Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 22

Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 22

Hoạt động dạy

1. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng yêu cầu trả lời câu hỏi:

+ Một năm có bao nhiêu tháng? Kể tên các tháng trong năm.

+ Kể tên các tháng có 31 ngày. Xem lịch và cho biết ngày 2 tháng 9 năm 2005 là vào thứ mấy.

+ Kể tên các tháng có 30 ngày. Tháng Hai có bao nhiêu ngày? Xem lịch và cho biết ngày 15-5 năm 2005 là ngày thứ mấy?

Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh

2. Dạy - học bài mới:

 

doc 22 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Thứ ngày tháng năm 2006
tiết 106
I. Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh
	- Củng cố về tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
	- Củng cố kĩ năng xem lịch ( từ lịch tháng, lịch năm).
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tờ lịch năm 2005, lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004.
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng yêu cầu trả lời câu hỏi: 
- 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài.
+ Một năm có bao nhiêu tháng? Kể tên các tháng trong năm.
+ Kể tên các tháng có 31 ngày. Xem lịch và cho biết ngày 2 tháng 9 năm 2005 là vào thứ mấy.
+ Kể tên các tháng có 30 ngày. Tháng Hai có bao nhiêu ngày? Xem lịch và cho biết ngày 15-5 năm 2005 là ngày thứ mấy?
Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài mới
- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố đơn vị đo thời gian tháng, năm và cách xem tờ lịch tháng, lịch năm.
- Nghe GV giới thiệu bài
2.2. Luyện tập, thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch tháng Một, tháng Hai, tháng Ba của năm 2004, yêu cầu học sinh xem lịch và trả lời các câu hỏi của bài:
a) – Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ mấy?
- Là ngày thứ Ba
- Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ mấy?
- Là ngày thứ Hai
- Ngày đầu tiên của tháng Ba là ngày thứ mấy?
- Là ngày thứ Hai
- Ngày cuối cùng của tháng Một là ngày thứ mấy?
- Là ngày thứ Bảy
b) Thứ Hai đầu tiên của tháng Một là ngày nào?
- Là ngày mùng 5
- Chủ Nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày nào?
- Là ngày 28
- Tháng Hai có mấy thứ Bảy?
- Tháng Hai có bốn ngày thứ Bảy. Đó là các ngày 7, 14, 21, 28
c) Tháng 2 năm 2004 có bao nhiêu ngày?
- Có 29 ngày
Lưu ý: GV có thể thay bằng các tờ lịch tháng khác nhưng đảm bảo các câu hỏi yêu cầu học sinh:
+ Cho ngày trong tháng tìm ra thứ của ngày
+ Cho thứ và đặc điểm của ngày trong tháng, tìm ra ngày cụ thể.
Bài 2
- GV tiến hành như bài tập 1
Bài 3
- GV yêu cầu học sinh kể với bạn bên cạnh về các tháng có 31, 30 ngày trong năm
- Thực hành theo cặp
Bài 4
- Yêu cầu học sinh tự khoanh, sau đó chữa bài
- Tự làm bài
- Chữa bài:
+ Ngày 30 tháng 8 là ngày thứ mấy?
- Là ngày Chủ Nhật
+ Ngày tiếp sau ngày 30 tháng 8 là ngày nào, thứ mấy?
- Là ngày 31 tháng 8 thứ Hai
+ Ngày tiếp sau ngày 31 tháng 8 là ngày nào, thứ mấy?
- Là ngày 1 tháng 9 thứ Ba
+ Vậy ngày 2 tháng 9 là ngày thứ mấy?
- Là ngày thứ Tư
3. Củng cố, dặn dò 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Bài tập hướng dẫn luyện tập thêm:
a) Biết ngày 15 tháng 5 là thứ tư, hỏi ngày 22 tháng 5 là thứ mấy?
b) Biết ngày Chủ Nhật tuần này là 12 vậy ngày Chủ Nhật tuần tới là ngày nào?
c) Một tháng có thể có nhiều nhất là bao nhiêu ngày Chủ Nhật?
	Thứ ba ngày tháng năm 2006
tiết 107
I. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh
	- Có biểu tượng về hình tròn, tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
	- Bước đầu biết dùng compa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Com pa, phấn mầu
	- Một số đồ vật có hình tròn như mặt đồng hồ
	- Một số mô hình hình tròn và các hình đã học làm bằng bìa, nhựa
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 106
- 2 học sinh lên bảng làm bài
Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài mới
- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thế nào là hình tròn, tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
- Nghe GV giới thiệu bài
2.2. Luyện tập, thực hành
a) Giới thiệu hình tròn
- Giáo viên yêu ra một số mô hình hình tròn, yêu cầu học sinh gọi tên các hình
- Học sinh gọi tên hình vuông, tam giác, chữ nhật, tứ giác, 
- GV đưa ra một số mô hình tròn và nói: Đây là hình tròn.
- Học sinh nêu: Hình tròn
- GV đưa ra các vật thật có mặt là hình tròn và yêu cầu học sinh nêu tên hình.
- Học sinh nêu: Hình tròn
- GV yêu cầu học sinh lấy bộ đồ dùng học toán
- Tìm mô hình hình tròn
b) Giới thiệu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn
- GV vẽ lên bảng hình tròn, ghi rõ tâm, đường kính, bán kính như hình minh hoạ trong SGK
- Học sinh quan sát hình
- Giáo viên yêu cầu học sinh gọi tên hình
- Học sinh nêu: Hình tròn
- GV chỉ vào tâm của hình tròn và giới thiệu: Điểm này được gọi là tâm của hình tròn, cô (thầy) đặt tên là O ( GV có thể mô tả đây là điểm chính giữa của hình tròn).
- Học sinh chỉ hình và nêu tên tâm hình tròn: Tâm O
- GV chỉ đường kính AB của hình tròn và nói: Đoạn thẳng đi qua tâm O, cắt hình tròn tâm O. Bán kính OM có độ dài bằng một nửa độ dài đường kính AB
- Học sinh nêu: Bán kính OM, độ dài OM bằng một nửa độ dài AB
2.3. Cách vẽ hình tròn bằng compa
- Giáo viên đưa ra trước lớp chiếc com pa và giới thiệu: Đây là chiếc compa, com pa là dụng cụ dùng để vẽ hình tròn.
- Học sinh quan sát chiếc compa của GV, sau đó cho bạn bên cạnh xem chiếc com pa của mình.
- Giáo viên: Chúng ta sẽ sử dụng compa vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm.
- Nghe GV phổ biến nhiệm vụ
Bước 1, chúng ta xác định độ dài bán kính trên com pa. Để thước thẳng trước mặt, các em đặt đầu nhọn của compa trùng với vạch số 0 trên thước, sau đó mở dần com pa sao cho đến khi đầu bút chì của com pa chạm vào vạch 2cm của thước. Chúng ta hoàn thành bước xác định bán kính của hình tròn là 2cm
- Bước 2: vẽ hình tròn. Ta đặt đầu nhọn của compa vào chỗ muốn đặt tâm của hình tròn. Giữ nguyên vị trí của đầu nhọn, quay đầu bút chì đi một vòng ta được hình tròn có bán kính 2cm cần vẽ. Ta viết tên tâm O của đường tròn vào đúng vị trí đầu nhọn của com pa
- Học sinh vẽ hình theo hướng dẫn của giáo viên
2.4. Luyện tập, thực hành
Bài 1
- GV vẽ hình như Sgk lên bảng, yêu cầu học sinh lên bảng vừa chỉ hình vừa nêu tên các bán kính, đường kính của từng hình tròn
- Học sinh trả lời:
a) Hình tròn tâm O có đường kính là MN, PQ, các bán kính là OM, ON, OP, OQ
b) Hình tròn tâm O có đường kính là AB, bán kính là OA, OB
- GV hỏi: Vì sao CD không được gọi là đường kính của hình tròn tâm O?
- Vì CD không đi qua tâm O.
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 2
- GV cho học sinh tự vẽ, sau đó yêu cầu học sinh nêu rõ từng bước vẽ của mình
- Vẽ hình và trình bày các bước như phần 2.2
Bài 3
- GV yêu cầu học sinh vẽ hình vào VBT
- Thực hành vẽ hình tròn tâm O, đường kính CD, bán kính OM vào VBT
- GV hỏi:
+ Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD, đúng hay sai, vì sao?
+ Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD là sai vì OC và OD đều là bán kính của hình tròn tâm O, đều có độ dài bằng một nửa đường kính CD.
+ Độ dài OC ngắn hơn độ dài OM, đúng hay sai, vì sao?
+ Sai vì cả hai đoạn thẳng OC và OM đều là bán kính của hình tròn tâm O.
+ Độ dài đoạn thẳng OC bằng một nửa độ dài đoạn thẳng CD, đúng hay sai, vì sao.
+ Đúng vì OC là bán kính còn CD là đường kính của hình tròn tâm O, bán kính trong hình tròn có độ dài bằng một nửa độ dài đường kính.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Bài tập hướng dẫn luyện tập thêm:
Bài 1: Nêu tên các đường kính, bán kính có trong mỗi hình sau:
A
N
B
P
P
M
Bài 2:	
	Vẽ hình tròn tâm O, bán kính 4 cm
	Vẽ hình tròn tâm 1, đường kính AB dài 4 cm
tiết 108
Vẽ trang trí hình tròn
I. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh
	- Dùng compa biết cách vẽ theo mẫu một số hình trang trí hình tròn.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Các hình như sgk
	- Phấn mầu, bút màu, com pa
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 107
- 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài mới
- Giáo viên: Bài học hôm nay các em thực hành một số cách vẽ trang trí hình tròn.
- Nghe GV giới thiệu bài
2.2. Luyện tập, thực hành
a) Giới thiệu hình tròn
- GV yêu cầu học sinh quan sát các hình vẽ trong Sgk, sau đó yêu cầu các em thực hành vẽ theo từng bước mà sgk đã hướng dẫn.
- Học sinh tự quan sát hình và làm theo hướng dẫn của sgk.
- GV đi quan sát cả lớp thực hành vẽ giúp đỡ các em hiểu hướng dẫn của sgk. Động viên, khuyến khích học sinh vẽ thêm những hình vẽ từ hình tròn tự nghĩ ra.
- Thu một số vở có hình vẽ đẹp cho học sinh cả lớp quan sát.
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách vẽ hình tròn có bán kính cho trước bằng thước và compa
- 1 học sinh nêu trước lớp, cả lớp nhận xét và bổ sung, nếu cần.
Một số hình vẽ đơn giản từ hình tròn:
tiết 109
nhân số có bốn chữ số
với số có một chữ số
I. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh
	- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần)
	- Nhân nhẩm số tròn nghìn ( nhỏ hơn 10.000) với số có một chữ số
	- Củng cố về bài toán gấp một số lên nhiều lần.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách vẽ hình tròn có bán kính cho trước bằng com pa và thực hành vẽ hình tròn tâm O, bán kính 3dm trên bảng.
- 2 học sinh lên bảng làm bài
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài mới
- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số có một chữ số. 
- Nghe GV giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
a) Phép nhân 1034 x 2
- Giáo viên viết lên bảng phép nhân: 1034 x 2
- Học sinh đọc: 1034 x 2
- GV: Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 1034 x 2.
- 2 Học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn.
- GV hỏi: Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (tính từ phải sang trái)
 1034 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8
 x 2 * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6 
 2068 * 2 nhân 0 bằng 0, viết 0
 * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2
 Vậy 1034 x 2 = 2068
- GV yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Nếu trong lớp có học sinh tính đúng thì giáo viên yêu cầu học sinh đó nêu cách tín ... n nhiều lần và thêm một số đơn vị vào số đã cho.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Bảng phụ hoặc băng giấy viết nội dung bài tập 2, 4
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 109
- 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài mới
- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan
- Nghe GV giới thiệu bài
2.2. Luyện tập, thực hành
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết các tổng thành phép nhân rồi ghi kết quả.
- Hướng dẫn: Các em hãy chuyển mỗi tổng trong bài thành phép nhân, sau đó thực hiện phép nhân để tìm kết quả và ghi vào vở
- Nghe giáo viên hướng dẫn, sau đó làm bài. 
- 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
a) 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
b) 1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3
 = 3156
c) 2007 + 2007 + 2007 
 = 2007 x 4 = 8028
- Giáo viên chữa bài và hỏi:
+ Vì sao em lại viết tổng 4129 + 4129 thành phép nhân 4129 x 2 ? 
- Vì tổng 4129 + 4129 có hai số hạng bằng nhau và bằng 4129
- Giáo viên hỏi tương tự với các trường hợp còn lại
Bài 2
- Giáo viên hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta viết số thích hợp vào các ô trống trong bảng
- Giáo viên: Một cột trong bảng biểu thị cho một phép chia, các ô trống là những thành phần chưa biết, các em cần dựa vào cách tìm thành phần chưa biết của phép chia để làm bài.
Số bị chia
432
423
9604
15355
Số chia
3
3
4
5
Thương
144
141
2401
1071
- Giáo viên hỏi: Em làm thế nào để tìm được số 144 trong ô trống thứ nhất?
