Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20, 21

Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20, 21

Thể dục

Trò chơi: Thỏ nhảy

I. Mục tiêu:

- Ôn bài tập RLTTCB. Yêu cầu thực hiện đợc ở mức độ tơng đối chính xác.

- Học TC “Thỏ nhảy”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia đợc ở mức ban đầu.

II. Địa điểm, phơng tiện:

- Địa điểm: Sân trờng

- Phơng tiện: Còi, dụng cụ, kẻ sẵn cách vạch, dụng cụ cho luyện tập bài tập rèn luyện t thế cơ bản và TC

 

doc 103 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20, 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thể dục
Trò chơi: Thỏ nhảy
I. Mục tiêu:
- Ôn bài tập RLTTCB. Yêu cầu thực hiện được ở mức độ tương đối chính xác.
- Học TC “Thỏ nhảy”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được ở mức ban đầu.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện: Còi, dụng cụ, kẻ sẵn cách vạch, dụng cụ cho luyện tập bài tập rèn luyện tư thế cơ bản và TC.
III. Trọng tâm:
Hs biết cách chơi TC “Thỏ nhảy”.
IV. Nội dung phương pháp lên lớp:
1. Phần cơ bản:
- Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, y/c giờ học: 1-2p
- Đứng vỗ tay và hát 1p
- T/c( bịt mắt bắt dê): 2p 
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp: 1p.
2. Phần cơ bản:
- Ôn các bài tập RLTTCB: 12-14p
- Gv cho h/s ôn lại các đ/t đi theovạch kẻ thẳng, đi 2 tay chống hông, đi kiễng gót, đi vượt chướng ngại vật ,đi chuyển hướng phải trái. Mỗi đ/t tiến hành 2 lần theo 4 hàng dọc.
+ Chia tổ tập luyện.
Làm quen Tc “ thỏ nhảy”: 10-12p’
+ Gv nêu tên Tc , hỏi học sinh về con thỏ và cách nhảy của thỏ sau đó giải thích và hướng dẫn cách chơi .
+ Gv làm mẫu rồi cho các em bật nhảy thử bằng 2 chân bắt chước cách nhảy của con thỏ. Cho từng hàng chơi thử 1 lần, Gv nhận xét lần chơi thử để các em nắm chắc cách chơi .
+ Nhắc h/s khi nhảy thẳng hướng, đ/t phải nhanh, mạnh, khéo léo. Chân khi chạm đất phải nhẹ nhàng, hơi chùng gối.
+ Cách chơi: khi có lệnh của Gv, các em ở hàng thứ nhất chum 2 chân bật nhảy về phía trước. Bật nhảy 1-3 lần liên tục, ai bật xa nhất người đó thắng. Lần lượt từmg hàng .
3. Phần kết thúc:
	- Đứng vỗ tay hát :1’
	- Đi vòng tròn xung quanh sân tập hít thở sâu:1’
	- Gv cùng h/s hệ thống bài: 1-2’ 
	- Gv nhận xết, giao bài tập về nhà : 1’
Thứ ba ngày 17 tháng 01năm 2006 
toán
luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh .
Củng cố về đọc, viết các số có 4 chữ số( mỗi chữ số đều khác o)
Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có 4 chữ số trong từng dãy số.
Làm quen bước đầu với số tròn nghìn.
Chuẩn bị:
Bài tập luyện tập
Trọng tâm;
-H/s nhận biết thứ tự các số trong dãy số.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. G/t ghi đầu bài.
2. Luyện tập.
*Bài 1. 
- Gv y/c học sinh đọc đầu bài.
- 1 h/s đọc
- Bài tập y/c làm gì?
- Dựa vào cách đọc để viết các số
- Y/c học sinh làm bài
- Lớp làm vào vở, 1 h/s làm trên bảng 
9462,1954, 4765, 1911, 58221.
- Nhận xét bài làm của h/s
Bài 2. 
Y/c học sinh đọc đầu bài
- 1 h/s đọc
- Bài tập y/c làm gì?
- Nhìn vào số đã cho để đọc số
-Y/c học sinh làm bài
- 1 h/s làm trên bảng, lớp làm vở
- Nhận xét bài làm của học sinh 
Bài : 
- Cho h/s nêu cách làm rồi làm bài và chữa bài
a, 8650, 8651, 8652, 8653, 8654, 8655, 8656.
b, 3120, 3121, 3122, 3123, 3124, 3125, 3126.
c, 6494, 6495, 6496, 6497, 6498, 6499, 6500
- Nhận xét bài làm của h/s
Bài 4:
- Y/c h/s tự làm bài
- Cho h/s chỉ vào từng vạch trên tia số và đọc lần lượt:
