Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4

Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4

Tập đọc - Kể chuyện

 Ngời mẹ

 I. Mục đích- yêu cầu:

 A. Tập đọc:

 1. Đọc thành tiếng: - Đọcđúng các từ, tiếng khó:khẩn khoản, lối nào, nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lẽo.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, bớc đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

 2. Đọc- hiểu:

 - Từ khó: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã, nảy lộc.

 - Nội dung: Câu chuyện ca ngợi tình yêu thơng vô bờ bến của ngời mẹ dành cho con. Vì con, mẹ có thể làm tất cả.

 

doc 41 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4:
 Tập đọc - Kể chuyện
 Người mẹ
 I. Mục đích- yêu cầu:
 A. Tập đọc:
 1. Đọc thành tiếng: - Đọcđúng các từ, tiếng khó:khẩn khoản, lối nào, nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lẽo.
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ.
 - Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
 2. Đọc- hiểu:
 - Từ khó: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã, nảy lộc.
 - Nội dung: Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì con, mẹ có thể làm tất cả.
 B. Kể chuyện:
 1. Rèn kỹ năng nói:
 - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện theo từng vai: người dẫn chuyện, bà mẹ, thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết.
 - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; thay đổi giọng kể.
 2. Rèn kỹ năng nghe: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời của bạn.
 II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc phóng to.
- Viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- Đồ dùng đơn giản để đóng vai bà mẹ, thần Đêm Tối, Thần Chết
 III. Trọng tâm:
 Đọc, kể được và hiểu nội dung bài
 IV. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Tập đọc
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. ổn định tổ chức:
 - Hát, kiểm tra sĩ số.
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 3 học sinh đọc bài:Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.Sau đó trả lời câu hỏi.
 C. Dạy - học bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu giờ học. Ghi bảng.
 - Nghe giới thiệu.
 2. Luyện đọc:
 a. Đọc mẫu:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
 b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu: 
 - Học sinh theo dõi.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu.
 - Giáo viên hướng dẫn sửa phát âm sai.
 - Giáo viên yêu cầu đọc câu lần 2.
- Học sinh tiếp nối đọc từ đầu đến hết
- Học sinh luyện phát âm.
- Học sinh tiếp nối đọc từ đầu đến hết
 * Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
 - Giáo viên yêu cầu
 - Học sinh luyện đọc theo đoạn.
 - Treo bảng đoạn cần luyện đọc hướng dẫn học sinh đọc.
 - Giải nghĩa các từ khó:
 + Em hiểu từ Hớt hải trong câu bà mẹ hớt hải gọi con như thế nào?
 + Bà mẹ hoảng hốt, vội vàng gọi con.
 + Thế nào là Thiếp đi?
 + Là ngủ hoặc lả đi do quá mệt.
 + Khẩn khoản có nghĩa là gì? Đặt câu với từ khẩn khoản?
 + Khẩn khoản có nghĩa là cố nói với người khác để họ đồng ý với yêu cầu của mình.
 + Học sinh tự đặt câu.
 + Em hình dung cảnh bà mẹ nước mắt tuôn rơi lã chã như thế nào?
 + Nước mắt bà mẹ rơi nhiều, liên tục, không dứt.
- 4 học sinh tiếp nối đọc 4 đoạn 
 * Đọc theo nhóm:
 - Giáo viên theo dõi sửa sai.
- Lớp chia thành các nhóm 4 học sinh
- Học sinh trong các nhóm luyện đọc đến hết bài
 *Thi đọc giữa các nhóm
 - Hai nhóm thi đọc.
 * Đọc đồng thanh:
 - Lớp đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài.
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp
 - Học sinh đọc thầm đoạn 1
 - Hãy kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1.
