Giáo án Thủ công lớp 3 - Năm 2005 - 2006

Giáo án Thủ công lớp 3 - Năm 2005 - 2006

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Học sinh biết gấp tàu thuỷ hai ống khói.

- Gấp được tàu thuỷ 2 ống khói đúng quy trình kĩ thuật.

- Yêu thích gấp hình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

* GIÁO VIÊN :

- Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy lớn.

- Tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói

- Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu

* HỌC SINH:

 - Bút màu, giấy thủ công, kéo thủ công.

 

doc 54 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thủ công lớp 3 - Năm 2005 - 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm
MÔN: THỦ CÔNG
BÀI: GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (2 tiết)
TIẾT 1
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Học sinh biết gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- Gấp được tàu thuỷ 2 ống khói đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
* GIÁO VIÊN :
- Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy lớn. 
- Tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói
- Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu
* HỌC SINH:
 - Bút màu, giấy thủ công, kéo thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
GIÁO VIÊN 
 HỌC SINH 
1. Oån định :
2. Bài cũ: 
- Cho tổ trưởng kiểm tra đồ dùng học tập báo cáo chung.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài ghi tựa. 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát & nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tàu thuỷ hai ống khói.
+ Yêu cầu học sinh quan sát nhận xét đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ mẫu.
+ Giáo viên nhận xét bổ sung.
- Giáo viên giới thiệu: Tàu thuỷ mẫu chỉ là đồ chơi  trong thực tế tàu thuỷ được làm bằng sắt, thép, gỗ
+ Tàu thuỷ làm để làm gì?
- Gọi một học sinh lên bảng mở dần tàu thuỷ ra để học sinh dễ hình dung cách gấp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu:
- Giáo viên treo tranh quy trình nêu câu hỏi.
+ Bước 1: Ta làm gì.
- Giáo viên nhắc lại ghi bảng bước 1.
+ Tương tự bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
+ Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói. 
- Giáo viên cho học sinh quan sát cách gấp tàu thuỷ trên tranh quy trình nêu cách gấp – Giáo viên gấp mẫu cho học sinh quan sát.
- Giáo viên gấp mẫu lại lần2.
- Cho học sinh thực hành (thi đua theo tổ) giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh.
- Giáo viên thu sản phẩm nhận xét, đánh giá.
4-Củng cố, dặn dò:
 - Gọi 1 học sinh nêu lại các bước gấp tàu thuỷ 2 ống khói.
- Giáo viên nhận xét củng cố kiến thức.
- Giáo dục học sinh yêu thích gấp hình.
- Về xem lại bài học, chuẩn bị giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, koé thủ công để học bài “Gấp tàu thuỷ hai ống khói”.( tiết 2)
- Nhận xét tiết học. 
- Hát
- Tổ trưởng kiểm tra đồ dùng học tập.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh quan sát mẫu nêu nhận xét. Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Có 2 ống khói giống nhau ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có 2 hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng
- Học sinh lắng nghe. 
- Chở hàng hành khách.
- 1 học sinh lên bảng.
- Học sinh trả lời.
+ Gấp cắt tờ giấy hình vuông.
+ Học sinh nêu bước 2.
+ Học sinh nêu bước 3.
- Học sinh quan sát cách gấp tàu thuỷ trên tranh quy trình nêu cách gấp.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh thực hành gấp tàu thuỷ 2 ống khói ( thi đua giữa các tổ).
- Mỗi tổ nộp 4 sản phẩm đẹp và nhanh nhất – học sinh nhận xét.
- 1 học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe. 
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ ngày tháng năm
MÔN: THỦ CÔNG
BÀI: GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (2 tiết)