0; 1000, 2000, 3000, 4000, 5000, 6000, 7000, 8000, 9000
3. Củng cố – dặn dò;
- Dặn h/s về nhà luyện tập thêm
- Nhận xét tiết học
Chính tả
Hai bà trưng
I. Mục tiêu
-Nghe và viết lại chính xác đoạn cuối bài’ Hai Bà Trưng”
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu L/n ;phân biệt vần iết / iêu.
II. Đồ dùng dạy – học;
	Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả 
III. Trọng tâm:
Học sinh viết chính xác đoạn văn 
IV . Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. G/t : ghi đầu bài.
2. Dạy – học bài mới.
2.1. HD viết chính tả.
a. Trao đổi về nội dung bài viết .
- Gv đọc đoạn cuối bài “ Hai Bà Trưng”.
- 1 h/s đọc lại đoạn văn, lớp theo dõi .
- Đoạn văn cho ta biết điều gì ?
- Kết quả cuộc k/n của 2 Bà Trưng 
- Cuộc k/n của hai Bà Trưng có k/q như thế nào?
- Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ, Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù .
b. HD viết từ khó;
- Y/c h/s tìm từ khó
- Lần lượt, về nước,trở thành , lịch sử.
- Gv đọc từ khó, y/c học sinh viết bảng con
 - Lớp viết bảng con, 4 h/s lên bảng viết 
- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi chính tả cho h/s
- Y/c học sinh đọc các từ trên 
- Lớp nhìn bảng đọc ĐT các từ vừa viết .
C. HD cách trình bày .
- Đoạn văn có mấy câu ?
- 4 câu 
- Tên bài viết trình bày ở đâu?
- ở giữa trang giấy 
- Chữ đầu đoạn văn viết thế nào?
- Lùi vào 1 ô và viết hoa chữ cái đầu tiên .
- Trong bài có chữ nào viết hoa? vì sao?
- Các chữ là danh từ riêng và đầu câu 
d. Viết chính tả .
- Gv đọc thong thả từng câu, từng cụm từ .
- H/s nghe Gv đọc và viết bài 
e. Soát lỗi ;
- Gv đọc lại bài, dừng lại phân tích các từ khó viết.
- H/s nghe để soát lỗi.
g. Chấm bài
- Giáo viên chấm 5- 7 bài n/x
2.3. HD làm bài tập chính tả
* Bài 2:
a. - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu lớp tự làm bài, 3 h/s lên bảng, lớp làm vở bài tập.
- Lành lặn lanh lảnh
 nao núng
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.
- 1 h/s nhận xét, lớp theo dõi và tự chữa bài của mình.
- KL và cho điểm học sinh
* Bài 3:
- Tổ chức cho h/s tìm từ có âm đầu l/n, iêt/ iêc.
- Các tổ tìm từ:
+ Tổ 1,2: tìm từ có âm l/n
+ Tổ 3,4: tìm từ có âm vần iêt/ iêc
- Các nhóm nói tiếp nhau đọc lên bảng ghi từ cửa mình.
- Các nhóm ghi từ
- Sau 3 phút g/v nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xết tiết học
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế
I. Mục tiêu:
1. Học sinh biết:
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
2. Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình cảm đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
3. Có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập đạo đức
- Các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi Quốc tế.
III. Trọng tâm:
Học sinh biêt được quyền tự do kết bạn và biết biểu lộ tình cảm đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* K/ động: Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát bài “Thiếu nhi t/giới liên hoan”
1. Hđ1: Phân tích thông tin:
- Gv chia lớp thành các nhóm 4, phát cho mỗi nhóm 1 vài bức ảnh và mẫu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế.
- Các nhóm nhận tin, ảnh để thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Đại điện từng nhóm nêu ‎ kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GVKL: Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới. Thiếu nhi VN đã có những hoạt động thể hiện tính hữu nghị đó. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu.
