Giáo án Thủ công 3 tuần 30 đến 35

Giáo án Thủ công 3 tuần 30 đến 35

Thủ công

Làm đồng hồ để bàn (tiết 3)

I. Mục tiêu:

-HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.

-Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.

-HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.

II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:

- Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Vấn đáp. Thuyết trình

III. Phương tiện dạy – học:

1/- GV: -Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công.

-Giấy thủ công, giấy trắng, hồ dán, bút màu, thước kẻ, kéo.

2/- HS: Các nan đan đã cắt ở tiết 1.

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 861Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công 3 tuần 30 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Thủ công
Làm đồng hồ để bàn (tiết 3)
I. Mục tiêu:
-HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
-Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.
-HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Vấn đáp. Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: -Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công.
-Giấy thủ công, giấy trắng, hồ dán, bút màu, thước kẻ, kéo.
2/- HS: Các nan đan đã cắt ở tiết 1. 
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung
Học sinh thực hành làm đồng hồ để bàn
-Gọi học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
-Giáo viên nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm đồng hồ để hệ thống lại các bước làm đồng hồ:
+Bước 1: Cắt giấy;
+Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ(khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ)
+Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
-Giáo viên nhắc học sinh khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.
-Tổ chức cho học sinh thực hành làm đồng hồ để bàn. 
-Trong khi học sinh thực hành, giáo viên đến các bàn quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng hoặc chưa hiểu rõ cách làm để các em hoàn thành sản phẩm.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
-1 đến 2 học sinh nhắc lại:
+Bước 1:Cắt giấy
-Cắt 2 tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và khung dán mặt đồng hồ.
-Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ. Nếu dùng bìa hoặc giấy thủ công dày thì chỉ cần cắt tờ giấy hình chữ nhật dài 10 ô, rộng 5 ô.
-Cắt 1 tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô, rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ.
+Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ.
-Làm khung đồng hồ
-Làm mặt đồng hồ
-Làm đế đồng hồ
-Làm chân đỡ đồng hồ
+Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
-Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ.
-Dán khung đồng hồ vào phần đế
-Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ.
-Học sinh láng nghe và ghi nhớ.
-Học sinh thực hành làm đồng hồ để bàn.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Thủ công
Làm Quạt giấy tròn ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
-HS biết cách làm quạt giấy tròn.
-Làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật.
-HS thích làm được đồ chơi.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Vấn đáp. Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Mẫu, tranh quy trình, giấy thủ công, kéo, chỉ, hồ dán.
2/- HS: Các nan đan đã cắt ở tiết 1. 
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung
HĐ 1: Quan sát và nhận xét.
-Giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn. Đưa ra 2 cái quạt và yêu cầu.
-So sánh điểm giống và khác nhau của 2 cái quạt.
-Để gấp được quạt giấy tròn chúng ta cần làm như thế nào?
HĐ2 làm mẫu.
- HD mẫu.
Bước 1: cắt giấy.
- Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật dài 24 ô rộng 16 ô để gấp quạt.
- Cắt 2 tờ giấy hình chữ nhật cùng màu, chiều dài 16 ô rộng 12 ô để làm cách quạt.
- Đặt tời giấy hình chữ nhật ....
Bước 2:Gấp, dán quạt.
- Gấp tờ giấy hình chữ nhật tương tự như tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất.
- Để hai mặt tờ giấy vừa gấp cùng một phía ...
- Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô...
- Bôi hồ.
Bước 3: làm cán quạt và hoàn thành quạt.
- Mở 2 cán quạt theo hình mũi tên, để 2 cán quạt ép vào nhau được chiếc quạt giấy tròn.
- Gọi HS nhắc lại các bước làm.
HĐ 2: Thực hành nháp.
- HD thực hành làm nháp.
-Yêu cầu:
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
-Để đồ dùng trên bàn. Tổ trưởng kiểm tra, báo cáo.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
-QS và so sánh:2 quạt giấy(quạt lớp1 và quạt lớp 3.
+Giống nhau: nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ
+Khác nhau: quạt giấy hình tròn và có cán để cầm.
-Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối 2 tờ giấy thủ công theo chiều rộng.
- Quan sát và nghe hướng dẫn mẫu.
- 2 HS nhắc lại các bước làm.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Thực hành làm nháp theo nhóm.(Lớp chia làm 4 nhóm)
-1HS nêu lại quy trình gấp.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Thủ công
Làm Quạt giấy tròn ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
-HS biết cách làm quạt giấy tròn.
-Làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật.
-HS thích làm được đồ chơi.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Vấn đáp. Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: -Mẫu quạt giấy tròn.
 -Các bộ phận để làm quạt tròn gồm hai tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc.
 -Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán.
 -Tranh quy trình gấp quạt tròn.
2/- HS: Các nan đan đã cắt ở tiết 1. 
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung
HĐ 1: Giáo viên hướng dẫn HS quan sátvà nhận xét.
-Giáo viên giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn, để học sinh quan sát và nhận xét.
HĐ2 Giáo viên hướng dẫn mẫu
+Bước 1:Cắt giấy.
-Cắt hai tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt.
-Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng màu, chiều dài 16 ô, rộng 12 ô để làm cán quạt.
+Bước 2:Gấp, dán quạt
-Đặt tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, 
mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa.
-Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất.
-Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau. Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt.
+Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
-Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt.
-Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt.
+Chú ý: Dán hai đầu cán quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơn cho hồ khô.
-
Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên để hai cán quạt ép vào nhau, được chiếc quạt giấy hình tròn.
-Tổ chức cho học sinh tập gấp quạt giấy tròn.
-Giáo viên theo dõi và giúp đỡ.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
-Để đồ dùng trên bàn. Tổ trưởng kiểm tra, báo cáo.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- Học sinh quan sát quạt mẫu và nhận xét:
+Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống cách làm quạt đã học ở lớp một.
+Điểm khác là quạt giấy hình tròn và có cán để cầm.
+Để gấp được quạt giấy hình tròn cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng.
- Học sinh quan sát, theo dõi giáo viên hướng dẫn mẫu để nắm được cách gấp quạt giấy hình tròn.
- Học sinh quan sát, theo dõi giáo viên hướng dẫn mẫu để nắm được cách gấp quạt giấy hình tròn.
- Học sinh quan sát, theo dõi giáo viên hướng dẫn mẫu để nắm được cách gấp quạt giấy hình tròn.
- Học sinh quan sát, theo dõi giáo viên hướng dẫn mẫu để nắm được cách gấp quạt giấy hình tròn.
- Học sinh tập gấp quạt hình tròn theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Thủ công
Làm quạt giây tròn (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
Hs tiếp tục làm quạt giấy tròn.
Làm được quạt giấy đúng quy trình kĩ thuật.
Yêu thích sản phẩm của mình làm ra.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Vấn đáp. Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Tranh quy trinh gấp quạt tròn.
2/- HS: Các nan đan đã cắt ở tiết 1. 
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung
HĐ 1: Ôn lại kiến thức. 
- Yêu cầu:
HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn:
- Nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn.
HĐ2 HS làm qụat tròn và trang trí. 
- Tổ chức HS làm quạt
- Theo dõi giúp đỡ thêm.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
-Để đồ dùng trên bàn. Tổ trưởng kiểm tra, báo cáo.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- 2 –3 HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn:
- Bước 1: Cắt giấy.
- Bước 2; Gấp, dán quạt.
-Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Lớp theo dõi bổ xung.
- Tự làm quạt tròn cá nhân theo đúng quy trình kĩ thuật.
- Trưng bày sản phẩm theo bàn.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Thủ công
Ôn tập chủ đề đan nan và làm đồ chơi đơn giản
( 2 tiết)
I. Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản.
- Làm được một số sản phẩm đã học.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ. Vấn đáp. Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Các mẫu đã học trong chương III, IV.
2/- HS: Các nan đan đã cắt ở tiết 1. 
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung
* HĐ1: Thực hành:
GV nêu yêu cầu.
- Em hãy làm một trong những sản phẩm đã học trong chương III và IV.
- Cho HS xem lại mẫu sản phẩm đã học.
- Cho HS thực hành làm bài trong 30 phút.
Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng, nhắc HS giữ an toàn khi làm bài và giữ vệ sinh lớp học.
*HĐ2: Đánh giá sản phẩm:
- GV đưa ra tiêu chí để cùng nhận xét:
+ Hoàn thành (A): Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật và làm được sản phẩm hoàn chỉnh; cân đối, nếp gấp đều, đường cắt thẳng.
+ Chưa hoàn thành (B): Thực hiện chưa đúng quy trình, kĩ thuật và làm chưa được sản phẩm.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
-Để đồ dùng trên bàn. Tổ trưởng kiểm tra, báo cáo.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.
- Lắng nghe yêu cầu.
- Xem lại các mẫu sản phẩm.
- Chon sản phẩm và thực hành làm.
- Dựa vào tiêu chí bình chọn sản phẩm.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Thu cong lop 3 T 3035.doc