Tập đọc - Kể chuyện
Đối đáp với vua
I.Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hởng của phơng ngữ: Ngự giá, Thăng Long, Hà Nội, quân lính, mây, la hét, náo động, leo lẻo.
- Ngắt nghỉ hơi đằng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bớc đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn luyện.
Tuần 24 Thứ hai ngày 27 tháng 02 năm 2006 Tập đọc - Kể chuyện Đối đáp với vua I.Mục tiêu: A. Tập đọc: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Ngự giá, Thăng Long, Hà Nội, quân lính, mây, la hét, náo động, leo lẻo. - Ngắt nghỉ hơi đằng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn luyện. 2. Đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đôi, tức cảnh, chỉnh. - Hiểu được nội dung: Câu chuyện ca nngợi Cao Bá Quát là người từ nhỏ đã thể hiện tư chất thông minh, giỏi đối đáp. B. Kể chuyện: - Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện. Dựa vào tranh kể nội dung chuyện. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn C. Giáo dục: Ham học môn học, mạnh dạn, tự tin. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện - bảng phụ ghi sẵn nội dung hướng dẫn luyện đọc. III. Trọng tâm : Đọc trôi chảy toàn bài: kể lạiđược câu chuyện. IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung "Chương trình xiếc đặc sắc". - 3 Học sinh thực hiện yêu cầu C. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài: trong bài tập đọc hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về 1 danh nhân đất Việt lúc nhỏ - đó là Cao Bá Quát. ghi bảng đầu tiên - Nghe giới thiệu 2. Luyện đọc: a. Đọc mẫu: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài b. Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó. - Yêu cầu học sinh tiếp nối đọc từng câu trong bài. - Học sinh luyện đọc từng câu cho đến hết bài. c. Hướng dẫn đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ. - Yêu cầu 4 học sinh đọc bài theo đoạn - 4 Học sinh nối tiếp đọc bài. - 1 Học sinh khác đọc đoạn 1 - Câu chuyện nhắc đến vị vua nào? Em biết gì vè vị vua đó? - Nhắc đến vua Minh Mạng, Ông sinh năm 1791, mất năm 1840 là vị vua thứ 2 của triều Nguyễn - Thế nào là: Vua ngự giá ra thăng Long? - Tức là vua ngồi xe, hoặc ngnồi kiệu ra Thăng Long. - Xe của vua đi được gọi là gì? - Là xa giá - Hướng dẫn cách ngắt đoạn, ngắt giọng. - * Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2: - 1 Học sinh đọc - Chú ý cách ngắt gọng * Đoạn 3: - 1 Học sinh đọc trước lớp, lớp theo dõi - Vua ra lệnh gì cho Cao Bá Quát. - Vua lệng cho Cao Bá Quát phải đối lại vế đối cuẩ nhà vua. - Ngày xưa, để thử tài 1 người, người ta thường ra vế đối yêu cầu bên kia đối lại. " Tức cảnh" là thấy cảnh mà nảy ra cảm xúc, nảy ra thơ văn. - Yêu cầu học sinh đọc 2 câu đối trong bài. - 2 đến 3 học sinh đọc. * Đoạn 4: - Yêu cầu học sinh cách ngắt nghỉ. - Học sinh đọc c. Luyện đọc theo nhóm: - Chia lớp thành các nhóm 4 học sinh. - Có thể chia đôi đoạn 3 cho 2 học sinh đọc d. Đọc trước lớp - Gọi 1 nhóm học sinh bất kỳ - Nhóm học sinh đọc bài trước lớp e. Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh đoạn 3. - Học sinh đọc với giọng vừa phải. 3. Tìm hiểu bài. - Gọi 1 học sinh đọc lại cả bài. - 1 học sinh đọc trước lớp, lớp đọc thầm. - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1. - Học sinh đọc. - Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? - Ngắm cảnh ở Hồ Tây. - Học sinh đọc thầm đoạn 2. - Cao Bá Quát mong muốn điều gì? - Mong muốn được nhìn rõ mặt vua - Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó - Cậu đã nghĩ ra 1 cách là gây chuyện náo động, ầm ĩ ở Hồ Tây. Cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm làm quân sĩ hoảng túm vào bắt chói cậu - Yêu cầu học sinh đọc tiếp đoạn 3,4. - Học sinh đọc thành tiếng. -Vì sao nhà vua bắt Cao Bá Qoát đối? - Vì sao cậu Bá Quát tự xưng là học trò, nên nhà vua muốn thử tài cậu, cho cậu cơ hội chuộc lỗi. - Vua ra vế đối như thế nào? - Vua ra vế đối. Nước trong leo lẻo cá đớp cá. - Cao Bá Quát đối lại như thế nào - Cao Bá Quát đối là: Trời nắng chang chang người chói người - Giáo viên viết câu đối lên bảng giải thích - Qua nội dung tìm hiểu, em cho biết câu chuyện cho ta thấy điều gì? - Câu chuyện cho thấy sự thông minh tài đối đáp bản lĩnh cao của Cao Bá Quát. - Cao Bá Quát là người từ nhỏ đã nổi tíng thông minh, hay chữ có tài đối đáp và rất có bản lnĩh. -4. Luyện đọc lại bài - Giáo viên đọc mẫu đoạn 3,4. - Học sinh theo dõi bài đọc mẫu. - Đoạn 3 nói lên điều gì? - Vua thử tài Cao Bã Quát, sự đối đáp thông minh, nhanh trí của Cao Bá Quát. - Vậy khi đọc đoạn này, các em cần chú ý nhấn giọng các từ ngữ gợi lả sự gây cấncủa cuộc thử tài sự thông minh của Cao Bá Quát: Ra lệnh, Phải đối được thì mới tha, tức cảnh, leo leo, cá đớp cá, đối lại luôn chang chang, người chói người, cứng cỏi, chỉnh, nhanh trí, thông minh. - Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 3,4. - 2 học sinh ngồi cạnh nhau lần lượt đọc cho nhau nghe. - Gọi 2 đến 3 học sinh thi đọc bài trước lớp. - Thi đọc, học sinh khác bình chọn bạn đọc bài hay nhất. - Nhận xét phần đọc bài của học sinh kể chuyện. 1. xác định yêu cầu của đề - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu phần kể chuyện trang 51. Sách giáo khoa. - 1 học sinh đọc bài, lớp theo dõi 2. Hướng dẫn kể chuyện * Sắp xếp tranh. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và ghi thứ tự đã sắp xếp ra nháp. - - Làm việc cá nhân. - Học sinh nêu đáp án đúng: 3, 1, 2, 4. * Kể mẫu - Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện trước lớp - 4 học sinh kể. * Kể theo nhóm. - Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh kể lại câu chuyện cho nhau nghe. - Làm việc theo cặp. * Kể trước lớp: - Giáo viên gọi 2 đến 3 học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp - Học sinh kể - Bình chọn học sinh kể hay nhất. d. Củng cố - dặn dò. - Giáo viên nêu 1, 2 câu tục ngữ có 2 đối vế nhau yêu cầu học sinh tìm thêm - Học sinh tìm - Nhận xét - dăn dò Toán Luyện tập I. Mục đích: Giúp học sinh: - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một, hai phép tính - Vận dụng vào giải toán - Giáo dục ham học môn học II. Chuẩn bị: Giáo viên: hệ thống bài tập Học sinh: vở ghi toán III. Trọng tâm: Rèn kỹ năng thực hiện phép chia IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A.ổn định tổ chức - Hát B. Kiểm tra bài cũ - 2 học sinh làm bài 2,3 - 2 học sinh làm bài - Nhận xét cho điểm C. Dạy - học bài mới. 1. Giới thiệu bài. Trong tiết toán này chúng ta tiếp tục học về cách thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. - Nghe giới thiệu. Ghi bảng tên bài 2. Luyện tập. Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh đặt tính rồi tính. - Học sinh nhận xét - Con có nhận xét gì về các phép chia - Từ lần chia thứ hai, nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi mới thực hiện tiếp. Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh đọc. - Muốn tìm thừa số chưa biết trong 1 tích ta làm thế nào? - Lấy tích chia cho thừa số đã biết - Học sinh tính. a, X x 7 = 2.107 b, 8 x X = 1.640 X = 2.107 : 7 X = 1.640 :8 X = 301 X = 205 c. X x 9 = 2763 X = 2763 : 9 X = 307. - Nhận xét cho điểm. Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - 1 học sinh đọc - Bài toán cho biết gì? - Có 2.024 kg gạo - Đã bán 1 số gạo. 4 - bài toán yêu cầu tìm gì? - Số gạo còn lại -Giáo viên hướng dẫn. - Học sịnh giải Số kg gạo đã bán . 2.024 : 4 = 506 (kg) Số kg gạo còn lại là. 2.024 - 506 = 1.518 (kg) Đáp số: 1.518 kg gại Bài 4: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - 1 học sinh đọc. - Giáo viên giải thích làm mẫu: 6.000 : 2 = ? Nhẩm: 6 nghìn: : 2 = 3 nghìn Vậy: 6.000 : 2 = 3.000 - Học sinh làm. 6.000 : 2 = 3.000 8.000 :4 = 2.000 9.000 : 3 = 3.000 - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng. D. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. + Khen + Phê. - Dặn dò: Bài tập về nhà, tiết 116. Thứ ba ngày 28/ 2/ 2006 Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính. - Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có 2 phép tính - Giáo dục ham học môn học. II. Chuẩn bị: - Hệ thống bài luyện tập III. Trọng tâm: Rèn kỹ năng giải tính. IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. ổn định tổ chức - Hát B. Kiểm tra bài cũ: - 2 học sinh thực hiện bài tiết trước - 2 học sinh làm bài C. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giáo viên giớ thiệu - ghi bảng - Nghe giới thiệu 2. Luyện tập. Bài 1. Giáo viên yêu cầu - Đặt tính rồi tính theo từng nhóm. - Con có nhận xét gì về 2 phép tính trong mỗi phần? - Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia. Bài 2: Giáo viên yêu cầu - 2 học sinh làm bảng phần a,b lớp làm bảng con phần c,d. Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài - 1 học sinh đọc. - bài toán cho biết gì? - Có 5 thùng, mỗi thùng đựng 306 quyển số sách chia đều 9 thư viện. - Bài toán hỏi gì? - Mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách? - Muốn biết mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách phải biết gì? - Phải biết có tất cả bao nhiêu quyển sách. - Học sinh làm bài - Nhận xét cho điểm Bài 4: Học sinh đọc đề bài - 1 học sinh đọc. - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta phải biết gì? - Biết chiều dài, chiều rộng. - Chiều nào chưa biết. - Chiều dài - Học sinh làm bài - Nhận xét D. Nhận xét - dặn dò. - Nhận xét tiét học - Dặn chuẩu bị tiết sau. Đạo đức Tôn trọng đám tang (tiếp) I. Mục tiêu: 1 học sinh hiểu: Tôn trọng đám tang là không làm gì súc phạm đến tang lễ, chôn cất người đã khuất 2. Học sinh biết ứng sử đúng khi gặp đám tang. 3. Học sinh biết tôn trọng đám tang, vả thông với những đau khổ của những gia đình có người vừa mất. II. Tài liệu và phương tiện - Vở bài tập Đạo đức - Phiếu cho hoạt động 2, the xanh, đỏ, vàng III. trọng tâm: Hiểu và làm theo chuẩn mực Đạo đức IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. A. ổn định tổ chức. - Hát. B. khiểm tra bài cũ Giáo viên hỏi về hoạt động 2 của tiết 1. - Học sinh trả lời C. Dạy - học bài mới. Hoạt động 1: bày tỏ ý kiến - Học sinh đọc các ý kiến - 3 nhóm thảo luận - đưa ra ý kiến thảo luận Chốt: Tán thành b,c ; không tán thành a. Học sinh giơ thẻ Hoạt động2: Xử lý tình huống. - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm - Các nhóm thảo luận, nêu cách ứng sử tình huống. a. Không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ, cười đùa nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể em nên đi cùng bạn 1 đoạn đường b. Không nên chạy nhảy cười đùa, vặn to đài, ti vi, chạy sang xem, chỉ trỏ. c. Em nên hỏi thăm, chia buồn cùng