2. Hđ2: Du lịch thế giới:
- GV của 6 em đại diện cho 6 nhóm đóng vai các nước: VN, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Cu ba.
- 6 em đóng vai cầm cờ của nước mình và g/t để cả lớp biết đôi nét về văn hoá của dân tộc đó, về cuộc sống học tập, mong ước của trẻ em nước đó.
- Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau?
- Đều mơ ước được hoà bình, học tập, vui chơi, giao lưu với các bạn nước khác.
- Sự giống nhau đó nói lên điều gì?
- Tình đoàn kết của thiếu nhi các nước.
- GVKL: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sốngnhưng có nhiều điểm điểm giống nhau là yêu thương mọi người, yêu quê hương đất nước mình, yêu hoà bình
3. Hđ3: Thảo luận nhóm:
- Gv chia nhóm và yêu cầu thảo luận, liệt kê các việc làm thể hiện tình đoàn kết thiếu nhi Quốc tế.
- Học sinh các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác n/x, bổ sung.
- GVKL: Để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi QT, các em có thể t/gia vào các hoạt động: - kết nghĩa, giao lưu. quyên góp ủng hộ, vẽ tranh, làm thơ về tình đoàn kết.
4. Củng cố, dặn dò:
- Vn sưu tầm tranh ảnh, truyện, báo về các hđ hữu nghị giữa thiếu nhi VN và Quốc tế.
- Tập vẽ tranh, làm thơ về tình hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế.
Tựnhiên – xã hội
Vệ sinh môi trường
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, hs biết:
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.
- Những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh.
II. Đồ dùng dạy – học:
Các hình trang 70, 71 SGK
III. Trọng tâm:
Học sinh nêu được h/vi đúng để giữ vệ sinh.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* GT: Ghi đầu bài.
1. Hđ1: QS tranh:
* Bước 1: QS cá nhân
- H/s quan sát các hình trang 70, 71 sách giáo khoa.
* B2: Gv yêu cầu 1 số em nói n/x những gì quan sát thấy trong hình.
+ H1: Cảnh bò, lợn, cho thả rông trên đường, người đi lại.
+ H2: Trên vỉa hè mọi người qua lại, 1 cậu bé đang đi tiểu ở gốc cây.
+ H3: Rửa tay sau khi đi vệ sinh nhà tiêu tự hoại.
+H4: Nhà tiêu 2 ngăn.
* B3: Thảo luận nhóm:
- Các nhóm thảo luận:
- Nêu tác hại của người và gia súc phóng uế bừa bãi?
+ Gây ô nhiễm môi trường, có mùi hôi thối, phát sinh bệnh dịch.
- Cần làm gì để tránh những hiện tượng trên?
+ Nhốt, xích vật nuôi. Người phải đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Đại diện các nhóm nêu ‎ý kiến.
- GVKL: Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hoi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định, không để vật nuôi phòng uế bừa bãi. 
2. Hđ2: Thảo luận nhóm:
* B1: GV chia nhóm và yêu cầu các em quan sát hình 3 và 4.
- Hs quan sát và nêu tên từng loại nhà tiêu:
+ Nhà tiêu tự hoại
+ Nhà tiêu hai ngăn.
* B2: Thảo luận:
- ở địa phương em thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
- Cho vài học sinh nêu:
- Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạnh sẽ?
+ Nhà tiêu tự hoại cần xả nước, cọ rửa thường xuyên.
+ Nhà tiêu 2 ngăn cần được đậy nắp sau khi đi vệ sinh.
- Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?
+ Phải xích, nhốt, chăn thả nơi quy định.
- GVKL: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
3. Củng cố, dặn dò:
T/h tốt giữ vệ sinh môi trường.
Thứ 4 ngày 18 tháng 01 năm 2006
Tập đọc
Bộ đội về làng
