Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25

Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25

I. Mục tiêu:

 Giúp học sinh:

 - Biết cách giải toán liên quan đến rút về đơn vị.

 - Rèn kỹ năng tính toán, t duy quan sát cho học sinh.

 - Vận dụng vào thực tế.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên - hình ảnh 7 can mật ong

Học sinh: Vở ghi toán

 - Bộ nắp ghép.

III. Trọng tâm:

 Biết cách giải toán liên quan đến rút về đơn vị.

 

doc 48 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 2750Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 7/ 3/ 2006
Toán
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Biết cách giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
	- Rèn kỹ năng tính toán, tư duy quan sát cho học sinh.
	- Vận dụng vào thực tế.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên - hình ảnh 7 can mật ong
Học sinh: Vở ghi toán
	- Bộ nắp ghép.
III. Trọng tâm:
	Biết cách giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
A. ổn định - tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên mở bảng đề bài: Lớp 3 có36 bạn học sinh chia đều thành 4 tổ, hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh?
- 3 hcọ sinh nhắc lại đề bài.
- 1 học sinh lên bảng làm bài
- - Lớp: Nhìn đồng hồ và cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ?
- 1 vài học sinh trả lời (2 học sinh trả lời 6 giờ)
- Nhận xét.
- Nhận xét - cho điểm
C. Bài mới:
1. Bài toán 1.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa.
- 1 học sinh đọc: Có 35 lít mật ong, chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong?
Giáo viên: Có 35 lít mật ong
Ghi 35 lít 
- Chia đều vào 7 can (dán 7 can)
- Thế nào là "chia đều" (số lít trong mỗi can như nhau)
- Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong (Vậy 1 can đầu ghi: ? lít)
- Nhìn vào mô hình đọc lại đề bài?
- 1 học sinh đọc.
- Bài toán cho biết những gì?
- 35 lít chia đều vào 7 can.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Mỗi can có bao nhiêu lít
- Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can làm thế nào?
- Lấy 35 : 7 (lấy số lít: số can)
- Bạn nào nêu được bài giải
- Học sinh nêu giáo viên ghi bảng
* Chốt: ở bài toán 1 tìm số mật ong của 1 can, ở bài cũ tìm số bạn trong 1 tổ. Dạng bài như thế này gọi là bài toán rút về đơn vị.
2. Bài toán 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề
- 1 học sinh đọc
Giáo viên ghi: Tóm tắt.
- Bài toán cho biết gì?
- Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can
Như vậy 7 can có 35 lít
Ghi: 7 can : 35 lít
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- 2 can có mấy lít mật
Ghi: 2 can : ? lít
- Ai nhìn vào tóm tắt đọc lại đề bài
- 1 học sinh đọc
- Câu hỏi bài 1 khác câu hỏi bài 2 như thế nào?
- Bài 1 hỏi: Mỗi can có bao nhiêu lít
- bài 2 hỏi: 2 can có bao nhiêu lít
- Muốn biết 2 can có bao nhiêu lít ta phải biết gì?
- Biết mỗi can có bao nhiêu lít
- Muốn biết 1 can có bao nhêu lít ta làm tính gì?
- Tính chia.
A: Nêu được phép tính
- 25 : 7 = 5 (lít) Giáo viên ghi
- 5 lít là số mật ong của mấy can?
- Của 1 can
Ghi trên phép tính: Số lít mật ong của mỗi can là.
- Biết 1 can có 5 lít mật ong, muốn biết 2 can có bao nhiêu lít ta làm thế nào?
- Lấy 5 x 2 = 10 (lít) ghi.
(Lấy số mật ong1 can x 2)
- Ai nêu được phép tính
- 5 x 2 = 10 (lít)
- 10 lít là số mật ong mấy can
- 2 can.
Ghi: Số lít mật ong của 2 can là.
Ghi: Đáp số: 10 lít mật ong
* Bài toán 2 giải theo mấy bước
- 2 bước.
- Bước 1 đi tìm gì?
- 1 can có bao nhiêu lít.
- Khi đi tìm 1 can, 1 tổ.... ta gọi chung là tìm giá trị 1 phần
