Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 9, 10, 11

Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 9, 10, 11

 Tập đọc – kể chuyện

(Sáng) Ôn tập – kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng

 (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

 - Kiểm tra đọc (lấy điểm):

 + Nội dung: các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8;

 + Khả năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 65 chữ, 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 + Khả năng đọc hiểu: trả lời đợc 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. Ôn luyện về phép so sánh.

 - Ôn luyện về phép so sánh:

 + Tìm đúng ngôn ngữ từ chỉ sự vật đợc so sánh trên ngữ liệu cho trớc.

 + Chọn đúng các từ thích hợp để tạo thành phép so sánh trong câu.

 

doc 150 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 9, 10, 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	 Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2005
 Tập đọc – kể chuyện
(Sáng)	 Ôn tập – kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
 (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra đọc (lấy điểm):
	+ Nội dung: các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8;
	+ Khả năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 65 chữ, 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
	+ Khả năng đọc hiểu: trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. Ôn luyện về phép so sánh.
	- Ôn luyện về phép so sánh:
	+ Tìm đúng ngôn ngữ từ chỉ sự vật được so sánh trên ngữ liệu cho trước.
	+ Chọn đúng các từ thích hợp để tạo thành phép so sánh trong câu.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2
III. Trọng tâm:
	- Học sinh luyện tập tốt
	- Làm tốt bài tập về so sánh.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
2. Kiểm tra tập đọc:
- Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc
- Gọi học sinh đọc và TLCH 1,2 câu về nội dung bài đọc
- Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
- Cho điểm từng học sinh
- Lần lượt từng học sinh gắp thăm bài (khoảng 7 đến 8 học sinh), về chỗ chuẩn bị khoảng 2’
- Đọc và TLCH
- Theo dõi và nhận xét.
3. Ôn luyện về phép so sánh:
* Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Mở bảng phụ
- Gọi học sinh đọc câu mẫu
- Trong câu văn trên, ngôn ngữ sự vật nào được so sánh với nhau?
- GV dùng phấn màu gạch 2 gạch dưới từ “như”, dùng phấn trắng gạch 1 gạch dưới sự vật được so sánh với nhau.
- Từ nào được dùng để so sánh 2 sự vật với nhau?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở theo mẫu trên bảng
- Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình và gọi học sinh nhận xét.
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
- 1 hs đọc: Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như 1 chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.
- Sự vật “hồ” và “ chiếc gương bầu dục khổng lồ”.
- Đó là từ “như”
- HS tự làm
- 2 hs đọc phần lời giải, 2 hs nhận xét
- HS làm bài vào vở.
Hình ảnh so sánh
Sự vật 1
Sự vật 2
- Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ
- Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm
- Hồ
- Cầu Thê Húc
Chiếc gương
Con tôm
Con rùa đầu to như trai bưởi
đầu con rùa
trái bưởi
* Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Chia lớp thành 3 nhóm
- Yêu cầu học sinh làm tiếp sức
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc
- Chọn các TN trong ngoặc đơn tập hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh.
-Các đội cử đại diện HS lên thi, mỗi
hs điền vào 1 chỗ trống
- 1 hs đọc lại bài làm của mình
- HS làm bài vào vở:
+ Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như 1 cánh diều.
+ Tiềng gió rừng vi vu như tiếng sáo
+ Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh VN học thuộc các câu văn ở bài tập 2 và 3, đọc lại các câu chuyện đã học trong các tiết tập đọc từ tuần 1 đến tuần 7 nhớ lại các câu chuyện đã được nghe trong các tiết TLV để chuẩn bị kể trong tiết tới.
****************
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra đọc (yêu cầu như tiết 1).
	- Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận của kiểu câu Ai (cái gì, con gì) là gì?
	- Nhớ và kể lại chôi chảy, đúng diễn biến một trong các câu chuyện đã học từ tuần 1 đến tuần 8.
II. Đồ dùng dạy – học
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài TĐ từ tuần 1 đến tuần 8.
	- Bảng lớp ghi sẵn bài tập 2 và bảng phụ tên các câu chuyện đã học từ 1 đến tuần 8.
III. Trọng tâm:
	- HS đọc tốt
	- Đặt câu hỏi đúng theo yêu cầu.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Kiểm tra tập đọc:
- Tiến hành cho học sinh gắp thăm để biết tên bài đọc rồi yêu cầu học sinh đọc bài
- 6 em
3. Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu Ai là gì?
* Gọi hs đọc yêu cầu bài 2:
- Các con đã được học những mẫu câu nào?
- Hãy đọc câu văn trong phần a
- Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào?
- Vậy ta đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
- Yêu cầu tự làm phần b
- Gọi hs đọc lời giải.
- 2 hs đọc yêu cầu trong SGK
- Mẫu câu:
+ Ai là gì?
+ Ai làm gì?
- Đọc: Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường
- Câu hỏi: Ai?
- Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
- Tự làm bài tập
- 3 hs đọc lại lời giải sau đó cả lớp làm vào vở
+ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
* Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi hs nhắc lại tên các chuyện đã được học trong tiết tập đọc và được nghe trong tiết TLV.
- Kể lại 1 câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
- HS nhắc lại tên các chuyện cậu bé thông minh, Ai có lỗi?, Chiếc áo len, Người mẹ, Người lính dũng cảm, bài tập làm văn, trận bóng dưới lòng đường, lừa và ngựa, các em nhỏ và cụ già, dại gì mà đổi, không nỡ nhìn.
- Khen hs đã nhớ tên truyện và mở bảng phụ để hs đọc lại
- Gọi hs lên thi kể. Sau khi 1 hs kể, gv gọi hs khác nhận xét
- Cho điểm hs
- Thi kể chuyện mình thích
- HS khác nhận xét bạn kể về các yêu cầu đã nêu trong tiết kể chuyện
Toán
Góc vuông, góc không vuông
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Làm quen với các khái niệm: góc vuông, góc không vuông.
	- Biết dùng êke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông.
II. Đồ dùng dạy – học:
Êke, thước dài, phấn mầu
III. Trọng tâm:
	HS nhận biết đúng góc vuông, góc không vuông.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT các bài tập VN của tiết 40
- 3 hs làm bài trên bảng
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2. Dạy – học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Làm quen với góc:
- Yêu cầu hs qsát đồng hồ thứ nhât trong phần bài học.
Hai kim h các mặt đồng hồ trên có khung 1 điểm gốc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành 1 góc.
Y/c hs qsát tiếp đồng hồ tứ hai
- Qs và nhận xét: hai kim đồng hồ có chung 1 điểm gốc, vậy hai kim đồng hồ này cũng tạo thành 1 góc.
- Làm tương tự với đồng hồ thứ 3
- Vẽ lên bảng các hình vẽ góc gần như các góc tạo bởi 2 kim trong mỗi đồng hồ
A
G
E
M
P
O
D
B
N
- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ và hỏi: Theo con, mồi hình vẽ trên có được coi là 1 góc không?
- Giới thiệu: góc được tạo bởi 2 cạnh có chung 1 gốc. Góc thứ nhất có 2 cạnh là OA, OB; góc thứ hai có 2 cạnh là DE và DG. 
- Hãy nêu các cạnh của góc thứ ba?
- Hai cạnh của góc thứ ba là PM và PN
- Điểm chung của 2 cạnh tạo thành góc gọi là đỉnh của góc . Góc thứ nhất có đỉnh là đỉnh O, góc thứ hai có đỉnh là D, góc thứ ba có đỉnh P.
Hướng dẫn hs đọc tên các góc: góc đỉnh O, cạnh OA, OB
+ Yêu cầu hs đọc tên các góc: góc đỉnh o; cạnh OA, OB.
+ Yêu cầu hs đọc tên góc thứ 2?
+ Yêu cầu hs đọc tên góc thứ 3?
+ Góc đỉnh D: cạnh ED, DG
+ Góc đỉnh P: cạnh MP, PN
2.3. Giới thiệu góc vuôngvà góc không vuông:
- Vẽ lên bảng góc vuông AOB như phần bài học giới thiệu:
- Đây là góc vuông.
-Yêu cầu hs nêu tên đỉnh, các cạnh 
- Góc vuông đỉnh là o: cạnh là OA
tạo thành của góc vuông AOB.
và OB.
- Vẽ hai góc MPN: CED lên bảng và giới thiệu: góc MPN và góc CED là góc không vuông.
- Yêu cầu hs nêu tên đỉnh, các cạnh của từng góc