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng khó: rộn ràng, lớp lớp, bịn rịn, làng, tấm lòng.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ và giữa cá ... nh tiếp tục nhận biết và luyện tập về nhân hoá để nắm được ba cách nhân hoá.
- Ôn luyện về mẫu câu “ở đâu”. Tìm được bộ phận TLCH “ở đâu”, trả lời được câu hỏi “ở đâu”.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ viết sẵn bài thơ “Ông trời bật lửa”.
- 4 tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1.
III. Trọng tâm:
Học sinh nắm và nhận biết tốt về nhân hoá.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập: Tìm 3 từ cùng nghĩa với từ “đất nước”
- 1 học sinh lên bảng
2. Dạy – học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập:
*. Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ “Ông trởi bật lửa”, yêu cầu hs đọc bài thơ.
- 2 học sinh đọc bài thơ trước lớp
- Chia học sinh thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to đã chuẩn bị, hướng dẫn học sinh cách làm vào phiếu.
- Các nhóm nhận phiếu và làm bài theo hướng dẫn.
- Yêu cầu 4 nhóm dán kết quả của nhóm mình lên bảng.
- Học sinh các nhóm dán kết quả, đại diện các nhóm kiểm tra bài của nhóm bạn.
- Giáo viên nhận xét bài làm của mỗi nhóm.
- Nghe giáo viên nhận xét để rút ra đáp án.
- Có mấy cách nhân hoá, là những cách nào?
- 3 cách:
+ Dùng từ chỉ người để gọi sự vật.
+ Dùng từ tả người để tả sự vật
+ Dùng cách nói thân mật giữa người với người để nói với sự vật.
Đáp án của bài tập:
Tên sự vật được nhân hoá
Cách nhân hoá
các sự vật được gọi bằng
Các sự vật được tả bằng những TN
Các t/giả nói với mưa
Mặt trời
Ông
Bật lửa
Mây
Chị
Kéo đến
Trăng sao
trốn
Đất
Nóng lòng chờ đợi,
 hả hê uống nước
Mưa
xuống
Xuống đi nào, mưa ơi!
Sấm
Ông
Vỗ tay cười
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập học sinh khác đọc các câu trong bài.
- 2 học sinh đọc đề bài
- Giáo viên dán băng giấy có viết sẵn 3 câu trong bài, yêu cầu 2 học sinh lên bảng th làm nhanh.
- Giáo viên dùng bút gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi “ở đâu”
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài của 2 bạn trên bảng, sau đó nêu đáp án đúng và cho điểm hs
- Đáp án:
a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
b) Ông học nghề thêu ở Trung Quốc trong 1 lần đi sứ.
c) Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.
* Bài 4:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài SGK.
- Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa trang 13, 14 để đọc lại bài tập đọc “ở lại với chiến khu”.
- 1 học sinh đọc bài trước lớp, lớp đọc thầm.
- Giáo viên nêu lần lượt từng câu hỏi:
+ Câu chuyện trong bài diễn ra khi nào? ở đâu?
+ Diễn ra vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở chiến khu.
+ Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ sống ở đâu?
+ Sống ở trong lán.
+ Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu?
+ Khuyên họ trở về sống với gia đình.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà tập đặt câu theo 3 cách nhân hoá đã học, đặt 3 câu hỏi theo mẫu “ở đâu” và trả lời các câu hỏi đó.
Thứ 6 ngày 03 tháng 02 năm 2006
Tập làm văn 
nói về trí thức
Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống.
I. Mục tiêu:
- Quan sát tranh minh hoạ, nói đúng về nghề nghiệp và công việc của những trí thức được vẽ trong tranh.
- Nghe và kể lại được câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”, kể đúng nội dung câu chuyện, kể tự tin.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Các tranh minh hoạ của bài.
- Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ‎ý của bài tập 2.
III. Trọng tâm:
Học sinh kể đúng nội dung câu chuyện
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên mời 2 đến 3 học sinh lên bảng đọc báo cáo của tổ trong tháng qua.
- 2 học sinh lên bảng
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
2. Dạy – học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc theo.
- Yêu cầu quan sát tranh 1 và đặt câu hỏi cho học sinh:
+ Người trí thức được vẽ trong tranh làm nghề gì?
+ Bác sĩ
+ Ông đang ở đâu, làm gì? nêu trang phục, hoạt động của ông?
+ ở trong phòng chữa bệnh cho bệnh nhân. Bác mặt 1 áo blu trắng và đeo ống nghe. Trên tay bác đang cầm nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của bệnh nhân.
+ Người nằm trên giường là ai? lớn hay nhỏ tuổi?
+ Bệnh nhân của bác lúc này là 1 cậu bé, có lẽ cậu đang bị sốt.
- Chia lớp thành nhóm 4 để thảo luận nội dung các tranh.
- Học sinh thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tranh 2: Ba người trong tranh làm nghề gì? Họ đang quan sát gì? theo em, họ đang thảo luận với nhau về điều gì?
- Đây là 3 kĩ sư xây dựng đứng trước mô hình của công trình sắp được xây dựng. Họ cùng nhau bàn bạc, thảo luận để công trình được xây dựng đạt kết quả cao nhất.
- Tranh 3: Tranh minh hoạ công việc của ai? Kể đôi nết về công việc của cô giáo và việc học tập của hs
- Đây là 1 cô giáo đang giảng về 1 tiết tập đọc cho học sinh. Trông cô thật dịu dàng, ân cần với học sinh. Cả lớp đang chăm chú nghe giảng.
- Tranh 4: Tranh minh hoạ phòng làm việc của ai? Phòng làm việc này có nét gì tiêu biểu?
- Đây là phòng thí nghiệm của những nhà nghiên cứu. Trong phòng có rất nhiều dụng cụ thí nghiệm như cai lọ, ống chưng cất, kính hiển vi. Một người đang quan sát bằng kính hiển vi, người kia đang trông ống chưng cất. 
- Gọi đại diện các nhóm nói về 3 bức tranh còn lại.
- Mỗi bức tranh 2 học sinh nói
- Nhận xét và cho điểm học sinh
* Bài 2:
- Giới thiệu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”
- Nghe giáo viên gt.
- Giáo viên kể chuyện 1 lần.
- Nghe kể chuyện
- Treo bảng phụ đã ghi các câu hỏi gợi ý của bài.
- Trả lời câu hỏi:
+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
+ Mười hạt giống qúy.
+ Vì sao ông Lương Đinh Của không đem gieo ngay cả 10 hạt giống ấy?
+ Vì lúc ấy trời rất rét, nếu đem gieo những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết.
+ Ông Lượng Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa?
+ Chia 10 hạt thành 2 phần: 5 hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm, 5 hạt kia ông ngâm nước nóng ấm gói vào khăn, tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
- Giáo viên kể lại câu chuyện lần 2
- Theo dõi giáo viên kể chuyện lần 2
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau tập kể lại chuyện cho nhau nghe.
- Lu‏yện kể theo cặp.
- Gọi 1 số học sinh kể chuyện trước lớp.
- Một số hs kể, lớp theo dõi và bình chọn bạn kể hay nhất.
- Hãy nói suy nghĩ của em về nhà bác học Lương Định Của.
- Là người rất say mê nghiên cứu khoa học và nâng niu từng hạt giống
- Nhận xét phần kể chuyện của hs
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực xây dựng bài.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
Toán
Tháng - Năm
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. Biết 1 năm có 12 tháng.
- Biết gọi tên của các tháng trong 1 năm.
- Biết số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch.
II. Đồ dùng dạy – học:
Tờ lịch năm 2006
III. Trọng tâm:
Học sinh biết số ngày trong từng tháng, biết xem lịch.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 104.
- 2 học sinh lên làm bài
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. GT các tháng trong năm và số ngày trong các tháng:
a. Các tháng trong 1 năm:
- Giáo viên treo tờ lịch năm 2005 để yêu cầu học sinh quan sát:
- Quan sát tờ lịch
- Một năm có bao nhiêu tháng, đó là những tháng nào?
- 12 tháng: 1, 2, 3,....12
- Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ vào tờ lịch và nêu tên 12 tháng của năm
b. GT số ngày trong từng tháng:
- Gv yêu cầu quan sát tiếp tờ lịch tháng 1 và hỏi: Tháng 1 có ? ngày.
 - 31 ngày.
- Những tháng còn lại có ? ngày?
-Tháng 2:28 ngày– tháng 6:30 ngày
-Tháng 3: 31 ngày- tháng 7:31 ngày
-Tháng 4:30 ngày- tháng 8: 31 ngày
-Tháng 5:31 ngày- tháng 9:30 ngày
-Tháng10:31 ngày-tháng 12:30 ngày
-Tháng 12: 31 ngày.
- Những tháng nào có 31 ngày?
- 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
- Những tháng nào có 30 ngày?
- 4, 6, 9, 11.
- Tháng 2 có? ngày?
- 28 ngày
Giáo viên: trong những năm thường có 365 ngày thì tháng 2 có 28 ngày, những năm nhuận có 366 ngày thì tháng 2 có 29 ngày.
2.3. Luyện tập:
* Bài 1:
- Giáo viên treo tờ lịch năm 2005, yêu cầu từng cặp học sinh thực hành hỏi, đáp theo các câu hỏi SGK.
- Học sinh thực hành theo cặp
* Bài 2:
- yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2005 và trả lời câu hỏi cảu bài.
- Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn, sau đó 3 đến 4 cặp học sinh trả lời trước lớp.
- Hướng dẫn cách tìm thứ của 1 ngày trong tháng:
a. Tòm ô có ghi số 19 trong tờ lịch, từ ô này dóng thẳng đến cột thứ của tờ lịch thì thấy rơi vào ô ghi thứ sáu
Vậy ngày 19 tháng 8 năm 2005 là thứ sáu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên tổng kết giờ học, dặn học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Ôn nhảy dây
Trò chơi: Lò cò tiếp sức
I. Mục tiêu:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. yêu cầu t/h động tác ở mức độ tương đối đúng.
- Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức. yêu cầu biết được cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường.
- Phương tiện: Còi, dụng cụ, hai em 1 dây nhảy
III. Trọng tâm:
Học sinh nhảy dây đúng kĩ thuật.
IV. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1-2 phút
- Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cánh tay, gối: 1-2 phút
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập: 2’
- Trò chơi: “Có chúng em”: 1phút.
2. Phần cơ bản:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: 10 – 12’
+ Cho học sinh tại chỗ mô phỏng và tập các động tác so dây, trao dây, quay dây, sau đó cho học sinh tập chụm 2 chân bật nhảy không có dây rồi có dây.
+ Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Khi tổ chức tập luyện có thể chia thành từng đội tập và cho luân phiên từng nhóm thay nhau tập. Giáo viên chỉ dẫn, sửa động tác chưa đúng cho học sinh.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”: 5-7 phút
- Chia số học sinh trong lớp thành các đội đều nhau, giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi ròi cho học sinh chơi.
3. Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp: 1- 2 phút
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét: 1-2 phút.
- Giáo viên giáo bài tập về nhà: Ôn nhảy dây kiểm chụm 2 chân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_lop_3_tuan_20_21.doc