 - 2 đến 3 học sinh kể, học sinh khác theo dõi, nhận xét.
 * Chuyển ý đoạn 2,3.
 - 1 học sinh đọc đoạn 2,3 trước lớp
 - Bà mẹ làm gì để bụi gai chỉ đường cho mình?
 - Chấp nhận yêu cầu của bụi gai. Bà ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó, gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt.
 - Bà mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho mình?
 - Chấp nhận yêu cầu của hồ nước. Bà đã khóc, nước mắt tuôn rơi lã chã cho đến khi đôi mắt rơi xuống và biến thành 2 hòn ngọc.
 - Sau những hy sinh lớn lao đó, bà mẹ được đưa đến nơi lạnh lẽo của Thần Chết. Thần Chết có thái độ như thế nào khi thấy bà mẹ?
 - Thần Chết ngạc nhiên và hỏi bà:Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?
 - Bà mẹ đã trả lời Thần Chết như thế nào?
 - Bà mẹ đã trả lời Thần Chết:Vì tôi là mẹ và Hãy trả lại con cho tôi.
 - Theo em, câu trả lời của bà mẹ Vì tôi là mẹ có nghĩa là gì?
 - ý muốn nói: người mẹ có thể làm tất cả vì con.
 - Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4.
 - 1 học sinh đọc câu hỏi 4. 
 * Chốt ý: Cả 3 ý đều đúng, tuy nhiên ý 3 là đúng nhất vì chính sự hy sinh cao cả đã cho bà mẹ lòng dũng cảm vượt qua mọi thử thách để đến được nơi ở lạnh lẽo của Thần Chết để đòi con. Vì con, người mẹ có thể hy sinh tất cả.
 - Học sinh thảo luận trả lời.
 4. Luyện đọc lại bài:
 - Giáo viên chia lớp thành nhóm 6 học sinh.
 - Học sinh thi đọc theo phân vai: người dẫn chuyện, bà mẹ, thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết.
 - Tổ chức 2 đến 3 nhóm thi kể (hoặc đọc) trước lớp.
 - Các nhóm thi kể.
 - Tuyên dương nhóm thể hiện tốt.
 Kể chuyện (0,5 tiết)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Xác định yêu cầu
 - 1 - 2 học sinh đọc yêu cầu của bài.
 - Phân vai, dựng lại câu chuyện.
 - Mỗi nhóm 6 học sinh với các vai như trên, mặc trang phục đã chuẩn bị để dựng lại câu chuyện. 
 2. Thực hành kể chuyện:
 - Học sinh thực hành kể theo vai.
 - Tổ chức thi kể theo vai.
 - 2 - 3 nhóm thi kể trước lớp, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm kể hay nhất. 
 - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 
 D . Củng cố- dặn dò:
 - Theo em, chi tiết bụi gai đâm chồi, nảy lộc nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá và chi tiết đôi mắt của bà mẹ biến thành 2 viên ngọc có ý nghĩa gì?
 - Học sinh phát biểu theo suy nghĩ của mình. 
 - Những chi tiết nào cho thấy sự cao quý của đức hy sinh của người mẹ?
 - Học sinh nêu. 
 - Tổng kết giờ học .
 - Về kể lại chuyện cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị bài sau: Mẹ vắng nhà ngày bão. 
 - Luyện tập ở nhà.
Toán
 Tiết 16:Luyện tập chung
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Củng cố kỹ năng thực hành tính cộng, trừ các số có 3 chữ số, kỹ năng thực hành tính nhân, chia trong các bảng nhân, bảng chia đã học.
 - Củng cố kỹ năng tìm thừa số, số bị chia chưa biết.
 - Giải toán về tìm phần hơn.
 - Vẽ hình theo mẫu.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hành với 4 phép tính.
 3. Giáo dục: Có thói quen trình bày bảng khoa học.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Hệ thống bài luyện tập.
 - Học sinh : Vở ghi toán.
 III. Trọng tâm:
 Rèn kỹ năng thực hành với 4 phép tính.
 IV. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. ổn định tổ chức:
 - Hát 
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 3 học sinh làm bài tập tiết 15.
 C. Dạy - học bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu giờ học. Ghi bảng.
 - Nghe giới thiệu.
 2. Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1:Bài toán yêu cầu gì?
 - Đặt tính rồi tính.
 - 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vở bài tập.
 - Chữa bài, nhận xét.