(coi 7 can là 7 phần tìm 1 can là tìm giá trị 1 phần)
- Bước này làm phép tính gì (phép :)
- Học sinh nêu giáo vên ghi
- Bước 2 đi tìm giá trị 1 phần gọi là rút về đơn vị.
- Bước 2 đi tìm gì?
- Tìm 2 can có bao nhiêu lit.
- Nếu ? 3 can đi tìm 3 can
 4 4
Bước này là: Tìm ghi nhiều phần
Bước này thực hiện phép tính gì
- Tính nhân (2 học sinh nhắc lại)
- Bài toán 2 có bước rút về đơn vị gọi là: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị - ghi
- 1 học sinh nhắc lại
* ở bài kiểm tra bài cũ. Con thay như thế nào có bài toán thuộc dạng hôm nay?
- 2 đến 3 học sinh nêu
- Ta có thể thay những số nào vào mỗi?
- 2, 3
- 4 tổ không được vì đề bài cho biết 4 tổ
- 5 tổ không được vì chỉ có 4 tổ
- Học sinh làm theo cách đặt đề của mình
- Học sinh đọc 
- Nhận xét.
3. Luyện tập.
Để củng cố hình thức vừa học chúng ta cùng luyện tập
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- bài toán cho biết gì?
24 viên chứa đều trong 4 vỉ
- Bài toán hỏi gì?
- 3 vỉ có bao nhiêu viên thuốc
- Muốn biết 3 vỉ có bao nhiêu viên thuốc ta phải biết gì?
- 1 vỉ có bao nhiêu viên thuốc
- 2 học sinh lên bảng: 1 học sinh tóm tắt, 1 học sinh giải
- Lớp làm vở
- Bài 16 dạng toán nào?
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Bài 2: Yêu cầu 1 học sinh đọc đề.
- 1 học sinh đọc
- Học sinh làm bài
- Tại sao lấy 28 : 7
- Để tìm số gaog trong 1 bao
- Để tìm số gạo 5 bao làm thế nào?
- Lấy 4 x 5 = 20.
- Có lấy 5 x 4 vẫn = 20 có được không?
- Không được vì tìm số kg gạo phải viết số kg trước.
- bài toán 6 dạng toán nào đã học 
- Bài toán liên ......vì
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc đề.
- Thảo luận nhóm đôi
- Cho đại diện 2 nhóm thi ghép
- - 2 nhóm thực hiện
- Nhận xét.
D. Củng cố - dặn dò.
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị làm theo mấy bước, đó là những bước nào?
- Học sinh nêu 2 bước gồm:
b1: Tìm giá trị 1 phần
b2: Tìm giá trị nhiều phần.
- Ghi nhớ cách làm và làm bài tập về nhà tiết 119.
Toán
 Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Bài toán 1:
Cáh giải: Theo 2 bước
* Ghi bài tập kiểm tra bài cũ
 35 lít
 7 chiếc can 
Bước 1
Bước 2: 
? lít
* Luyện tập thực hành
* Bài 2
 Bài giải.
* bài 1:
Bài toán 2
 * Bài 3
Tóm tắt Bài giải
Đạo đức
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
I. Mục tiêu:
 	1 kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không được sâm phạm.
	2. Hành vi: Không sâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý.
	3. Giáo dục: Có ý thức tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II. Chuẩn bị:
	Bảng phụ ghi sẵn tình huống hoạt động 1.
	Vở bài tập
III. Trọng tâm:
	Hiểu được và làm theo bài học về chuẩn mực đạo đức
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
A. ổn định tổ chức
- Hát.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Con đã làm gì để thực hiện tôn trọng đám tang.
- Học sinh nêu
- Nhận xét
C. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học ghi bảng tên bài
- Nghe giới thiệu.
2. Hoạt động 1: Sắm vai sử lý tình huống
Giáo viên dán tình huống lên bảng.
- Học sinh đọc.
- Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến.
- Nhóm em thấy: Nếu em là An, em sẽ nói gì với Mai? vì sao
- Học sinh nêu: ? - 4 nhóm.
- Cách giải quyết nào hay nhất?
- Bác Hải sẽ trách Mai vì xem thư của người khác mà không được cho phép, bác cho rằng Mai là người tò mò
- Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì? 
- Không được tự xem, phải tôn trọng
- Kết luận: Chốt ý đúng, cách giải quyết hợp lý
* Hoạt động 2: Việc làm đó đúng hay sai
Giáo viên đưa ra các tình huống
- Yêu cầu học sinh đọc hành vi 1.
- Nhận xét gì về hành vi của Hải
- Yêu cầu đọc tình huống 2: Đưa ra ý kiến.
Giáo viên nhận xét kết luận: Thư từ, tài sản là sở hữu riêng ta không được sâm phạm.
Hoạt động 3: TC : Nên hay không nên
- Giáo viên đưa ra bảng các tình huống
- HS thảo luận và tiếp sức gắn nên, không nên
1. Xem thư người khác để báo nội dung cho họ 
- K
2. Sử dụng đồ đạc của người khác khi mình thấy cần
- K
3. Nhận giúp thư từ, đồ đạc cho người khác khi họ vắng mặt
- N
4. Đồ đạc của người khác mình không cần quan tâm, giữ gìn
- K
5. Người lớn được gửi đọc thư của TE khi chưa được phép
- K
6. Hỏi mược khi cần và giữ gìn, bảo quản
- N
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
D. Củng cố, dặn dò
- Kể việc thể hiện tôn trọng tài sản của người khác
- Học sinh kể
- Nhận xét
Tự nhiên và xã hội
Động vật
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh
	- Quan sát tranh ảnh, nêu điểm giống và khác nhau của 1 số con vật.
	- Xác định được 3 bộ phận chính của động vật: Đầu, mình, cơ quan di chuyển
	- Có ý thức bảo vệ động vật
II. Chuẩn bị:
	- Tranh ảnh về các động vật trang 94, 95 sgk và tranh ảnh do học sinh và giáo viên cùng sau tầm thêm.
	- Giấy, bút cho mỗi nhóm
III. Trọng tâm:
	Xác định được 3 bộ phận chính của động vật
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Khởi động:
- Chia thành nhóm 6
- Mỗi nhóm chọn 1 bài hát bất kỳ có nhắc đến 1 con vật
- Yêu cầu các nhóm hát rồi cho và cho biết đó là con vật gì?
- Học sinh thực hiện
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tên các con vật các nhóm đã nêu
- Học sinh tổng hợp
Giới thiệu: Hôm nay chúng ta tìm hiểu về thế giới động vật phong phú
- Nghe giới thiệu
* Hđ1: Quan sát cơ thể động vật
- Chia nhóm
- Học sinh ngồi theo nhóm
- Yêu cầu học sinh đưa ra các tranh ảnh đã sưu tầm
- Quan sát, chỉ ra tên con vật và đặc điểm rồi ghi vào bảng
Tên con vật
Đặc điểm hình dạng kích thước cơ thể
Con bò 
Con kiếm
Cơ thể to lớn
Cơ thể nhỏ bé
- Các nhóm trình bày lên bảng
- Giáo viên nhận xét chốt ý
- Giáo viên nêu: Trong tự nhiên có rất nhiều những loài vật. Chúng có hình dạng,  kích thước khác nhau
- 2 học sinh nhắc lại
* Mở rộng:
- Động vật sống ở đâu
- Mặt đất, dưới đất, nước, trên không trung
- Động vật di chuyển bằng cách nào?
- Chân đi, cánh bay, vây đạp, quẫy, búng.
- Kết luận: Động vật sống ở nêu, di chuyển bằng nhiều cách. 
* HĐ2: Các bộ phận chính bên ngoài cơ thể động vật.
- Chia lớp thành 2 nhóm để quan sát tranh
- Nhóm 1: Quan sát tranh 1, 2, 4, 8, 10
- Nhóm 2: Quan sát tranh 3, 5, 6,7, 9
Học sinh thảo luận và TLCH:
Kể tên các bộ phận giống nhau trên cơ thể các con vật trong tranh
- Các nhóm trả lời
- Chốt: Cơ thể động vật thường có 3 phần: Đầu, mình và cơ quan di chuyển. Chân, vây, cánh, đuôi gọi chung là cơ quan di chuyển
* HĐ3: TC: Thử tài họa sĩ
- Chia thành các nhóm
- Học sinh chia nhóm
- Nêu yêu cầu của trò chơi: Vẽ 1 con vật bất kỳ mà cả nhóm thích.
- Nêu cách chơi, luật chơi 
- Học sinh tiến hành chơi
- Học sinh dán kết quả
- Đại diện các nhóm giới thiệu con vật được vẽ là gì? Chỉ ra và gọi tên bộ phận được vẽ.
- Cơ thể động vật gồm mấy bộ phận chính. Đó là bộ phận nào?
- 1 – 2 học sinh trả lời
- Nhận xét - cho điểm các nhóm
* Hoạt động kết thúc: 
- Trò chơi: Đố bạn con gì
- Giáo viên phát 5 miếng bìa ghi tên 5 con vật
- 5 học sinh nhận 
- 5 học sinh khác lên giả tiếng kêu, của 1 trong 2 con vật. Học sinh có miếng bìa nào hợp với tiếng kêu sẽ chạy lại với bạn cầm bìa đó.
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét khen ngợi học sinh am hiểu về tiếng kêu của con vật
D. Dặn dò - tổng kết
- Nhận xét giờ học
- Sưu tầm tranh về côn trùng
Tập viết
ôn chữ hoa S
I. Mục tiêu:
	- Viết đẹp các chữ cái, viết hoa chữ S
	- Viết đúng, đẹp bằng cỡ chữ nhỏ tên riêng Sầm Sơn và câu ... t đẹp vì nó làm cho các sự vật, con vật, sinh động hơn, gần gũi với con người hơn, đáng yêu hơn 
Bài 2: 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm bài
- Học sinh gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi: vì sao?
- Yêu cầu 1 học sinh làm bảng lớp sau đó lớp làm vở
a. Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá
b. Những chàng man - gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
c. Chị em xô. Phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác
- Nhận xét - cho điểm
Bài 3:
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: 1 học sinh hỏi 1 học sinh trả lời
a. Người tứ xứ đổ về xem hỏi, rất đông vì ai cũng muốn, xem tài, xem mặt ông Cản Ngũ/  vì ai cũng muốn xem Cản Ngũ trông ntn, vật hay ra sao.
b. Lúc vì Quắm Đen rất hàng lăn xả vào ông Cản Ngũ còn ông Cản Ngũ lại lớ ngớ, chậm chạm, chỉ chống đỡ
c. Vì ông bước hụt thực ra là ông vờ bước hụt để lừa Quắm Đen vào thế của ông 
- Nhận xét - cho điểm
D. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Về đặt 3 CH theo mẫu vì sao? Trả lời CH đó.
Thứ sáu ngày 10 tháng 3 năm 2006
Tập làm văn
Kể về một ngày hội
I. Mục tiêu:
	- Rèn kỹ năng nói: Quan sát hình ảnh minh hoạ lại lễ hội ( chơi đu và đua thuyền) hình dung và kể lại một cách tự nhiên sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
	- Rèn kỹ năng viết: viết đoạn văn
	- Giáo dục: Có ý thức quan sát xung quanh
II. đồ dùng học – dạy:
	- 2 bức ảnh Sgk phóng to
III. Trọng tâm:
	Nói được quang cảnh và hoạt động diễn ra trong ảnh
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
A. ổn định tổ chức
- Hát.
- Kiểm tra sĩ số
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện: người bán quạt may mắn
- Vì sao với mọi người đua nhau đến mua quạt
- 2 học sinh kể
- Vì nhận ra chữ ghi trên quạt là của ông Vương Hi Chi
C. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Treo tranh, giới thiệu trong giờ TLV này, các em sẽ dựa vào 2 bức ảnh, minh họa để tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội
- Nghe giới thiệu và xác định mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
a. Hướng dẫn tả quang cảnh bức cảnh chơi dù
GV treo 2 bức ảnh
- Quan sát ảnh
- Mở câu hỏi gợi ý
1. ảnh chụp cảnh gì? Diễn ra ở đâu? vào thời gian nào
- Học sinh đọc câu hỏi
2. Quang cảnh trong ảnh có gì nổi bật
3. Hoạt động của mọi người diễn ta như thế nào
- Em có cảm nhận gì về lễ hội của nội dung ta qua bức ảnh?
GV đưa ra câu hỏi gợi mở ảnh 1: Hỏi câu 1
- Học sinh trả lời
- Là cảnh chơi đu ở làng quê trò chơi được tổ chức trước sân đình vào dịp đầu xuân năm mới
- Trước cổng đình có treo gì? Có băng chữ gì?
- Treo cờ ngũ sắc, bằng chữ “ Chúc Mừng năm mới” vòng tươi như màu của nắng
- Mọi người đến xem chơi đu có đông không? Họ ăn mặc ra sao? Họ xem như thế nào?
- Người đến xem đông nghìn nghịt mọi người đều diện bộ cánh đẹp nhất tất cả đều chăm chú nhìn lên cây dù
+ Hãy tả hành động, tư thế của 2 người chơi đu
- 2 người chơi đu nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Khi đu, 1 người thì dướn người về phía trước, người kia lại ngả người về phía sau
* ảnh 2
- Hỏi câu 1
- ảnh chụp cảnh hội đua thuyền diễn ra trên sông
- Trên sông có nhiều thuyền đua không? Thuyền dài hay ngắn? Trên mỗi thuyền có khoảng bao nhiêu người. Trông họ như thế nào?
- Trên sông có hơn chục thuyền đua, các thuyền làm khá dài, mỗi thuyền có gần 2 chục tay đua, họ đều là những chàng trai khoẻ mạnh, rắn rỏi
- Hãy miêu tả tư thế hoạt động của từng tốp người trên thuyền
- Các tay đua đều nắm chắc tay chèo, họ gò lưng, dồn sức vào đổi tay để chèo thuyền
- Quang cảnh hai bên bờ sông như thế nào?
- Trên bờ sông người đến xem đông nghìn nghịt, có người hội xuống cả nước. 1 chùm bóng bay đủ màu sắc dềnh lên, thụp xuống như reo hò, cổ vũ; xa xa làng xóm mướt xanh màu lá 
- Cảm nhận của em về lễ hội
- Học sinh nêu
- Học sinh tả cho nhau nghe
D. Dặn dò: về viết 1 đoạn vào vở
Toán
Việt Nam
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh
	- Nhận biết được các tờ giấy bạc 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng
	- Bước đầu biết đổi tiền trong phạm vi 10.000
	- Biết cộng trừ các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam
	- Giáo dục: Cẩn thận, tự giác khi làm bài
II. đồ dùng dạy - học:
	- Phô tô tranh bài 3 - học sinh dán bảng
	- Các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng
III. Trọng tâm:
	Nhận biết được các tờ giấy bạc và bước đầu biết đổi trong phạm vi 10000 đồng
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh làm bài 3, 4 tiết trước
- Nhận xét cho điểm
C. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ được làm quen với 1 số tờ giấy bạc trong hệ thống tiền tệ Việt Nam
Ghi bảng tên bài
- Nghe giới thiệu bài.
2. Giới thiệu các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng
- GV cho học sinh quan sát từng tờ giấy bạc trên
- Học sinh quan sát 3 tờ giấy bạc và đọc giá trị của từng tờ
3. Luyện tập
- Thực hành 
Bài 1:
Gv yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau quan sát, các chú lợn và nói cho nhau biết trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền
- Học sinh làm bài theo cặp
- Chú lợn con có bao nhiêu tiền? em làm thế nào để biết?
- Giáo viên hỏi tương tự phần b,c
- Lợn a có 6.200 đồng. Em tính nhẩm 5000đ + 1000đ + 200đ = 6200đ
- Lợn b có 8400 đồng
- Chú lợn c có 4000 đồng
- Học sinh nhận xét
- GV nhận xét cho điểm
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh quan sát bài mẫu
- Học sinh quan sát
- Hướng dẫn: Bài yêu cầu chúng ta lấy các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền bên phải
- Hướng dẫn mẫu: lấy 2 tờ 1000 đồng được 2000 đồng
- Học sinh làm tiếp. Nêu các cách lấy
- Đọc kết quả, nhận xét
- GV nhận xét
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh xem tranh và nêu giá trị đồ vật
- Học sinh nêu
- Trong các đồ vật ấy, đồ vật nào giá tiền ít nhất? đồ vật nào giá trị tiền nhiều nhất?
- ít nhất: 1000 đồng
- nhiều nhất: 8700 đồng
- Mua 1 quả bóng bay và 1 chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền?
- 2500 đồng
- Em làm thế nào để được 2500 đồng?
- Lấy 1000 đồng + 1500 đồng = 2500 đồng
- Giá tiền 1 lọ hoa nhiều hơn giá tiền của 1 cái lược là bao nhiêu?
- 8700 đồng – 4000 đồng = 4700 đồng
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh giá tiền của các đồ vật khác với nhau
- Học sinh so sánh
- Xếp các đồ vật theo thứ tự rẻ - đắt
- Thi đua xếp
- 2 dãy thi đua xếp các đồ vật theo các giá.
- Nhận xét - đánh giá
D. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Cho học sinh đọc phân biệt các tờ giấy bạc
- BTVN: tiết 123 VBT
Chính tả
Hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu:
	- Nghe viết chính xác, đẹp đoạn văn “ Đến giờ xuất phát trúng đích” trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ ch
	- Giáo dục học sinh có ý thức rèn luyện chữ viết
II. đồ dùng dạy - học:
	- Viết 2 lần bài tập 2a lên bảng	
III. Trọng tâm:
	- Viết đẹp chính xác, làm đúng bài tập chính tả
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
A. ổn định tổ chức
- Hát.
B. Kiểm tra bài cũ:
GV đưa giấy yêu cầu 1 học sinh đọc, 2 học sinh viết bảng. Học sinh còn lại viết nháp
- Học sinh viết: trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trò
- Nhận xét cho điểm
C. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả này các em sẽ nghe - viết 1 đoạn trong bài: “Hội đua voi ở Tây Nguyên” và làm bài tập chính tả phân biệt tr / ch
- Ghi bảng
- Học sinh nghe giới thiệu.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- Đọc đoạn văn 1 lần
- Theo dõi sau đó 1 học sinh đọc lại
- Cuộc đua voi diễn ra như thế nào?
- Khi trống nổi lên thì cả 10 con voi lao đầu chạy, cả bầy hăng máu như bay, bụi cuốn mù mịt
b. Hướng dẫn trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Có 5 câu
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Học sinh nêu: Đến, cái, cả, bụi, các 
c. Hướng dẫn viết từ khó
Trong đoạn văn có những chữ nào khó viết?
- Chiêng trống, lầm lì, chậm chạp, khéo léo, điều khiển
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được
- Học sinh và viết
- GV nhận xét, sửa lỗi
d. Viết chính tả
- Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn văn
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Giáo viên đọc, học viên viết
- Học sinh viết bài
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích tiếng khó
- Học sinh soát lỗi
g. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: 
a. - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh tự làm
- 2 học sinh làm bảng, lớp làm nháp
Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy
- Học sinh đọc
- Nhận xét chốt lời giải đúng
b. Học sinh tự làm ở nhà
+ Chỉ còn dòng suối lượn quanh
Thức nông nhịp cối thậm thình suốt đêm
+ Gió đừng làm đứt dây tơ
Cho em sống trọn tuổi thơ cánh diều
- Học sinh làm bài vào vở BT
- Giáo viên nhận xét
D. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh
- Về ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài
- Chuẩn bị bài sau
Thể dục
Ôn bài thể dục phát triển chung
Nhảy dây- TC: Ném trúng đích
I. Mục tiêu:
	- Ôn bài thể dục phát triển chung ( tập với hoa hoặc cờ). Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện được động tác với hoa và cờ ở mức cơ bản đúng.
	- Ôn nhảy dây hiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng
	- Chơi trò chơi: “ Ném trúng đích” hoặc 1 trò chơi F. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và chơi 1 cách chủ động
II. địa điểm, phương tiện:
	Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện
	Phương tiện: còi, dụng cụ chơi ném trúng đích
III. Trọng tâm:
	Nắm chắc bài TD phát triển chung
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
A. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Khởi động nhẹ nhàng
- Chơi TC: Tìm những quả ăn được
- Chạy 1 vòng quanh sân
B. Phần cơ bản
* Ôn bài TD phát triển chung với hoa hoặc với cờ
- Học sinh tập lần 1 tay không
- Tập với hoa ( nếu với cờ cho đứng rộng hơn cả)
Thi đua giữa các tổ 
- Cho học sinh thi đua tập
- Nhận xét
* Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân
- Các tổ luyện tập theo tổ
- Các nhóm thi đua
* Ôn tập trung: Ném trúng đích
- Nêu lại cách chơi, luật chơi
- Tổ nào ném nhiều điểm nhất thắng; tổ nào ít điểm nhất nắm tay nhảy và hát: “ Học tập đội bạn. Chúng ta cùng nhau học tập đội bạn”
C. Phần kết thúc
- Đứng thành vòng tròn vỗ tay hát
- Thả lỏng
- GV nhận xét: Giao bài về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_lop_3_tuan_25.doc