TIẾT 2
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Học sinh biết gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- Gấp được tàu thuỷ 2 ống khói đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
* GIÁO VIÊN :
- Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy lớn. 
- Tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói
- Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu
* HỌC SINH:
 - Bút màu, giấy thủ công, kéo thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
GIÁO VIÊN 
 HỌC SINH 
1. Oån định :
2. Bài cũ: 
- Gọi 1 học sinh nêu các bước gấp tàu thuỷ 2 ống khói.
- Cho tổ trưởng kiểm tra đồ dùng học tập báo cáo chung.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài ghi tựa. 
* Hoạt động 1: Học sinh nêu cách gấp tàu thuỷ 2 ống khói.
- Gọi học sinh nêu lại các bước và quy trình gấp tàu thuỷ 2 ống khói.
- Giáo viên ghi các bước lên bảng.
* Hoạt động 2: Học sinh thực hành.
- Cho học sinh gấp nháp theo cặp.
- Cho học sinh gấp tàu thuỷ thi đua theo nhóm. Các nhóm dán trình bày sản phẩm vào giấy khổ to (trong thời gian 5 phút).
+ Nhóm nào được nhiều sản phẩm đúng và đẹp là thắng.
- Nhận xét tuyên dương.
- Học sinh thực hành gấp dán sản phẩm vào vở.
- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh.
4-Củng cố, dặn dò:
 - Gọi 1 học sinh nêu lại các bước gấp tàu thuỷ 2 ống khói.
- Giáo viên nhận xét củng cố kiến thức.
- Giáo dục học sinh yêu thích gấp hình.
- Về xem lại bài học, chuẩn bị giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công để học bài “Gấp con ếch”. 
- Nhận xét tiết học. 
- Hát
- 1 học sinh nêu – học sinh khác nhận xét bổ sung..
- Tổ trưởng kiểm tra đồ dùng học tập.
- Học sinh lắng nghe. 
- 1 -2 học sinh nêu.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh gấp nháp theo cặp.
- Học sinh gấp tàu thuỷ thi đua theo nhóm. 
- Nhận xét sản phẩm của các nhóm.
- Học sinh thực hành cá nhân.
- 1 học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe. 
- Chuẩn bị bài sau.
 Thứ ngày tháng năm
MÔN: THỦ CÔNG
BÀI : GẤP CON ẾCH (2tiết)
TIẾT 1
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Học sinh biết cách gấp con ếch.
 - Gấp được con ếch bằng giấy đúng quy trình kĩ thuật.
 - Hứng thú với giờ học gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 * GIÁO VIÊN:
 -Mẫu con ếch được giấy màu có kích thước lớn.
 Tranh quy trình gấp con ếch bằng giấy.
 + Giấy màu (trắng), kéo thủ công.
 + Bút màu đen hoặc bút dạ màu sẫm.
 *HỌC SINH: 
 - Giấy màu – bút màu đen –kéo.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
GIÁO VIÊN 
 HỌC SINH 
1. Oån định :
2. Bài cũ: 
-Gọi học sinh nêu các bước gấp tàu thuỷ.
Nhận xét đánh giá.
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. 
 Nhận xét chung. 
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài ghi tựa. 
* Hoạt động 1:Hdẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Cho học sinh quan sát mẫu con ếch trả lời câu hỏi.
+ Con ếnh gồm mấy phần?
+ Nêu đặc điểm của từng phần?
+ Nêu ích lợi của con ếch trong cuộc sống?
- Gọi 1-2 học sinh lên mở đầu hình gấp con ếch ra như hình 6.
+ Phần gấp này giống hình gì các em đã gấp ở lớp 2?
* Hoạt động2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Cho học sinh nhìn tranh quy trình nêu các bước gấp?
+Bước 1: Gấp căùt tờ giấy hình vuông.
+Bước 2: Gấp tạo hai chân trước.
+Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
 Cách làm cho con ếch nhảy.
- Học sinh nêu quy trình gấp con ếch - giáo viên hướng dần mẫu.
+ Giáo viên làm mẫu lần hai.
- Gọi 1-2 học sinh lên bảng thao tác lại.
- Cho học sinh gấp con ếch (thi gấp theo nhóm).
- Thu mỗi nhóm 4 sản phẩm.
- Cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương. 
4-Củng cố, dặn dò:
Gọi 1 học sinh nêu lại các bước gấp con ếch. 
- Củng cố kiến thức.