 - 3 học sinh lên bảng lần lượt nêu cách tính của từng phép tính.
 - 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra.
 - nhận xét, cho điểm.
 Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - 1 học sinh đọc đề bài. 
 - Học sinh làm bài.
 - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
 - Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
 - Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
 - Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
 Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - 1 học sinh đọc đề bài.
 - Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán cho biết:Thùng thứ nhất có125lít, thùng thứ hai có160lít.
 - Bài toán yêu cầu tìm gì?
 - Tìm số lít dầu thùng thứ hai hơn thùng thứ nhất.
 - Học sinh làm bài.
 - Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 Bài 5:Giáo viên yêu cầu
 - Hình cây thông gồm những hình nào ghép lại với nhau.
 - Học sinh tự vẽ hình theo mẫu.
 - Hai học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra.
 - Gồm 2 hình tam giác tạo thành tán lá và 1 hình vuông tạo thành thân cây
 D. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Nhận xét tiết học.
 - Học sinh ôn luyện thêm ở nhà chuẩn bị cho kiểm tra tiết sau.
 Luyện từ và câu:
 Từ ngữ về gia đình
 Ôn tập câu: Ai là gì?
 I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Mở rộng vốn từ về gia đình: tìm được các từ chỉ gộp những người trong gia đình, xếp được các câu tục ngữ, thành ngữ cho trước thành 3 nhóm theo tiêu chí phân loại ở bài tập 2.
 - Ôn hiểu câu: Ai( cái gì, con gì ) - là gì?
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng dùng từ đặt câu.
 3 Giáo dục: Yêu quí gia đình. Nói, viết thành câu.
 II. Đồ dùng dạy- học:
- Giáo viên: viết sẵn nội dung bài tập 2 vào bảng phụ.
 - Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt.
 III. Trọng tâm: 
 - Mở rộng vốn từ về gia đình 
 - Ôn hiểu câu: Ai( cái gì, con gì ) - là gì?
 IV. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. ổn định tổ chức:
 - Hát 
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Thu vở kiểm tra bài 3 tiết luyện từ và câu tuần 3.
 - Nhận xét, cho điểm.
 - 1 học sinh làm bài tập 1 tiết luyện từ và câu.
 C. Dạy - học bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu giờ học. Ghi bảng.
 - Nghe giới thiệu.
 2. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - 1 học sinh đọc đề bài.
 - Em hiểu thế nào là ông bà?
 - Là chỉ cả ông và bà.
 - Em hiểu thế nào là chú cháu?
 - Là chỉ cả chú và cháu.
 * Giáo viên: Mỗi từ được gọi là từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình đều chỉ từ hai người trong gia đình trở lên.
 - Học sinh tiến hành làm bài: cô dì, chú bác, cậu mợ, anh em, thím cháu, bà cháu, chú thím, cha ông ...
 - Học sinh đọc các từ tìm được rồi làm vở.
 Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - 1 học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm.
 - Con hiền cháu thảo nghĩa là gì?
 - Con hiền cháu thảo nghĩa là con cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo với cha mẹ.
 - Vậy ta xếp câu này vào cột nào?
 - Ta xếp câu này vào cột 2:Con cháu đối với ông bà cha mẹ.
 * Giáo viên: Để xếp đúng các câu thành ngữ, tục ngữ này vào đúng cột thì trước hết ta phải suy nghĩ tìm nội dung, ý nghĩa của từng câu.
 - Học sinh nghe.
 - Học sinh làm bài:
 + Cha mẹ đối với con cái: c, d.
 + Con cháu đối với ông bà, cha mẹ:a, b.
 + Anh chị em đối với nhau: e, g.
 - Nhận xét, chốt ý đúng.
 Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 -2 học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm.
 - Yêu cầu học sinh làm bài.
 - Học sinh đặt câu theo mẫu:
 a. Tuấn là anh trai của Lan.
 Tuấn là người con rất yêu thương mẹ.
 Tuấn là người anh biết nhường nhịn em.
 b. Bạn nhỏ là người cháu rất hiếu thảo với bà.
 Bạn nhỏ rất yêu bà.
 c. Bà mẹ là người rất yêu thương con
 Bà mẹ là người rất dũng cảm.
 D. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh tích cực
 - Về ôn lại các nội dung của tiết học.
 Toán
 Tiết 17: Kiểm tra
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm của học sinh.
 - Kỹ năng thực hiện ph ... các bài tập chính tả phân biệt d/r/gi; ân/âng.
 IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
 A. ổn định tổ chức:
 - Hát.
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 2 học sinh lên bảng viết: thửa ruộng, dạy bảo, mưa rào, giao việc.
 - Lớp viết bảng con.
 - Nhận xét, cho điểm.
 C. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ viết đoạn văn trong bài “Ông ngoại”và bài tập chính tả phân biệt d/r/gi; ân/âng.
 - Nghe giới thiệu
 2. Hướng dẫn viết chính tả:
 a. Trao đổi về nội dung đoạn viết:
 - Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.
 - Hai học sinh khác đọc lại, lớp theo dõi và đọc thầm.
 - Khi đến trường, ông ngoại đã làm gì để cậu bé yêu trường hơn. 
 - Đoạn văn có hình ảnh nào đẹp mà em thích nhất?
 - Dẫn cậu đi lang thang khắp các lớp học, cho cậu gõ tay vào chiếc trống trường.
 - 3 học sinh trả lời theo 3 nội dung:
 + Hình ảnh ông dắt cậu đi vào các lớp.
 + Hình ảnh ông nhấc bổng cậu trên tay, cho cậu gõ vào chiếc trống trường.
 + Hình ảnh cậu bé ghi nhớ mãi tiếng trống.
 b. Hướng dẫn trình bày:
 - Đoạn văn có mấy câu?
 - Đoạn văn có 3câu.
 - Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa, vì sao?
 - Học sinh nêu
 - Câu đầu đoạn văn viết thế nào?
 - Câu đầu đoạn văn viết lùi vào 1 ô.
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Giáo viên đọc các từ khó.
 - Học sinh viết :Vắng lặng, lang thang, căn lớp, loang lổ, trong trẻo.
 - Học sinh đọc lại các từ.
 - Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa lỗi.
 d. Viết chính tả:
 - Giáo viên đọc.
 - Học sinh nghe đọc đoạn văn viết bài
 e. Soát lỗi:
 - Giáo viên đọc lại.
 - Học sinh soát lỗi.
 g. Chấm bài:
 - Thu 10 vở chấm, nhận xét.
 - Thu tiếp các vở còn lại sau chấm nốt.
 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2: - Giáo viên yêu cầu.
 - Giáo viên phát giấy, bút dạ cho từng nhóm.
 - Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3a: - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 học sinh đọc lại đề bài và mẫu.
 - Học sinh tìm từ có vần oay: Xoay, nước xoáy, khoáy, ngoáy, ngúng ngoảy, tí toáy, loay hoay, hí hoáy, nhoay nhoáy, ngọ ngoạy, ngó ngoáy..
 - Học sinh đọc lại.
 - 1 học sinh đọc lại đề bài
- Học sinh làm bảng lớp, lớp làm vở
 * Đáp án: Giúp, dữ, ra.
 Phần b: Sân; nâng; chuyên cần/ cần cù/ cần mẫn. 
 - Học sinh tự làm bài.
 D. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Về ghi nhớ các từ tìm được.
 - Học sinh viết xấu,sai từ (3 lỗi trở lên) về nhà viết lại.
 Tập làm văn
 Nghe - kể: 
	 	 Dại gì mà đổi
Điền vào giấy tờ in sẵn
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nghe và kể lại được câu chuyện: “Dại gì mà đổi”. Kể đúng nội dung,tự nhiên, có điệu bộ và cử chỉ thoải mái khi kể. 
 - Điền đúng các nội dung cần điền vào mẫu điện báo.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói và viết của học sinh.
 3. Giáo dục: Giáo dục học sinh ngoan ngoãn, mạnh dạn.
 II.Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ câu chuyện
 - Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt.
 III. Trọng tâm:
 - Nghe và kể lại được câu chuyện: “Dại gì mà đổi”. Kể đúng nội dung,tự nhiên, có điệu bộ và cử chỉ thoải mái khi kể. 
 - Điền đúng các nội dung cần điền vào mẫu điện báo.
 IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
 A. ổn định tổ chức:
 - Hát.
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Trả bài: “ Đơn xin nghỉ học”
