứng dụng: Hai sương một nắng.
*Ghi đề bài lên bảng
2. Hướng dẫn tập viết:
a.Quan sát nhận xét cấu tạo,quy trình viết: 
* Gắn mẫu chữ H
-Chữ H cao mấy li ? rộng mấy đơn vị ?
-Chữ H được viết bỡi mấy nét ?
-Chỉ nét 1 và hỏi:
+Nét 1 là nét kết hợp của những nét nào ?
+Điểm dặt bút của nét này ở đâu ?
+Nét thứ 2 gồm những nét cơ bản nào nối với nhau.? 
-GV viết mẫu kết hợp nhắc lại qui trình 
viết.
b.Viết bảng: 
-Yêu cầu HS viết chữ H hoa trong không trung ,sau đó viết vào bảng con 2 – 3 lượt.
-Sửa lỗi cho từng em
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
a.Giới thiệu câu ứng dụng: 
Hai sương một nắng.
*Giảng thêm: Hai sương một nắng là nói về sự vất vả, đức tính chịu khó , chăm chỉ của người lao động.
b.Quan sát và nhận xét:
-Nêu độ cao các chữ cái, khoảng cách các chữ trong cụm từ ứng dụng
-Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
-Các chữ viết cách nhau khoảng chừng 
nào ?
-GV viết mẫu chữ : Hai lưu ý nối nét H và ai.
c.Viết bảng con:
-Yêu cầu hs viết chữ Hai 
- GV nhận xét và uốn nắn.
4.Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
-Yêu cầu HS viết vào vở tập viết
-Theo dõi và sửa lỗi cho từng HS 
-Thu và chấm điểm( 5, 7) bài
5.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học:
-Dặn dò: về nhà hoàn thành bài viết trong vở tập viết
-HS viết bảng con.
-HS nêu câu ứng dụng.
-3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết
bảng con.
-HS quan sát
-5 li, rộng 5 li.
-được viết bỡi3 nét
-Kết hợp của nét - cong trái và lượn ngang.
-Đặt bút ở trên đường kẻ ngang 5 
giữa đường dọc 3 và đường dọc 
4, từ đường lượn xuống dưới 
đường kẻ ngang 5 mtj chút viết 
nét cong trái nổi liền nét lượn 
ngang, dừng bút ở giao điểm của 
đường ngang 6 và đường dọc 4.
+Gồm nét khuyết dưới, nét 
khuyết trên và nét móc duới.
-HS quan sát gv viết mẫu.
-HS tập viết trên bảng con. H
-HS đọc câu ứng dụng. 
-H, g : 2,5 li ; t :1,5 li ; s : 1,25 li
a, i, n, m, ô, ă, ư, ơ : 1 li
-Dấu nặng(.) dưới ô
-Dấu sắc (/) trên ă
-Khoảng chữ cái o
-HS viết bảng con Hai 
-HS viết vở
BỔ SUNG RÚT KINH NGHIÊM:
THỦ CÔNG
Tiết 10: 
Bài dạy: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: -HS biết vần dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp 
 thuyền phẳng đáy có mui.
2.Kĩ năng: -Hs gấp được thuyền phẳng đáy có mui. 
3.Thái độ: -Hứng thú với môn học này.
II.Đồ dùng dạy học:
*GV: -Mẫu thuyền phẳng đáy có mui được gấp bằng giấy thủ công. 
 -Mẫu thuyền phẳng đáy không mui của bài 4.
 -Qui trình gấp thuyền phẳng đáy không mui của bài 4, có hình vẽ minh hoạ 
 cho từng bước, giấy nháp để hướng dẫn hs gấp thuyền.
*HS: -Giấy thủ công, giấy nháp.
III.Phương pháp: -Quan sát, hỏi đáp, giảng giải, thực hành. 
IV.Các hoạt động dạy học:
Tiết 1:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 2’
1’
5’
15’
10’
A.Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra đồ dùng trong giờ thủ công.
-Nhận xét tuyên dương. 
B.Dạy học bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong giờ thủ công hôm nay, Thầy sẽ hướng dẫn các em biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy.
*Ghi đề bài lên bảng.
2.Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
-GV cho hs quan sát mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui.
*Hỏi: Hình dáng của thuyền như thế nào ?
-Mui thuyền ra sao ?
-Hai bên mạn thuyền và đáy thuyền như thế nào.
-Các em quan sát và so sánh thuyền phẳng đáy có mui với thuyền phẳng đáy không mui, giống nhau và khác nhau như thế nào ?
*Kết luận : Cách gấp hai loại thuyền tương tự nhau, chỉ khác ở bước tạo mui thuyền.
-GV mở dần mẫu thuyền phẳng đáy có mui cho đến khi là tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. Sau đó gấp lại theo nếp gấpđể được thuyền mẫu, giúp hs sơ bộ biết được cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
3.GV hướng dẫn mẫu:
*Bước 1: Gấp tạo mũi thuyền.
-Đặt ngang tờ giấy màu hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp hai đầu tờ giấy vào khoảng2 – 3 ô như (H1) sẽ được hình 2, miết dọc theo hai đường mới gáy cho phẳng.
*Các bước gấp tiếp theo tương tự như các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui.
-GV gọi hs lên bảng thao tác tiếp các bước gấp thuyền đã học ở bài 4, sẽ thực hiện các thao tác sau.
*Bước 2: Gấp các nếp gấp cách dài.
-Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp hình 2 được hình 3.
-Gấp đôi mặt trước của hình 3 được hình 4.
Lật hình 4 ra mặt sau, gấp đôi như mặtmtj trước được hình 5.
*Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
-Theo đường dấu gấp ở hình 5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được hình 6. Tương tự gấp theo đường dấu gấp hình 6 được hình 7.
-Lật hình 7 ra mặt sau, gấp hai lần giống H5, H6 được hình 8. 
-Gấp theo dấu gấp của hình 8 được hình 9.
-Lật hình 9 ra mặt sau gấp giống mặt trước được hình 10.
*Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
-Lách hai ngón tay cái vào trong hai mép gấp, các ngón còn lại cầm ở hai bên phía ngoài, lộn các nếp gấp vào tronglòng thuyền được thuyền giống như hình 11.
-HS thực hiện hiện xong bước này, gv hướng dẫn thực hiện tiếp bước còn lại.
-Dùng ngón tay lồng phần giấy gấp ở hai đầu thuyền lên như hình 12 được thuyền phẳng có mui.
-GV gọi 1 hoặc 2 hs lên thao tác lại cá bước gấp thuyền phẳng đáy có mui.
4. Luyện tập củng cố:
-GV tổ chức cho hs tập gấp thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy nháp.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: Về nhà nhớ làm lại để nhớ các qui trình gấp thuyền không đái.
-Thực hiện yêu cầu của gv.
-Quan sát vật mẫu.
-Dài.
-Mui nhon.
-Hai bên mạn thuyền thấp, đáy thì phẳng.
-Giống nhau về hình dáng của thân thuyền, đáy thuyền mũi thuyền, về các nếp gấp.
-Khác: Là một loại có mui hai đầu và một loại không có mui.
-Quan sát vật mẫu.
-Quan sát thao tác mẫu của gv.
-Quan sát thao tác mẫu của gv.
-Quan sát thao tác mẫu của gv.
-Quan sát thao tác mẫu của gv.
-Thực hiện yêu cầu của gv.
-Thực hành gấp thuyền.
*Bổ Sung, Rút Kinh Nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 5. DOC.doc