bạn. d. Em khuyên ngăn ... gười phi ngựa giỏi nhất. c. Chị em xô. Phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác - Nhận xét - cho điểm Bài 3: - 1 học sinh đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: 1 học sinh hỏi 1 học sinh trả lời a. Người tứ xứ đổ về xem hỏi, rất đông vì ai cũng muốn, xem tài, xem mặt ông Cản Ngũ/ vì ai cũng muốn xem Cản Ngũ trông ntn, vật hay ra sao. b. Lúc vì Quắm Đen rất hàng lăn xả vào ông Cản Ngũ còn ông Cản Ngũ lại lớ ngớ, chậm chạm, chỉ chống đỡ c. Vì ông bước hụt thực ra là ông vờ bước hụt để lừa Quắm Đen vào thế của ông - Nhận xét - cho điểm D. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học - Về đặt 3 CH theo mẫu vì sao? Trả lời CH đó. Thứ sáu ngày 10 tháng 3 năm 2006 Tập làm văn Kể về lễ hội I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng nói: Quan sát hình ảnh minh hoạ lại lễ hội ( chơi đu và đua thuyền) hình dung và kể lại một cách tự nhiên sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. - Rèn kỹ năng viết: viết đoạn văn - Giáo dục: Có ý thức quan sát xung quanh II. đồ dùng học – dạy: - 2 bức ảnh Sgk phóng to III. Trọng tâm: Nói được quang cảnh và hoạt động diễn ra trong ảnh IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. A. ổn định tổ chức - Hát. - Kiểm tra sĩ số B. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện: người bán quạt may mắn - Vì sao với mọi người đua nhau đến mua quạt - 2 học sinh kể - Vì nhận ra chữ ghi trên quạt là của ông Vương Hi Chi C. Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu bài: Treo tranh, giới thiệu trong giờ TLV này, các em sẽ dựa vào 2 bức ảnh, minh họa để tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội - Nghe giới thiệu và xác định mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập a. Hướng dẫn tả quang cảnh bức cảnh chơi dù GV treo 2 bức ảnh - Quan sát ảnh - Mở câu hỏi gợi ý 1. ảnh chụp cảnh gì? Diễn ra ở đâu? vào thời gian nào - Học sinh đọc câu hỏi 2. Quang cảnh trong ảnh có gì nổi bật 3. Hoạt động của mọi người diễn ta như thế nào - Em có cảm nhận gì về lễ hội của nội dung ta qua bức ảnh? GV đưa ra câu hỏi gợi mở ảnh 1: Hỏi câu 1 - Học sinh trả lời - Là cảnh chơi đu ở làng quê trò chơi được tổ chức trước sân đình vào dịp đầu xuân năm mới - Trước cổng đình có treo gì? Có băng chữ gì? - Treo cờ ngũ sắc, bằng chữ “ Chúc Mừng năm mới” vòng tươi như màu của nắng - Mọi người đến xem chơi đu có đông không? Họ ăn mặc ra sao? Họ xem như thế nào? - Người đến xem đông nghìn nghịt mọi người đều diện bộ cánh đẹp nhất tất cả đều chăm chú nhìn lên cây dù + Hãy tả hành động, tư thế của 2 người chơi đu - 2 người chơi đu nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Khi đu, 1 người thì dướn người về phía trước, người kia lại ngả người về phía sau * ảnh 2 - Hỏi câu 1 - ảnh chụp cảnh hội đua thuyền diễn ra trên sông - Trên sông có nhiều thuyền đua không? Thuyền dài hay ngắn? Trên mỗi thuyền có khoảng bao nhiêu người. Trông họ như thế nào? - Trên sông có hơn chục thuyền đua, các thuyền làm khá dài, mỗi thuyền có gần 2 chục tay đua, họ đều là những chàng trai khoẻ mạnh, rắn rỏi - Hãy miêu tả tư thế hoạt động của từng tốp người trên thuyền - Các tay đua đều nắm chắc tay chèo, họ gò lưng, dồn sức vào đổi tay để chèo thuyền - Quang cảnh hai bên bờ sông như thế nào? - Trên bờ sông người đến xem đông nghìn nghịt, có người hội xuống cả nước. 1 chùm bóng bay đủ màu sắc dềnh lên, thụp xuống như reo hò, cổ vũ; xa xa làng xóm mướt xanh màu lá - Cảm nhận của em về lễ hội - Học sinh nêu - Học