 - 2 học sinh lên bảng kể về gia đình mình với người bạn mới quen
 - Lớp theo dõi, nhận xét.
 - Nhận xét, cho điểm.
 C. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng.
 - Nghe giới thiệu
 2. Nghe và kể lại câu chuyện: “ Dại gì mà đổi”
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Học sinh đọc yêu cầu bài 1, lớp đọc thầm.
 - Giáo viên kể lại câu chuyện 2 lần.
 + Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
 - Vì cậu bé rất nghịch ngợm.
 + Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
 - Cậu bé trả lời mẹ: “Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu”.
 + Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
 - Vì cậu bé cho rằng chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan để lấy một đứa con nghịch ngợm.
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 học sinh khá kể lại câu chuyện.
 - Lớp theo dõi, nhận xét.
 - Chia học sinh thành nhóm 4 học sinh.
 - Các học sinh thi kể chuyện theo nhóm.
 - Tổ chức thi kể. 
 - 4 đến 5 học sinh tham gia thi kể.
 - Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
 - Nhận xét phần thi kể của học sinh.
 - Em thấy câu chuyện này buồn cười ở điểm nào?
 - Buồn cười ở điểm là 1 cậu bé 4 tuổi cho rằng chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan để lấy một đứa con nghịch ngợm.
 2. Viết điện báo:
 - Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
 - Vì sao em cần gửi điện báo về cho gia đình?
 - Vì em đi chơi xa, khi đến nơi em cần gửi điện báo về cho gia đình để người thân trong gia đình biết tin và không lo lắng.
 - Bài tập yêu cầu em cần viết những nội dung gì trong điện báo?
 - Viết tên, địa chỉ của người gửi, người nhận và nội dung bức điện.
 - Người nhận điện ở đây là ai?
 - Là gia đình em.
 - Khi viết địa chỉ người nhận, chúng ta cần lưu ý điều gì để bức điện đến tay người nhận?
 - Viết rõ tên và địa chỉ thật chính xác.
 - 1 vài học sinh nói địa chỉ người nhận trước lớp.
 - Phần nội dung nên ghi ngắn gọn, rõ ràng.
 - 1 vài học sinh nói phần nội dung: Con đã đến nơi an toàn./Con đến lúc 14 giờ, an toàn, không say xe...
 - Phần cuối là họ tên, địa chỉ của người nhận. Phần này không chuyển đi nên không tính cước...
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Học sinh làm miệng trước lớp hoàn chỉnh bức điện.
 - Nhận xét- chấm một số bài.
 D. Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về ghi nhớ cách viết điện báo. Trả lời câu hỏi bài 1 trong vở bài tập.
 - Chuẩn bị bài sau.
Toán
 Tiết 20: Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số( Không nhớ)
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Biết thực hành nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số( Không nhớ)
 - áp dụng phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm tính, giải toán.
 3. Giáo dục: Có thói quen độc lập, tự giác.
 II. Đồ dùng dạy học:
 Phấn màu, bảng phụ.
 III. Trọng tâm:
 Biết thực hành nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số( Không nhớ)
 IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
 A. ổn định tổ chức:
 - Hát.
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 2 học sinh lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6.
 - Lớp theo dõi, nhận xét.
 - Nhận xét, cho điểm.
 C. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng.
 - Nghe giới thiệu
 2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ)
 Phép nhân: 12 x 3 =
 - Giáo viên ghi bảng: 12 x 3 =
 - Học sinh đọc phép nhân.
 - Yêu cầu học sinh suy nghĩ, tìm kết quả của phép nhân.
 - Học sinh chuyển thành tổng để tính: 12 + 12 + 12 = 36
 - 1 học sinh đặt tính theo cột dọc, lớp làm nháp.
 - Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
