Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 17

Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 17

A. Tập đọc:

1. đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó: nông dân, lợn quay, gà luộc, giãy nảy, lạch cạch.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy được cả bài và biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời của nhân vật.

2. Đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: công đờng, bồi thờng.

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh tài trí của Mồ Côi. Nhờ sự thông minh, tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ đợc bác nông dân thật thà.

 

doc 11 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17: 
 Thứ 2 ngày 26 tháng 12 năm 2005 
Tập đọc kể chuyện
Mồ côi xử kiện
T. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó: nông dân, lợn quay, gà luộc, giãy nảy, lạch cạch.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được cả bài và biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời của nhân vật.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: công đường, bồi thường.
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh tài trí của Mồ Côi. Nhờ sự thông minh, tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.
B. Kể chuyện:
- Dựa vào tranh minh họa kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh họa bài tập đọc và các đoạn truyện.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Trọng tâm:
- Học sinh luyện đọc tốt.
- Kể được toàn bộ câu chuyện.
IV Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt đông dạy
1. KTBC:
- Yêu cầu 2 học sinh đọc và TLCH của bài
“ Ba điều ước”
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2.2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc toàn bài 1 lượt.
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng. 
+ Giọng chủ quán: vu vạ gian trá.
+ Giọng bác nông dân khi kể lại sự việc thì thật thà, phân trần, khi phải đưa ra đồng bạc thì ngạc nhiên.
+ Giọng của Mồ Côi: nhẹ nhàng, thong thả, tự nhiên khi hỏi han chủ quán và bác nông dân; nghiêm nghị khi bảo bác nông dân xóc bạc; oai vệ trong lời phán xét cuối cùng.
b. Hướng dẫn luyện đọc k/h giải nghĩa từ:
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Yêu cầu 3 học sinh đọc tiếp nối
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 3 học sinh đọc tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 đoạn.
* Yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
2.3 Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Gọi 1 học sinh đọc lại cả bài
- Trong truyện có những nhân vật nào?
Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
- Theo em, nếu ngửi hương thơm của thức ăn trong quán có phải trả tiền không? Vì sao?
- Bác nông dân đưa ra lí lẽ thế nào khi tên chủ quán đòi tiền?
- Lúc đó, Mồ Côi hỏi bác thế nào?
- Bác nông dân trả lời thế nào?
- Chàng Mồ Côi phán quyết thế nào khi bác nông dân thừa nhận là mình đã hít mùi thơm của thức ăn trong quán?
- Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe Mồ Côi yêu cầu?
- Chàng Mồ Côi đã yêu cầu bác nông dân trả tiền cho chủ quán bằng cách nào?
- Vs chàng Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
- Vs tên chủ quán không được cầm 20 đồng của bác nông dân mà vẫn phải chấp nhận?
- Hãy đặt 1 tên khác cho câu chuyện?
2.4. Luyện đọc lại:
- G.viên đọc mẫu 1 đoạn trong bài
- yêu cầu học sinh đọc bài theo vai.
Hoạt động học
- 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
- Mỗi học sinh đọc 1 câu.
Đọc từng đoạn trong bài.
- Chú ý ngắt giọng:
- Bác này vào quán của tôi / hít hết mùi thơm lợn quay, / gà luộc, / vịt rán mà không trả tiền. / / Nhờ ngài xét cho. //
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền.// Một bên / ‘’’hít mùi thịt’, / một bên / “””nghe tiêng bạc ”, // Thế là công bằng. //
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải.
- 3 học sinh đọc.
- Mỗi nhóm 3 học sinh
- 2 nhóm thi đọc.
 - 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
 - 3 nhân vật: Mồ côi, chủ quán, bác nông dân.
 - Bác đã vào quán của hắn ngửi hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt nướng mà lại không trả tiền
-2 đến 3 học sinh phát biểu