- Về thực hành gấp con ếch. Tiết sau tiếp tục học bài “Gấp con ếch” (tiếp theo).
- Nhận xét tiết học
- Hát
- 1 học sinh nêu – học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Tổ trưởng kiểm tra đồ dùng học tập.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh quan sát trả lời câu hỏi.
+ Đầu, mình, chân. 
+ Phần đầu có 2 mắtdưới chân.
+ Bắt muỗi thịt ăn thơm ngon.
- 1-2 học sinh lên mở.
- Gấp máy bay đuôi rời.
- 1 số học sinh nêu.
- Học sinh nêu cách gấp con ếch trên tranh quy trình.
- Học sinh theo dõi.
- 1-2 học sinh lên bảng thao tác lại.
- Học sinh gấp con ếch.
- Mỗi nhóm nộp 4 sản phẩm.
- Học sinh nhận xét sản phẩm của các nhóm.
Thứ ngày tháng năm
MÔN: THỦ CÔNG
BÀI: GẤP CON ẾCH (2tiết)
TIẾT2
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Học sinh biết cách gấp con ếch.
 - Gấp được con ếch bằng giấy đúng quy trình kĩ thuật.
 - Hứng thú với giờ học gấp hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 * GIÁO VIÊN:
 -Mẫu con ếch được giấy màu có kích thước lớn.
 Tranh quy trình gấp con ếch bằng giấy.
 + Giấy màu (trắng), kéo thủ công.
 + Bút màu đen hoặc bút dạ màu sẫm.
 *HỌC SINH: 
 - Giấy màu – bút màu đen –kéo.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
GIÁO VIÊN 
 HỌC SINH 
1. Oån định :
2. Bài cũ: 
-Gọi học sinh nêu các bước gấp con ếch. 
Nhận xét đánh giá.
-Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. 
 - Nhận xét chung. 
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài ghi tựa. 
* Hoạt động 1: Cho học sinh nêu quy trình gấp con ếch.
 - Gọi 1 học sinh nêu lại các bộ phận của con ếch ?
 - 1 học sinh nêu lại các thao tác gấp con ếch?
 - Giáo viên nhận xét bổ sung.
- Treo tranh quy trình cho học sinh nhắc lại các bước gấp con ếch?
* Hoạt động 2: Học sinh thực hành.
- Cho học sinh gấp nháp theo cặp.
- Cho học sinh gấp con ếch thi đua theo nhóm. Các nhóm dán trình bày sản phẩm vào giấy khổ to (trong thời gian 5 phút).
+ Nhóm nào được nhiều sản phẩm đúng và đẹp là thắng.
- Nhận xét tuyên dương.
- Học sinh thực hành gấp dán sản phẩm vào vở.
- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh. Khuyến khích những học sinh có sản phẩm đẹp.
 4-Củng cố, dặn dò:
Gọi 1 học sinh nêu lại các bước gấp con ếch. 
- Củng cố kiến thức.
- Về thực hành gấp con ếch. Tiết sau học bài “ Gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. ” 
- Nhận xét tiết học. 
- Hát
- 1 học sinh nêu – học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Tổ trưởng kiểm tra đồ dùng học tập.
- Học sinh lắng nghe. 
- 1 học sinh nêu. 
- 1 học sinh nêu – học sinh khác nhận xét bổ sung. 
- 1 số học sinh nêu.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh gấp nháp theo cặp.
- Học sinh gấp thi đua theo nhóm. 
- Nhận xét sản phẩm của các nhóm.
 - Học sinh thực hành cá nhân.
- 1 ho ... á để học sinh biết thêm về quạt dùng trong thực tế.
+ Quạt được dùng làm gì?
b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Cho học sinh quan sát tranh quy trình nêu các bước làm quạt giấy?
- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn mẫu. Học sinh quan sát và nêu cách làm trên tranh quy trình.
Bước 1: Cắt giấy
 H1 b
 H1 a
Bước 2: Gấp, dán quạt
Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt
Chú ý: Dán hai đầu cán quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơn cho hồ khô.
- Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên (H.6) để hai cán quạt ép vào nhau, được chiếc quạt giấy tròn như hình 1.
* Giáo viên làm mẫu lại lần 2 . 
c. Hoạt động 3: Học sinh thực hành:
- Giáo viên cho học sinh thực hành cá nhân.
 Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
- Đánh giá nhận xét sản phẩm.
4 Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 học sinh nêu lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập 