- Ô trống thứ nhất ở vị trí thương trong phép chia, muốn tìm thương ta lấy số bị chia chia cho số chia, lấy 432 chia cho 3 thì được 144
- Giáo viên hỏi: Em làm thế nào để tìm được số 432 trong ô trống thứ hai?
- Ô trống thứ hai ở vị trí của số bị chia. Muốn tính số bị chia trong phép chia ta lấy thương nhân với số chia, lấy 141 nhân 3 thì được 423
Bài 3
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề bài toán
- Có hai thùng, mỗi thùng chứa 1025l dầu. Người ta đã lấy ra 1350l dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu?
- Tất cả có mấy thùng dầu? Mỗi thùng chứa bao nhiêu lít dầu?
- Có hai thùng dầu mỗi thùng chứa 1025 l dầu.
- Đã lấy ra bao nhiêu lít dầu?
- Đã lấy ra 1350 l dầu.
- Bài toán yêu cầu tính gì?
- Số lít dầu còn lại
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào VBT. Trình bày bài như sau:
Tóm tắt
 Có: 2 thùng
 Mỗi thùng có: 1025 l dầu
 Còn lại: ../ dầu?
Bài giải
Số lít dầu có trong cả hai thùng là:
 1025 x 2 = 2050 (l)
Số lít dầu còn lại là:
 2050 – 1350 = 700 (l)
 Đáp số: 700 l
Bài 4
- Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn bảng số như Sgk
- Học sinh đọc bảng số
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các số trong cột thứ 2
- Giáo viên chỉ vào ô thứ hai của dòng thứ hai và hỏi: Vì sao số trong ô này lại viết là số 119?
- Vì dòng thứ hai là các số của dòng thứ nhất thêm vào 6 đơn vị. Số đã cho là 113 thêm vào 6 đơn vị là 113 + 6 = 119
- Giáo viên chỉ vào ô thứ hai của dòng thứ hai và hỏi: Vì sao số trong ô này lại là số 678?
- Vì số trong ô này là số đã cho gấp lên 6 lần. Số đã cho là 113 gấp lên 6 lần là 113 x 6 = 678
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
Số đã cho
113
1015
1107
1009
Thêm 6 lần
119
1021
1113
1015
Gấp 6 lần
678
6090
6642
6054
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh
- 2 học sinh ngồi cạnh đổi vở cho nhau để kiểm tra bài lẫn nhau
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Bài tập hướng dẫn luyện tập thêm
Bài 1: Viết thành phép nhân và ghi kết quả:
	1234 + 1235 + 1234 = 	2007 + 2007 + 2007 + 2007 =	3218 + 3218 =	2712 + 2712 + 2712 = 
Bài 2: Tìm x biết:	
	x : 3 = 1205	x : 5 = 1456
Bài 3: Có 4 kho thóc, mỗi kho chứa được 1050kg thóc. Người ta đã xuất đi 3250kg thóc. Hỏi còn lại bao nhiêu ki-lô-gam thóc?
tiết 111
nhân số có bốn chữ số
với số có một chữ số (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh
	- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần, không liền nhau)
	- áp dụng phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 110
- 3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một bài
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài mới
- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số có một chữ số. 
- Nghe GV giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3
- GV viết lên bảng phép nhân: 1427 x 3
- Học sinh đọc: 1427 nhân 3
- GV: Hãy đặt tính theo cột dọc để thực hiện phép nhân 1427 x 3
- 2 Học sinh lên bảng đặt tính, Học sinh cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn.
- GV hỏi: Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (tính từ phải sang trái).
- GV yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Nếu trong lớp có học sinh tính đúng thì GV yêu cầu học sinh đó nêu cách tính của mình, sau đó nhắc lại cho học sinh cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có học sinh nào tính đúng thì giáo viên hướng dẫn học sinh tính theo từng bước như sgk.
 1427 * 3 nhân 7 bằng 21, viết
 x 3 1 nhớ 2 
 4281 * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 
 2 bằng 8, viết 8
 * 3 nhân 4 bằng 12, viết 
 2 nhớ 1
 * 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.
 Vậy 1427 x 3 = 4281
_ GV lưu ý học sinh, phép nhân trên có từ hàng ơn vị sang hàng chục, từ hàng trăm sang hàng nghìn.
2.3. Luyện tập, thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu học sinh làm bài
- 4 học sinh lên bảng làm bài (mỗi học sinh thực hiện một con tính). Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
- Học sinh trình bày lớp ví dụ:
 1409
* 5 nhân 9 bằng 45, viết 5 nhớ 4
 x 5
* 5 nhân 0 bằng 0, thêm 4 bằng 4, viết 4
 7045
* 5 nhân 4 bằng 20, viết 0 nhớ 2
* 5 nhân 1 bằng 5, thêm 2 bằng 7, viết 7.
Vậy 1409 x 5 = 7045
- GV yêu cầu lần lượt từng học sinh đã lên bảng trình bày cách tính của con tính mà mình đã thực hiện.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
- Các học sinh còn lại trình bày tương tự như trên.
Bài 2
- Tiến hành tương tự như với bài tập 1. GV chú ý nhắc học sinh nhận xét cả cách đặt tính của các bạn làm bài trên bảng.
Bài 3
- GV gọi 1 học sinh đọc đề bài toán
- Mỗi xe chở 1425 kg gạo. Hỏi 3 xe như thế chở bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
- GV yêu cầu học sinh tự làm bài
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào VBT. Trình bày bài giải như sau:
Tóm tắt
 1 xe: 1425 kg gạo
 3 xe: . kg gạo?
Bài giải
Số ki-lô-gam gạo cả ba xe chở là:
 1425 x 3 = 4275 (kg)
 Đáp số: 4275 kg
- GV chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 4
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- Tính chu vi khu đất hình vuông có cạnh là 1508m.
- GV hỏi: Muốn tính chu vi của hình vuông ta làm như thế nào?
- Mấy tính chu vi của hình vuông ta lấy cạnh của hình vuông nhân với 4.
Bài giải
Chu vi của hình vuông là:
1508 x 4 = 6032 (m)
Đáp số: 6032 m
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Bài tập hướng dẫn luyện tập thêm:
Bài 1: Đặt tính rồi tính	
	1408 x 4	2718 x 2	4424 x 3	1315 x 5
Bài 2: Có 4 phân xưởng, mỗi phân xưởng may được 1305 chiếc áo. Hỏi cả 4 phân xưởng may được tất cả bao nhiêu chiếc áo?
Tiết 112 Luyện tập
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh
	* Củng cố về kĩ năng thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
	* Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 111
- 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một bài
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài mới
- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số có một chữ số. 
- Nghe GV giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu học sinh tự làm bài
- 4 học sinh lên bảng làm bài (mỗi học sinh thực hiện một con tính), học sinh cả lớp làm bài vào VBT
- Học sinh trình bày trước lớp.Ví dụ: 
- GV yêu cầu lần lượt từng học sinh đã lên bảng trình bày cách tính của con tính mà mình đã thực hiện
- Nhận xét và cho điểm học sinh
- Các học sinh còn lại trình bày tương tự như trên.
Bài 2
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài toán
- An mua 3 cái bút, mỗi cái bút giá 2500 đồng. An đưa cho cô bán hàng 8000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả bao nhiêu tiền?
- Bạn An mua mấy cái bút?
- An mua 3 cái bút
- Mỗi cái bút giá bao nhiêu tiền?
- Mỗi cái bút giá 2500 đồng.
- An đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tiền?
- An đưa cho cô bán hàng 8000 đồng
- GV yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán rồi trình bày lời giải
Tóm tắt
 Mua: 3 bút
 Giá 1 bút: 2500 đồng
 Đưa: 8000 đồng
 Trả lại: .. đồng?
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
Số tiền An phải trả cho ba cái bút là:
2500 x 3 = 7500 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại cho An là:
8000 – 7500 = 500 (đồng)
Đáp số: 500 đồng
- GV chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tìm x
- x là gì trong các phép tính của bài?
- x là số bị chia chưa biết trong phép chia.
- Muốn tìm số bị chia chưa biết trong phép chia ta làm như thế nào?
- Ta lấy thương nhân với số chia
- GV yêu cầu học sinh làm bài
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào VBT
x: 3 = 1527
x: 4 = 1823
x = 1527 x 3
x = 4581
x = 1823 x 4
x = 7292
- GV chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 4
- GV yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi 2 học sinh chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_lop_3_tuan_22.doc