- "Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn nắm cơm. Tôi không mua gì cả"
- Có hít hương thơm của thức ăn trong quán không?
- Bác thừa nhận là mình có hít mùi thơm của thức ăn trong quán.
- Chàng yêu cầu bác phải trả đủ 20 đồng cho chủ quán.
- Giảy nảy lên khi nghe Mồ Côi yêu cầu bác trả 20 đồng cho chủ quán.
- Cho đồng tiền vào cái bát úp lại và xóc 10 lần.
- Vì tên chủ quán đòi trả 20 đồng, bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần thì mới thành 20 đồng. (2 x 10 = 20)
- Vì Mồ Côi đưa ra lí lẽ 1 bên "hít mùi thơm", 1 bên "nghe tiếng bạc", thế là công bằng.
- 2-3 học sinh trả lời
VD: "Vị quan toà thông minh"
 "Phiên toà đặc biệt"
- 4 học sinh đọc theo các vai:
- 2 nhóm đọc.
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu 1 của phần kể chuyện 
- 1 học sinh đọc, 1 học sinh đọc gợi ý.
2. Kể mẫu:
- Gọi học sinh kể mẫu nội dung tranh - 1 học sinh kể, lớp theo dõi.
1. Nhắc học sinh kể đúng nội dung.
Tranh minh hoạ và truyện, ngắn gọn, không nên kể nguyên văn như lời của chuyện.
- Nhận xét phần kể của học sinh.
3. kể trong nhóm:
- yêu cầu học sinh tự chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn trong nhóm nghe
- Kể chuyện theo kẹp.
4. Kể trước lớp:
- Gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 4 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo vai.
- 4 học sinh kể, lớp theo dõi sau và nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau:
Toán
Tính giá trị của biểu thức 
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh biết thực hành tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.
II. Chuẩn bị:
	Ví dụ + bài tập luyện tập.
III. Trọng tâm:
	Học sinh thực hành đúng cách tính giá trị của biểu thức có ( ).
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 80.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Hướng dẫn tính giá trị biểu thức có ( ):
- Viết lên bảng 2 biểu thức:
30 + 5 :5 và (30 +5):5
+ yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm cách tính giá trị của 2 biểu thức trên.
+ Yêu cầu học sinh tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách tính giá trị biểu thức thứ nhất
 + Nêu cách tính giá trị của bt thư2: ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
+ Yêu cầu học sinh so sánh giá trị của biểu thức trên với biểu thức 30 + 5 : 5 = 31.
- Viết lên bảng biểu thức: 
 3 x ( 20 - 10 )
- Học sinh học thuộc lòng quy tắc.
2.3. Luyện tập:
* BàI 1:
 - Cho học sinh nhắc lại cách làm sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 2:
- Hướng dẫn như bài tập 1.
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
 - Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
Muốn biết mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, ta phải biết gì?
Hoạt động học
- 3 học sinh lên bảng làm bài
+ Học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của mình.
+ Biểu thức thứ nhất không có dấu ( ), biểu thức thứ 2 có dấu ( ).
+ Học sinh nêu
+ Học sinh nghe và thực hành tính: (30+5) : 5 = 35 : 5 = 7
- Học sinh nêu cách tính giá trị của biểu thức này và thực hiện tính.
x ( 20 - 10 ) = 3 x 10 = 30.
- 4 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm 
vở bài tập.
- 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ 4 ngăn.
- Mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách?
- Mỗi tủ có? quyển sách / có tất cả? quyển sách? 
- Yêu cầu học sinh làm bài:
- 2 học sinh lên làm bài, lớp làm vở bài tập.
 Giải
c1: Mỗi tổ có số sách là:
 240 : 2 = 120 (q)
 Mỗi ngăn có số sách là:
 120 : 4 = 30 (q).
 Đáp số: 30 quyển.
 c2: Số ngăn sách của 2 tủ là:
 4 x 2 = 8 (ngăn).
 Số sách mỗi ngăn là:
 240 : 8 = 30 (quyển)
 Đáp số: 30 quyển
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà làm tập thêm.
- Nhận xét tiết học.
Tập viết
Ôn chữ hoa N
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách viết chữ hoa N.
- Viết đứng, đẹp các chữ viết hoa Đ, N, Q.
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ngô Quyền và câu ứng dụng:
 Đường vô xứ nghệ quanh quanh
 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
- Yêu cầu viết đều nét, đúng kiểu chữ giữa các chữ trong từng cụm từ.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Mẫu chữ viết hoa N, Q.