- Dặn dò học sinh về thực hành chuẩn bị giấy thủ công, hồ dán, bút màu, thước kẻ, kéo thủ công để học tiếp tiết 2 bài :“Làm quạt giấy tròn” . 
- Nhận xét tiết học. 
- Hát.
- 1 số học sinh nộp bài.
- Học sinh lắng nghe. 
- Lớp trưởng báo cáo.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh quan sát mẫu trả lời câu hỏi.
- Gồm 2 phần: thân quạt và cán quạt.
- Học sinh nêu.
- Nét gấp, nét gấp và buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã làm ở lớp 1.
 Điểm khác là quạt giấy hình tròn và có cán để cầm (H.1).
- Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng.
- Học sinh nêu
- Học sinh nêu tác dụng của quạt.
- Học sinh nêu các bước làm quạt giấy tròn.
- Học sinh quan sát mẫu và nêu cách làm trên tranh quy trình.
Bước 1: Cắt giấy
- Cắt hai tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24ô, rộng 16ô để gấp quạt.
- Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng màu, chiều dài 16ô, rộng 12ô để làm cán quạt.
Bước 2: Gấp, dán quạt
- Đặt tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa (H.2- SGV).
- Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất.
- Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau (H.3- SGV). Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt (H.4- SGV).
Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt
- Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1ô (H.5a- SGV) cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt (H.5b- SGV).
- Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt như 
(H 6- SGV).
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh thực hành.
- Nhận xét sản phẩm của bạn.
- 1 học sinh nêu.
Thứ ngày tháng năm
MÔN: THỦ CÔNG
 BÀI : LÀM QUẠT GIẤY TRÒN
 TIẾT 2
I- MỤC TIÊU
 - Học sinh biết cách làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn theo đúng quy trình kĩ thuật.
- Học sinh thích làm được đồ chơi.
II- CHUẨN BỊ
* GIÁO VIÊN
- Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát.
- Các bộ phận để làm quạt tròn gồm 2 tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc.
- Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán.
- Tranh quy trình gấp quạt tròn.
* HỌC SINH
- Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ Oån định: 
2/ Bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
- Nhận xét chung
3/ Bài mới: 
* Giới thiệu bài ghi tựa. 
a. Hoạt động1: Học sinh quan sát tranh quy trình nêu lại các bước làm quạt giấy tròn.
- Giáo viên gọi một hoặc hai học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
- Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn:
+ Bước 1: Cắt giấy;
+ Bước 2: Gấp, dán quạt;
+ Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
b.Hoạt động2: Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí.
- Cho học sinh thực hành làm quạt giấy tròn theo nhóm. Giáo viên gợi ý cho học sinh trang trí quạt bằng cách vẽ các hình hoặc dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ các đường màu song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt.
- Giáo viên nhắc học sinh : Để làm được chiếc quạt tròn đẹp, sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kĩ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa. Khi dán, cần bôi hồ mỏng, đều.
- Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho học sinh trưng bày, nhận xét và tự đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh và tuyên dương những sản phẩm đẹp.
4.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kĩ năng thực hành và sản phẩm của học sinh.
- Dặn học sinh chuẩn bị giấy thủ công, kéo thủ công, thước kẻ, bút chì, bút màu, sợi chỉ, hồ dán để chuẩn bị bài học tiết 3. 
- Nhận xét tiết học. 
- Hát.
- Lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị của bạn. 
-Học sinh lắng nghe. 
- 1 số học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
- Học sinh quan sát lắng nghe. 
- Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn theo nhóm (Mỗi em một sản phẩm).
