Giáo án Thủ công Lớp 3 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Hải Bằng

Giáo án Thủ công Lớp 3 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Hải Bằng

I/ Mục tiêu :

- Biết cách kẻ, cắt , dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.

- Kẻ cắt dắn được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học.

II/ Chuẩn bị :

- Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện

- Kéo, thủ công, bút chì, thước kẻ, hồ dán.

III/ Các hoạt động dạy và học:

1/ Ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Bài mới:

a/Nội dung kiểm tra:

- Đề bài kiểm tra: “ Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II”

- Giáo viên giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, Kĩ năng, sản phẩm.

- Cho học sinh làm bài kiểm tra, Giáo viên quan sát học sinh làm bài

- Gợi ý cho những học sinh còn lúng túng để học sinh hoàn thành bài kiểm tra.

b/Đánh giá:

Đánh giá sản phẩm hoàn thành của học sinh theo 2 mức độ :

- Hoàn thành ( A )

+ Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước

+ Dán chữ phẳng, đẹp

Những em đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp, trình bày, trang trí sản phẩm sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt ( A+ )

- Chưa hoàn thành ( B ) : không kẻ, cắt, dán được 2 chữ đã học.

 

doc 35 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1202Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thủ công Lớp 3 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Hải Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ
CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN
I/ Mục tiêu : 
Biết cách kẻ, cắt , dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
Kẻ cắt dắn được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học.
II/ Chuẩn bị :
Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện 
Kéo, thủ công, bút chì, thước kẻ, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/Nội dung kiểm tra:
Đề bài kiểm tra: “ Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II”
Giáo viên giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, Kĩ năng, sản phẩm.
Cho học sinh làm bài kiểm tra, Giáo viên quan sát học sinh làm bài
Gợi ý cho những học sinh còn lúng túng để học sinh hoàn thành bài kiểm tra.
b/Đánh giá:
Đánh giá sản phẩm hoàn thành của học sinh theo 2 mức độ :
 Hoàn thành ( A )
+ Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước
+ Dán chữ phẳng, đẹp
Những em đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp, trình bày, trang trí sản phẩm sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt ( A+ )
Chưa hoàn thành ( B ) : không kẻ, cắt, dán được 2 chữ đã học.
4-5. Nhận xét, dặn dò: 
Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và Kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ của học sinh 
Chuẩn bị : Đan nong mốt 
Nhận xét tiết học
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ
CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN (TT)
I. MỤC TIÊU:
Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện.
Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Đề bài kiểm tra: “ Em hãy cắt dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II” 
+ Giáo viên giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kĩ năng, sản phẩm.
+ Giáo viên quan sát học sinh làm bài.
+ Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh kém hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành bài kiểm tra.
Đánh giá:
Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh theo 2 mức độ.
Hoàn thành (A).
+ Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt đúngm thẳng, cân đối, đúng kích thước.
+ Dán chữ phẳng, đẹp.
+ Những em đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp, trình bày trang trí sản phẩm sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt A+ .
Chưa hoàn thành (B).
+ Không kẻ, cắt, dán được 2 chữ cái đã học. 
+ Học sinh làm bài kiểm tra.
4-5. Củng cố - dặn dò:
+ Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ cái của học sinh.
+ Dặn dò học sinh giờ học sau mang giấy thủ công hoặc bìa màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán  để học bài “Đan nong mốt”
ĐAN NONG MỐT (TIẾT 1)
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Học sinh Biết cách đan nong mốt . 
Kĩ năng : Kẻ cắt được các nan tương đối đều nhau.
Thái độ : Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
II/ Chuẩn bị :
GV : mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa ( hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa ) cókích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. 
Kéo, thủ công, bút chì.
HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định tổ chức: 
Bài cũ: Đan nong mốt ( tiết 1 ) 
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn gấp, cắt, dán các bài đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài : Đan nong mốt ( tiết 2 ) 
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình 
Mục tiêu : giúp học sinh giúp học sinh ôn lại cách đan nong mốt
Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại
Giáo viên treo tranh quy trình đan nong mốt lên bảng. 
Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt :
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan .
Giáo viên hướng dẫn : đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô.
Cắt các nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 ta được các nan dọc.
Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy bìa.
Giáo viên gắn sơ đồ đan nong mốt và nói: đây là sơ đồ hướng dẫn các đan các nan
Đan nong mốt bằng bìa được thực hiện theo trình tự sau:
+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2, 4, 6, 8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc. 