 - Tên riếng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
 - Vở tập viết 3 tập 1.
III. Trọngtâm:
 Học sinh viết đung, đẹp các chữ Đ, N, Q.
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 Hđ dạy
 Hđ học
1. KTBC:
- Thu, chấm 1 số vở của học sinh
- Gọi học sinh đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh viết: Mạc thị bưởi, Môt, Ba.
- 2 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con.
- N/ X và cho điểm học sinh.
2. Dạy - học bài mới:
2.1. G/ t bài: Ghi đầu bài.
2.2. HD viết chữ hoa:
a. QS và nêu quy trình viết chữ hoa N, Q:
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có chữ hoa nào?
- Có chữ hoa N, Q, Đ.
- Treo bảng viết chữ N, Q và gọi học sinh nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2
- 1 học sinh nhắc lại, cả lớp theo dõi.
- Viết lại mẫu chữ, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết cho học sinh quan sát.
b. Viết bảng: 
- Yêu cầu học sinh viết chữ hoa N, Q, Đ vào bảng. Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa nỗi cho học sinh.
- 3 học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con.
2.3.HD viết từ ứng dụng:
 a. Giới thiệu từ ứng dụng:
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng.
- 2 học sinh đọc: Ngô Quyền.
- Gt: Ngô Quyền là một vị anh hùng dân tộc nước ta. Năm 938 ông đã đánh bại quân xâm lược Nam trên sông Bặch Đằng, mở đầu thời kỳ độc lập của nước ta.
- 2 học sinh đọc: Ngô Quyền.
b. Quan sát nhận xét.
- Trong các từ ứng dụng, các chữ có chiều cao ntn ? 
- Chữ N, Q, Đ cao 2 li rưỡi các chữ còn lại cao 1 li.
- Kiểu chữ giữa các chữ bằng chữ nào?
- bằng 1 con chữ o.
 c. Viết bảng:
- Yêu cầu học sinh viết Ngô Quyền, Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa nỗi cho học sinh.
- 3 học sinh lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
2.4. HD viết câu ứng dụng:
a. Giới thiệu câu ứng dụng:
- 2 học sinh đọc.
- Giới thiệu: Câu ca dao ca ngợi phong cảnh vung Nghệ An, Hà Tĩnh rất đẹp, đẹp như tranh vẽ.
b. Quan sát và nhận xét:
- Trong cau ứng dụng, các chữ có chiều cao ntn?
- Chữ Đ, N, G, Q, H, B, Đ cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
c. Viết bảng:
- Yêu cầu học sinh viết: Đg, Non vào bảng.
- 3 học sinh lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
2.5. HD học sinh viết vào vở tập viết:
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài tập mẫu vào vở tập viết 3 tập một sau đó yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh viết bài
- Thu và chấm 10 bài.
3. Củng cố, dặn dò;
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sịnh.
- Dặn học sinh về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng.
Thể dục
Ôn thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
TC: Chim về tổ
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn các động tác ĐHĐN và RLTTCB đã học. Yêu cầu học thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi "Chim về tổ". Yêu cầu viết t/g chơi tương đối chủ động:
II. Địa điểm, phương tiện:
 - Địa điểm: sân trương.
- Phương tiện: Còi, Kẻ sẵn vạch cho trò chơi
III. Trọng tâm:
 Học sinh thực chính xác các động tác ĐHĐN và RLTTCB.
IV. Các hoạt động và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học:1 -2'
 - Cả lớp chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập: 1'.
 - Chơi trò chơi " làm theo hiệu lệnh": 1'
* Ôn bài thể dục chung: 1 lần
2. Phần cơ bản:
-Tiếp tục ôn các động tác ĐHĐL và RLTTCB đã học: 8 - 10'
* Tập phối hợp các đ/t: Thực hành hàng ngang, dóng hàng, QP,QT,đi đều 1- 4 hàng dọc, đi chuyển hướng phải, trái (mỗi lần: 2m) : 5 - 6'
- Chơi TC "Chim về tổ": 6- 8'
+ Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và nội quy chơi sau đó cho học sinh chơi thử một lần để hiể cách chơi và nhớ nhiệm vụ của mình rồi chơi chính thức.
+ Sau vài lần chơi giáo viên chuyển vị trí của các em đứng làm tổ sẽ làm chim và ngược lại
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát : 1'.
- Giáo viên cùng học hệ thống bài và nhận xét, khen ngợi những học sinh thực hiện động tác chính xác: 2-3'
- Giao BVN. Ôn bài thể dục phát triển chung và các động tác RLTTCB.
Thứ ba ngày 28/12/04

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_17.doc