sinh tả cho nhau nghe D. Dặn dò: về viết 1 đoạn vào vở Toán Việt Nam I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Nhận biết được các tờ giấy bạc 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng - Bước đầu biết đổi tiền trong phạm vi 10.000 - Biết cộng trừ các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam - Giáo dục: Cẩn thận, tự giác khi làm bài II. đồ dùng dạy - học: - Phô tô tranh bài 3 - học sinh dán bảng - Các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng III. Trọng tâm: Nhận biết được các tờ giấy bạc và bước đầu biết đổi trong phạm vi 10000 đồng IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh làm bài 3, 4 tiết trước - Nhận xét cho điểm C. Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ được làm quen với 1 số tờ giấy bạc trong hệ thống tiền tệ Việt Nam Ghi bảng tên bài - Nghe giới thiệu bài. 2. Giới thiệu các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng - GV cho học sinh quan sát từng tờ giấy bạc trên - Học sinh quan sát 3 tờ giấy bạc và đọc giá trị của từng tờ 3. Luyện tập - Thực hành Bài 1: Gv yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau quan sát, các chú lợn và nói cho nhau biết trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền - Học sinh làm bài theo cặp - Chú lợn con có bao nhiêu tiền? em làm thế nào để biết? - Giáo viên hỏi tương tự phần b,c - Lợn a có 6.200 đồng. Em tính nhẩm 5000đ + 1000đ + 200đ = 6200đ - Lợn b có 8400 đồng - Chú lợn c có 4000 đồng - Học sinh nhận xét - GV nhận xét cho điểm Bài 2: - Yêu cầu học sinh quan sát bài mẫu - Học sinh quan sát - Hướng dẫn: Bài yêu cầu chúng ta lấy các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền bên phải - Hướng dẫn mẫu: lấy 2 tờ 1000 đồng được 2000 đồng - Học sinh làm tiếp. Nêu các cách lấy - Đọc kết quả, nhận xét - GV nhận xét Bài 3: - Yêu cầu học sinh xem tranh và nêu giá trị đồ vật - Học sinh nêu - Trong các đồ vật ấy, đồ vật nào giá tiền ít nhất? đồ vật nào giá trị tiền nhiều nhất? - ít nhất: 1000 đồng - nhiều nhất: 8700 đồng - Mua 1 quả bóng bay và 1 chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền? - 2500 đồng - Em làm thế nào để được 2500 đồng? - Lấy 1000 đồng + 1500 đồng = 2500 đồng - Giá tiền 1 lọ hoa nhiều hơn giá tiền của 1 cái lược là bao nhiêu? - 8700 đồng – 4000 đồng = 4700 đồng - Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh giá tiền của các đồ vật khác với nhau - Học sinh so sánh - Xếp các đồ vật theo thứ tự rẻ - đắt - Thi đua xếp - 2 dãy thi đua xếp các đồ vật theo các giá. - Nhận xét - đánh giá D. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học - Cho học sinh đọc phân biệt các tờ giấy bạc - BTVN: tiết 123 VBT Chính tả Hội đua voi ở Tây Nguyên I. Mục tiêu: - Nghe viết chính xác, đẹp đoạn văn “ Đến giờ xuất phát trúng đích” trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ ch - Giáo dục học sinh có ý thức rèn luyện chữ viết II. đồ dùng dạy - học: - Viết 2 lần bài tập 2a lên bảng III. Trọng tâm: - Viết đẹp chính xác, làm đúng bài tập chính tả IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. A. ổn định tổ chức - Hát. B. Kiểm tra bài cũ: GV đưa giấy yêu cầu 1 học sinh đọc, 2 học sinh viết bảng. Học sinh còn lại viết nháp - Học sinh viết: trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trò - Nhận xét cho điểm C. Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả này các em sẽ nghe - viết 1 đoạn trong bài: “Hội đua voi ở Tây Nguyên” và làm bài tập chính tả phân biệt tr / ch - Ghi bảng - Học sinh nghe giới thiệu. 