+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 lên và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba: giống như đan nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ tư: giống như đan nan ngang thứ hai.
Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ bảy.
Giáo viên lưu ý học sinh: đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
Giáo viên hướng dẫn: bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
Hoạt động 2: học sinh thực hành cắt, dán chữ 
Mục tiêu : giúp học sinh thực hành đan nong mốt đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp : Trực quan, quan sát, thực hành 
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong mốt theo nhóm. 
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
9 ô
1 ô
Nan ngang
9 ô
1 ô
Nan dán nẹp xung quanh
Nan 
dọc
Nan ngang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
7
6
5
4
3
2
1
Học sinh nhắc lại 
Học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong mốt theo nhóm
Mỗi nhóm trình bày sản phẩm
4-5. Củng cố – dặn dò:
Chuẩn bị : Đan nong đôi 
Nhận xét tiết học
Bài dạïy : ĐAN NONG MỐT (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Như tiết trước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vật, mẫu đan nong mốt.
Tranh quy trình.
Thủ công, kéo, hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 3. Thực hành.
Mục tiêu: HS thực hành đan nong mốt theo đúng quy trình, kỹ thuật.
Cách tiến hành: 
+ Giáo viên yêu cầu một số em nhắc lại quy trình đan nong mốt.
+ Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt.
+ Sau khi học sinh nắm được quy trình thực hiện, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành. Trong khi học sinh thực hành giáo viên quan sát, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
+Giáo viên tổ chức cách trang trí.
+ Giáo viên chọn vài tấm đan đẹp nhất khen ngợi học sinh đó.
+ Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh.
Học sinh thực hành đan nong mốt.
- Bước 1: kẻ, cắt các nan đan.
- Bước 2: đan nong mốt bằng giấy bìa ( theo cách đan nhấc một nan, đè một nan; đan xong mỗi nan ngang cần dồn cho khít).
- Bước 3: dán nẹp nan xung quanh tấm đan.
+ Học sinh thực hành.
+ Học sinh cắt nan cần thẳng đúng ô (kĩ thuật).
+ Học sinh trang trí, trưng bày sản phẩm.
4-5. Củng cố & dặn dò:
+ Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng đan nan của học sinh.
+ Dặn dò học sinh giờ sau chuẩn bị bìa màu, thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán để học bài “ Đan nong đôi”. 
ĐAN NONG ĐÔI (Tiết 1)
I/ Mục tiêu : 
1.Kiến thức: Học sinh biết cách đan nong đôi. 
2.Kĩ năng : Học sinh đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.
3.Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đan nan.
II/ Chuẩn bị :
	GV : mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa ( hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa ) có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. 
HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: 
2.Bài cũ: Đan nong mốt
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn đan đẹp.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài : Đan nong đôi 
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
Mục tiêu : giúp học sinh biết cách đan nong đôi 
Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại
 Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu tấm đan nong đôi và giới thiệu: đây là mẫu đan nong đôi, những nan có màu sẫm là nan dọc, những nan có màu sáng là nan ngang.
Giáo viên gắn tiếp mẫu đan nong mốt bên cạnh mẫu đan nong đôi, cho học sinh quan sát và hỏi:
+ Nhận xét 2 tấm đan này có g ... G HỒ ĐỂ BÀN (tiết3) 
I .MỤC TIÊU :
HS biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm Đồng hồ để bàn .
Làm Đồng hồ để bàn .đúng quy trình kĩ thuật. 
Yêu thích sản phẩm hứng thú với giờ học làm đồ chơi . 
II . CHUẨN BỊ 
Mẫu tấm bằng bìa Đồng hồ để bàn., có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, 
Tranh quy trình làm Đồng hồ để bàn. 
Các loại giấy màu .
Bìa màu thủ công , bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC 
 1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động cả lớp 
GV tổ chức cho HS thực hành.
Gọi HS nhắc lại các bước làm Đồng hồ để bàn
Sử dụng tranh quy trình hệ thống lại các bước làm Đồng hồ để bàn
+ Bước 1: Cắt giấy 
+ Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ 
+ Bươc 3 :Làm thành Đồng hồ hoàn chỉnh 
- GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. 
- Tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. GV chọn đồng hồđẹp khen ngợi HS có sản phẩm đẹp, đúng kĩ thuật. 
* Nhận xét – Dặn dò 
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ HT 
- Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán để học bài “Làm quạt giấy tròn”
HS nhắc lại các bước làm làm Đồng hồ để bàn
HS thực hành 
HS QS 
HS trưng bày sản phẩm .
Lớp quan sát NX chọn bạn có sản phẩm đẹp ,có nhiều sáng tạo .
Lắng nghe 
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (tiết 1)
I. Mục tiêu:
	HS biết cách làm quạt giấy tròn.
	Làm quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
	HS thích làm đồ chơi.
II. GV chuẩn bị:
	Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để HS quan sát.
	Các bộ phận làm quạt giấy tròn gồm 2 tờ giấy đã gấp các nếp gấp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1.Ổn định tổ chức: 
2- Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3- Bài mới:
 Tiết thủ công hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em gấp quạt giấy tròn đúng qui trình.
* Hoạt động 1: hướng dẫn HS quan sát giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận của quạt.
 + Nếp gấp – cách gấp, buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp một.
 + Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối 2 tờ giấy thủ công theo chiều rộng.
 Hướng dẫn mẫu.
- Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt.
- Cắt 2 tờ giấy hình chữ nhật cùng màu, chiếu dài 16 ô, rộng 12 ô để là cán quạt.
 Gấp dán quạt.
- Đặt tờ giấy hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng cho đến hết sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa.
 + Đặt tờ giấy vừa gấp bôi hồ dán mép 2 tờ giấy đã gấp vào với nhau dùng chỉ buộc vào giữa
 Bước 3: làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt
 Lấy từng tờ giấy làm cán quạt cuộn theo cạnh 16 ô với nếp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy.
 Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt.
* Hoạt động 3: HS thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí.
 HS nhắc lại các bước.
 Quan sát theo dõi.
4-5. Củng cố –dặn dò:
 Nhận xét sự chuẩn bị của HS – kĩ năng thực hành.
 Ôn các bài đã học.
 Chuẩn bị tốt các dụng cụ để làm bài kiểm tra cuối năm.
 Gấp quạt giấy tròn.
 Bước 1: cắt giấy.
 Bước 2: Gấp, dán quạt
 Bước 3: làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Thực hành làm quạt giấy tròn.
 Trưng bày sản phẩm.
 Đánh giá sản phẩm.
Làm quạt giấy tròn (tiết 2)
I/ Mục tiêu : 
1.Kiến thức: Học sinh biết cách làm quạt giấy tròn. 
2.Kĩ năng : Học sinh làm quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật.
3.Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đồ chơi do mình làm ra.
II/ Chuẩn bị :
	GV : mẫu quạt giấy tròn làm bằng giấy thủ công có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Các bộ phận làm quạt giấy tròn gồm hai tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc.
	HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: 
2.Bài cũ: Làm quạt giấy tròn
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn có sản phẩm đẹp.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Làm quạt giấy tròn 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình 
Mục tiêu: giúp học sinh làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại
 Giáo viên treo tranh quy trình làm quạt giấy tròn lên bảng.
Bước 1: cắt giấy.
Giáo viên hướng dẫn: cắt hai tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô, chiều rộng 16 ô để gấp quạt. 
Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng màu có chiều dài 16 ô, chiều rộng 12 ô để làm cán quạt.
Bước 2: gấp, dán quạt.
Đặt một tờ giấy thủ công hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa.
Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất
Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau. Dùng chỉ buột chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt.
Bước 3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt 
Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy.
Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt.
Bôi hồ vào 2 mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt.
Chú ý: dán hai đầu cán quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơn cho hồ khô.
Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên để hai cán quạt ép vào nhau, được chiếc quạt giấy tròn 
Giáo viên tóm tắt lại các bước làm quạt giấy tròn 
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm quạt giấy tròn . 
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành tập gấp quạt giấy tròn theo nhóm. 
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
Học sinh quan sát
4-5. Củng cố –dặn dò:
Chuẩn bị : Làm quạt giấy tròn ( tiết 3 )
Nhận xét tiết học
Làm quạt giấy tròn (tiết 3)
I/ Mục tiêu : 
1.Kiến thức: Học sinh biết cách làm quạt giấy tròn. 
2.Kĩ năng : Học sinh làm quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật.
3.Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đồ chơi do mình làm ra.
II/ Chuẩn bị :
	GV : mẫu quạt giấy tròn làm bằng giấy thủ công có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Các bộ phận làm quạt giấy tròn gồm hai tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm 
	HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: 
2.Bài cũ: Làm quạt giấy tròn
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn có sản phẩm đẹp.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Làm quạt giấy tròn 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình 
Mục tiêu: giúp học sinh làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại
 Giáo viên treo tranh quy trình làm quạt giấy tròn lên bảng.
Bước 1: cắt giấy.
Giáo viên hướng dẫn: cắt hai tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô, chiều rộng 16 ô để gấp quạt. 
Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng màu có chiều dài 16 ô, chiều rộng 12 ô để làm cán quạt.
Bước 2: gấp, dán quạt.
Đặt một tờ giấy thủ công hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa.
Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất
Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau. Dùng chỉ buột chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt.
Bước 3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt 
Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy.
Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt.
Bôi hồ vào 2 mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt.
Chú ý: dán hai đầu cán quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơn cho hồ khô.
Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên để hai cán quạt ép vào nhau, được chiếc quạt giấy tròn 
Giáo viên tóm tắt lại các bước làm quạt giấy tròn 
Hoạt động 2: học sinh thực hành 
Mục tiêu: giúp học sinh thực hành làm quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp: Trực quan, quan sát, thực hành 
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm quạt giấy tròn . 
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành tập gấp quạt giấy tròn theo nhóm. 
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
Học sinh quan sát
4-5. Củng cố –dặn dò:
Chuẩn bị : Kiểm tra cuối năm 

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU CONG LOP 3.doc