 - Tính từ hàng đơn vị sau đó mới tính đến hàng chục.
 - Học sinh thực hiện, 1 học sinh nêu cách tính.
 - Nhận xét, nêu lại cách tính.
 - Vài học sinh đọc lại.
 3. Luyện tập thực hành:
 Bài 1:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Học sinh tự làm bài.
 - 5 học sinh thực hiện trên bảng lớp, lớp làm vở bài tập.
 - Mỗi học sinh trình bày cách tính một phép tính.
 - Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 Bài 2:
 - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
 - Học sinh nêu.
 - Học sinh tự làm bài, đổi vở để kiểm tra.
 - Học sinh nhận xét
 - Giáo viên chữa bài, nhận xét.
 Bài 3:
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - 1 học sinh đọc.
 - Có tất cả mấy hộp bút màu?
 - Có 4 hộp bút màu.
 - Mỗi hộp có mấy bút màu?
 - Mỗi hộp có 12 bút.
 - Bài toán yêu cầu gì?
 - Tính số bút màu trong cả 4 hộp.
 - 1 học sinh làm bài, lớp làm vở.
 - Nhận xét, cho điểm.
 D. Củng cố, dặn dò:
 - Học sinh chơi trò chơi: “ Ai nhanh ai đúng” ( làm 1 số phép tính)
 - Nhận xét tiết học.
 - Làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài sau.
Thể dục
 Tiết 8:Đi vượt chướng ngại vật. Trò chơi: “ Thi xếp hàng”
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Tiếp tục ôn hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi theo vạch kẻ thẳng. Yêu cầu học sinh thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
 - Học đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng.
 - Học trò chơi: Thi xếp hàng . Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi một cách chủ động.
 2. Kỹ năng : Rèn một số kỹ năng về đội hình, đội ngũ.
 3. Giáo dục: Tích cực, tự giác tập luyện.
 II. Địa điểm, phương tiện:
 - Địa điểm:Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Chuẩn bị sẵn các khu vực cho lớp tập luyện theo tổ.
 - Phương tiện: còi, kẻ sân cho chơi trò chơi.
 III. Trọng tâm:
 - Ôn tập: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi theo vạch kẻ thẳng. 
 - Học đi vượt chướng ngại vật thấp.
 IV. Nội dung và phương pháp:
Phần
Nội dung
Đ. lượng
Số Thời lần gian
Phương pháp
Mở đầu
- Giáo viên yêu cầu cán bộ lớp tập hợp lớp.
 - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
 - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp .
 - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên sân.
* Chơi trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau.
1 1’
1 1’
1 1’
1 1’
2-3 1’ 
- Cán bộ lớp tập hợp lớp theo 4 hàng dọc.
 - Theo 4 hàng ngang.
 - Theo 4 hàng dọc.
 - Theo 1 hàng dọc.
Cơ bản
* Ôn tập: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi theo vạch kẻ thẳng. 
 * Học động tác: Đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu kết hợp giải thích động tác.
- Khẩu lệnh: “Vào chỗ, bắt đầu” - “Thôi”
 - Giáo viên uốn nắn, sửa chữa.
 * Trò chơi: Thi xếp hàng 
 - Giáo viên nêu tên trò chơi
 - Giáo viên hướng dẫn nội dung trò chơi và cách chơi.
8 12’
2-3 4’ 
2-3 10’
2-3 7’ 
 - Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện theo 4 hàng dọc, ngang.
+ Lần 1-3 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tập.
+ Lần 4 – 6: Chia tổ tập luyện. Học sinh trong tổ thay nhau làm chỉ huy.
+ Lần 7, 8:Thi đua giữa các tổ (tổ nào thua sẽ phải nắm tay nhau, vừa đi vừa hát quanh lớp)
- Lần 1: Học sinh Làm thử.
- Lần 2: Các tổ lần lượt thực hiện theo hàng ngang.
 Sau khi thuần thục cho học sinh luyện tập theo hàng dọc. 
- Học sinh tiến hành chơi.
- Lần cuối thi đua giữa các tổ.
Kết thúc
 - Đi chậm theo vòng tròn vỗ tay và hát. 
 - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
 - Về nhà: Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. 
1 2’
1 1’
1 
 - Theo vòng tròn. 
 - Theo 4 hàng ngang.
 - Ôn luyện ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_lop_3_tuan_4.doc