2. Hướng dẫn viết chính tả a. Trao đổi về nội dung bài viết - Đọc đoạn văn 1 lần - Theo dõi sau đó 1 học sinh đọc lại - Cuộc đua voi diễn ra như thế nào? - Khi trống nổi lên thì cả 10 con voi lao đầu chạy, cả bầy hăng máu như bay, bụi cuốn mù mịt b. Hướng dẫn trình bày - Đoạn văn có mấy câu? - Có 5 câu - Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Học sinh nêu: Đến, cái, cả, bụi, các c. Hướng dẫn viết từ khó Trong đoạn văn có những chữ nào khó viết? - Chiêng trống, lầm lì, chậm chạp, khéo léo, điều khiển - Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được - Học sinh và viết - GV nhận xét, sửa lỗi d. Viết chính tả - Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn văn - 1 học sinh đọc, lớp theo dõi - Giáo viên đọc, học viên viết - Học sinh viết bài e. Soát lỗi: - GV đọc lại bài, dừng lại phân tích tiếng khó - Học sinh soát lỗi g. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: a. - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc - Yêu cầu học sinh tự làm - 2 học sinh làm bảng, lớp làm nháp Góc sân nho nhỏ mới xây Chiều chiều em đứng nơi này em trông Thấy trời xanh biếc mênh mông Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy - Học sinh đọc - Nhận xét chốt lời giải đúng b. Học sinh tự làm ở nhà + Chỉ còn dòng suối lượn quanh Thức nông nhịp cối thậm thình suốt đêm + Gió đừng làm đứt dây tơ Cho em sống trọn tuổi thơ cánh diều - Học sinh làm bài vào vở BT - Giáo viên nhận xét D. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh - Về ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài - Chuẩn bị bài sau Thể dục Ôn bài thể dục phát triển chung Nhảy dây- TC: Ném trúng đích I. Mục tiêu: - Ôn bài thể dục phát triển chung ( tập với hoa hoặc cờ). Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện được động tác với hoa và cờ ở mức cơ bản đúng. - Ôn nhảy dây hiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng - Chơi trò chơi: “ Ném trúng đích” hoặc 1 trò chơi F. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và chơi 1 cách chủ động II. địa điểm, phương tiện: Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện Phương tiện: còi, dụng cụ chơi ném trúng đích III. Trọng tâm: Nắm chắc bài TD phát triển chung IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. A. Phần mở đầu - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Khởi động nhẹ nhàng - Chơi TC: Tìm những quả ăn được - Chạy 1 vòng quanh sân B. Phần cơ bản * Ôn bài TD phát triển chung với hoa hoặc với cờ - Học sinh tập lần 1 tay không - Tập với hoa ( nếu với cờ cho đứng rộng hơn cả) Thi đua giữa các tổ - Cho học sinh thi đua tập - Nhận xét * Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân - Các tổ luyện tập theo tổ - Các nhóm thi đua * Ôn tập trung: Ném trúng đích - Nêu lại cách chơi, luật chơi - Tổ nào ném nhiều điểm nhất thắng; tổ nào ít điểm nhất nắm tay nhảy và hát: “ Học tập đội bạn. Chúng ta cùng nhau học tập đội bạn” C. Phần kết thúc - Đứng thành vòng tròn vỗ tay hát - Thả lỏng - GV nhận xét: Giao bài về nhà I. Mục tiêu: Giúp học sinh II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn tình huống hoạt động 1. Vở bài tập III. Trọng tâm: Hiểu được và làm theo bài học về chuẩn mực đạo đức IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. A. ổn định tổ chức - Hát. B. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét C. Dạy học bài mới. 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học ghi bảng tên bài - Nghe giới thiệu. 2. Hoạt động 1: Sắm vai sử lý tình huống
Tài liệu đính kèm: