Giáo án Thứ 5 Tuần 19 Lớp 3

Giáo án Thứ 5 Tuần 19 Lớp 3

Thể dục Bài 38 : Ôn đội hình đội ngũ Trò chơi : Thỏ nhảy

 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

- Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng, đi đều theo 1-4 hàng dọc.Yêu cầu thuần thục được động tác tương đối chính xác.

- Trò chơi Thỏ nhảy.Yêu cầu HS biết tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.

 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm : Sân trường . 1 còi

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 927Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 5 Tuần 19 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19	Thứ Năm, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng, đi đều theo 1-4 hàng dọc.Yêu cầu thuần thục được động tác tương đối chính xác. 
- Trò chơi Thỏ nhảy.Yêu cầu HS biết tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Giậm chângiậm Đứng lạiđứng
Trò chơi: Có chúng em
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
II/ CƠ BẢN:
a.Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng, đi đều .
Thành 4 hàng ngangtập hợp
Nhìn phải.thẳng Thôi
Bên trái(phải)..quay
Đi đều bước Đứng lại.đứng
Nhận xét
*Các tổ luyện tập đi đều
Giáo viên quan sát nhắc nhở
Nhận xét
b.Trò chơi : Thỏ nhảy
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
Đi thường..bước Đứng lại..đứng
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
 Về nhà luyện tập đi đều
 5p
 27p
19p
2-3lần 
 8p
 4p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học tập
* * * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Tuần : 19	Thứ Năm
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I.Mục tiêu 
 Giúp hs:
- Nhận biết cấu tạo thập phân của các sốù có bốn chữ số (ø gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị).
- Biết viết các số có bốn chữ sốù thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. 
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng viết nội dung phần bài học như SGK. 
III.Hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi hs lên bảng làm bài 1, 2, 4/ 101 VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2. Bài mới:
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách phân tích các số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn phân tích số theo cấu tạo thập phân.
Mục tiêu:
 - Nhận biết cấu tạo thập phân của các sốù có bốn chữ số (ø gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị)
Cách tiến hành: 
- Gv viết lên bảng số 5427và yêu cầu HS đọc số.
- GV hỏi : Số 5427 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- Bạn nào có thể viết số 5427 thành tổng của các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị.
- GV nhận xét và nêu cách viết đúng : 
5427 = 5000 + 400 + 20 + 7
- GV viết tiếp số 3095, yêu cầu HS đọc số và nêu rõ số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- Hãy viết số này thành tổng của các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị.
- GV hỏi : Một số bất kì cộng với 0 sẽ cho kết quả là ao nhiêu ?
- Vậy số 0 trong tổng 3000 + 0 + 90 + 5 không ảnh hưởng đến giá trị của số này, vì thế ta có thể viết thành 3000 + 90 + 5
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau lên bảng đọc, phân tích viết các số trong phần bài học thành tổng của các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị để có bảng như sau :
 - Nghe GV giới thiệu bài.
- Năm nghìn bốn trăm hai mươi bảy.
- Số 5427 gồm 5 nghìn, 4 trăm, 22 chục, 7 đơn vị.
- 2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
- Ba nghìn không trăm chín mươi lăm. Số gồm 3 nghìn, 0 trăm, 9 chục, 5 đơn vị.
- 3000 + 0 + 90 + 5
- Là chính số đó.
- HS nghe giảng.
- 6 HS nối tiếp nhau lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS cả lớp viết vào nháp, sau đó nhận xét về phần bài làm của các bạn trên bảng. 
 Viết số thành tổng
5247 = 5000 + 200 +40 +7
9683 = 9000 + 600 + 80 + 3
3095 = 3000 + 0 + 90 + 5 = 3000 + 90 + 5
7070 = 7000 + 70
8102 = 8000 + 100 + 2
6790 = 6000 + 700 + 90
4400 = 4000 +400 
2005 = 2000 + 5
Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành (25’)
Mục tiêu:
 - Biết viết các số có bốn chữ sốù thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. 
Cách tiến hành: 
* Bài 1
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài , sau đó đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
- GV kiểm tra bài của một số HS
* Bài 2
 - GV hỏi : Bài tập cho gì và yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV viết lên bảng tổng :
4000 + 500 + 60 + 7
- GV hỏi : Bạn nào có thể viết tổng trên thành số có bốn chữ số ?
- GV nhận xét và yêu cầu HS giải thích cách viết.
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài.
- Yêu cấu HS nhận xét bài bạn.
- GV chữa bài và yêu cầu HS đọc bài. 
* Bài 3
 - Yêu cầu HS tự làm bài, sauđó đổi vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV kiểm tra vở của một số HS.
 * Bài 4
 - GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số như thế nào ?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và viết tất cả các số có bốn chữ số mà các chữ số của mỗi số đều giống nhau.
- GV chữa bài và nêu tình huống có bạn viết là 0000, số này có phải là số có bốn chữ số mà các chữ số của nó đều giống nhau không ?
- Số này bằng số nào ?
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì?
- Về nhà làm bài 1, 2/102VBT
- Bài tập yêu cầu chúng ta viết số thành tổng các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị.
- HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài nhau.
- Bài tập cho các tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và yêu cầu chúng ta viết các tổng này thành số có bốn chữ số.
- 2 HS cùng lên bảng viết, HS cả lớp viết vào nháp 4567.
- Có 4 nghìn nên viết 4 ở hàng nghìn, có 5 trăm nên viết 5 ở hàng trăm, có 6 chục nên viết 6 ở hàng chục, có 7đơn vị nên viết 7 ở hàng đơn vị, 
- 5 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm VBT.
- HS nhận xét bài làm của bạn và sửa sai.
- HS lần lượt đọc các tổng trong bài.
- HS viết các số : a) 8555 ; b) 8550 ; c) 8500
- Viết các số có bốn chữ só mà các chũ số đề giống nhau.
- HS viết số, 3 HS lên bảng làm bài : 1111, 2222, 3333, 4444, 5555, 6666, 7777, 8888, 9999.
- Số này không phải là số có bốn chữ số mà các chữ số của nó đều giống nhau.
- Số này bằng 0. 
Tuần : 19	Thứ Năm
Tiết : 	 Lớp 3
Tập viết
I. MỤC TIÊU
Củng cố cách viết chữ viết hoa N thông qua bài tập ứng dụng :
Viết tên riêng Nhà Rồng bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng/ Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ viết hoa N.
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
Vở Tập viết 3, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Giới thiệu bài (1’)
- Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa N có trong từ và câu ứng dụng.
Hoạt động 1 : HD HS viết trên bảng con (13’)
Mục tiêu :
- Viết đúng, đẹp chữ hoa N.
- Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng giữa các chữ trong từ , cụm từ. 
 Cách tiến hành : 
a) Luyện viết chữ viết hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng chữ viết hoa N và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chư,õ vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa N vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho HS.
b) Luyện viết từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu : Nhà Rồng là một bến cảng ở TP. Hồ Chí Minh. Năm 1911, chính từ bến cảng này, Bác Hồ đã ra đi tìm đuờng cứu nước.
- Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng trên bảng con, GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
c) Luyện viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nôïi dung câu ứng dụng. 
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết : Ràng, Nhị Hà vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
Hoạt động 2 : HD viết vào vở Tập viết (17’)
Mục tiêu :
- Viết đúng, đẹp chữ hoa N trong vở TV.
- Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng giữa các chữ trong từ , cụm từ. 
 Cách tiến hành : 
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập hai, sau đó yêu cầu HS viết bài vào vở.
Chấm, chữa bài 
- GV chấm nhanh 5 đến 7 bài
- Sau đó nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2 : Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau./, n jnjmnm
- HS trả lời.
- 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc 
- Nghe GV giới thiệu
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc
- Nghe GV giới thiệu
- HS trả lời.
- 1 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết : 
+ 1 dòng chữ Nh cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ L,R cỡ nhỏ.
+ 2 dòng chữ Nhà Rồng nhỏ.
+Viết câu ứng dụng : 2 lần. 
Tuần : 19	Thứ Năm
Tiết : 	 Lớp 3
Tự nhiên xã hội
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết được việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với sức khoẻ con người.
Kĩ năng : HS nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ con người.
Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải
Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng
Thái độ : HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trang 72, 73 trong SGK
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : Vệ sinh môi trường (tiếp theo) ( 4’ )
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương(đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu).
Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Vệ sinh môi trường ( tiếp theo )
Hoạt động 1: Quan sát tranh ( 7’ )
Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2 trang 72 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhì thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai ? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không ? 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên hỏi:
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ?
+ Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, cần cho chảy ra đâu ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên phân tích cho học sinh hiểu trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước
Giáo viên nhận xét
Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
Hoạt động 2 : Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh ( 7’ ) 
Mục tiêu : Giải thích được tại sai cần phải xử lí nước thải.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho từng Cá nhân trình bày ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu ? Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa ? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ?
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 trang 73 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: 
+ Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh ? Tại sao ?
+ Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận : Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi để vào hệ thống nước chung là cần thiết.
Hát
Học sinh trình bày 
( 1’ )
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh trình bày. 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh trình bày. 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 39 : Ôn tập : Xã hội. 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 5 tuan 19.doc