- Học sinh trưng bày sản phẩm. Cả lớp nhận xét tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh lắng nghe. 
 Thứ ngày tháng năm
 MÔN: THỦ CÔNG
BÀI : LÀM QUẠT GIẤY TRÒN
 TIẾT 3
I- MỤC TIÊU
 - Học sinh biết cách làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn theo đúng quy trình kĩ thuật.
- Học sinh thích làm được đồ chơi.
II- CHUẨN BỊ
* GIÁO VIÊN
- Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát.
- Các bộ phận để làm quạt tròn gồm 2 tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc.
- Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán.
- Tranh quy trình gấp quạt tròn.
* HỌC SINH
- Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ Oån định: 
2/ Bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
- Nhận xét chung
3/ Bài mới: 
* Giới thiệu bài ghi tựa. 
a. Hoạt động1: Học sinh quan sát tranh quy trình nêu lại các bước làm quạt giấy tròn.
- Giáo viên gọi một hoặc hai học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
- Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn:
+ Bước 1: Cắt giấy;
+ Bước 2: Gấp, dán quạt;
+ Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
b.Hoạt động2: Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí.
- Cho học sinh thực hành làm quạt giấy tròn cá nhân. Giáo viên gợi ý cho học sinh trang trí quạt như tiết 2.
- Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho học sinh trưng bày, nhận xét và tự đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh và tuyên dương những sản phẩm đẹp.
4.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kĩ năng thực hành và sản phẩm của học sinh.
- Dặn học sinh ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy thủ công, kéo thủ công, thước kẻ, bút chì, bút màu, sợi chỉ, hồ dán để làm bài kiểm tra cuối năm.
 - Nhận xét tiết học. 
- Hát.
- Lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị của bạn. 
-Học sinh lắng nghe. 
- 1 số học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
- Học sinh quan sát lắng nghe. 
- Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn. 
- Học sinh trưng bày sản phẩm. Cả lớp nhận xét tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe. 
 - Học sinh lắng nghe. 
Thứ ngày tháng năm
MÔN: THỦ CÔNG
BÀI : ÔN TẬP CHƯƠNGIII VÀ CHƯƠNG IV
I- MỤC TIÊU
 Đánh giá kiến thức, kĩ năng làm thủ công của học sinh qua sản phẩm học sinh tự chọn đã học trong năm và làm được trong giờ kiểm tra.
II- GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ 
Các mẫu sản phẩm đã học trong học kì II.
III- NỘI DUNG KIỂM TRA
- Đề bài: “Em hãy làm một trong những sản phẩm thủ công đã học”.
- Yêu cầu của bài kiểm tra: Học sinh làm được một sản phẩm thủ công theo đúng quy trình kĩ thuật.
- Giáo viên cho học sinh quan sát lại một số mẫu sản phẩm thủ công đã học.
- Trong quá trình học sinh làm bài kiểm tra, giáo viên đến các bàn để quan sát, hướng dẫn những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành bài kiểm tra.
IV- ĐÁNH GIÁ
Đánh giá kết quả bài kiểm tra của học sinh qua sản phẩm thực hành theo hai mức độ:
- Hoàn thành (A): Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật và làm được sản phẩm hoàn chỉnh, cân đối, nếp gấp đều, đường cắt thẳng. 
Những sản phẩm hoàn thành, trang trí đẹp, có nhiều sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt (A+).
- Chưa hoàn thành (B): Thực hiện không đúng quy trình kĩ thuật và chưa làm ra được sản phẩm.
V- NHẬN XÉT
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ làm bài kiểm tra, kĩ năng thực hành và sản phẩm của học sinh.
- Nhận xét chung về kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập của học sinh.
 Thứ ngày tháng năm
MÔN: THỦ CÔNG
BÀI : ÔN TẬP CHƯƠNGIII VÀ CHƯƠNG IV
 ( 2 tiết) 
I- MỤC TIÊU

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU CONG 2005-2006.doc