- Góc đỉnh D: cạnh là DC và DE.
2.4. Giới thiệu êke:
- Cho hs cả lớp quan sát ê ke loại to và giới thiệu: Đây là thước êke. Thước êke dùng để kiểm tra một góc vuông hay không vuông.
* để vẽ góc vuông
- Thước êke có hình gì?
- Hình tam giác
- Thước êke có mấy cạnh và mấy góc?
- 3 cạnh và 3 góc
- Tìm góc vuông trong thước êke
- HS quan sát và chỉ vào góc vuông trong êke của mình.
- Hai góc còn lại có vuông không?
- Hai góc còn lại là 2 góc không vuông.
2.5. Hướng dẫn dùng êke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông
- Khi muốn dùng êke để kiểm tra xem 1 góc là góc vuông hay không vuông ta làm như sau:
+ Tìm góc vuông của thước êke
+ Đặt 1 cạnh của góc vuông trong thước êke trùng với 1 cạnh của góc cần kiểm tra.
+ Nếu cạnh góc vuông còn lại của êke trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc này là góc vuông (AOB). Nếu không trùng thì góc này là góc không vuông (CDE; MPN)
2.3. Luyện tập:
* Bài 1:
- Hướng dẫn hs dùng êke để kiểm tra các góc của hcn. Có thể làm mẫu 1 góc.
- Tiến hành dùng êke để KT góc
- HCN có mấy góc vuông?
- Có 4 góc vuông
- Hướng dẫn hs dùng êke để vẽ góc vuông có đỉnh O, 2 cạnh OA, OB:
+ Chấm 1 điểm và coi là đỉnh O của góc vuông cần vẽ.
+ Đặt đỉnh góc vuông của êke trùng với điểm vừa chọn
+ Vẽ 2 cạnh OA và OB theo 2 cạnh góc vuông của êke. Vậy ta được góc vuông AOB cần vẽ.
- Yêu cầu hs tự vẽ góc vuông CMD
- Hướng dẫn hs vẽ hình, sau đó 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để KT bài của nhau.
* Bài 2:
- Yêu cầu hs đọc đề tài
- HD: Dùng êke để KT xem góc nào là góc vuông, đánh dấu các góc vuông theo đúng qui ước.
- Tự KT sau đó trả lời:
a) Góc vuông đỉnh A, 2 cạnh là AD và AE
Góc vuông đỉnh là G, 2 cạnh là BG và BH 
* Bài 3:
- Tứ giác MNPQ có các góc nào?
- Góc đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q
- HD hs dùng êke để kiểm tra các góc rồi trả lời câu hỏi
- Các góc vuông là góc đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q.
* Bài 4:
- Hình bên có bao nhiêu góc?
- Hình bên có 6 góc
- HD: Dùng êke để KT từng góc, đánh dấu vào các góc vuông, sau đó đếm số góc vuông
* TLCH:
- Yêu cầu hs lên bảng chỉ các góc vuông có trong hình
- 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp theo dõi và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu hs về nhà luyện tập thêm về góc vuông, góc không vuông.
- Nhận xét tiết học
Chính tả
Ôn tập – Kiểm tra tập đọc và HTL (Tiết 4)
I. Mục tiêu
	- KT đọc (yêu cầu như tiết 1)	
	- Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Ai làm gì?
	- Nghe – viết chính xác đoạn văn “ Gió heo may”
II. Đồ dùng dạy – học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
- Bài tập 2 chép sẵn trên bảng lớp
III. Trọng tâm:
	- HS luyện đọc tốt. Đặt đúng câu hỏi. Viết chính xác đoạn văn
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. KT tập đọc:
Tiến hành tương tự tiết 1
3. Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Ai làm gì?
* Bài 2:
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài
- 1 hs đọc yêu cầu trong SGK
- Gọi hs đọc câu văn trong phần a
- Bộ phận nào trong câu trên được in đậm
- Chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.
- Vậy ta đặt câu hỏi nào cho bộ phận này?
- Làm gì?
- Yêu cầu hs tự làm phần b
- Tự làm bài tập
- Gọi hs đọc lại lời giải
- 3 hs đọc: Ai thường đến câu lạc bộ vào ngày nghỉ
4. Nghe ... 1 học sinh lên bảng đặt tính, lớp làm nháp: 123
 x 2
- Hỏi: ta thực hiện từ đâu?
- Bắt đầu từ hàng đơn vị; sau đó đến hàng chục
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên
123 . 2 nhân 3 = 6 viết 6
 x 2 . 2 nhân 2 = 4 viết 4
246 . 2 nhân 1 = 2 viết 2
Vậy: 123 x 2 = 246
b. Phép nhân 326 x 3
- Tiến hành như phép nhân 123 x 2
- Lưu ý đây là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục
2.3. Luyện tập:
* Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 5 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh thực hiện 2 con tính, lớp làm vở
- Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bảng trình bày 1 trong 2 con tính mà mình đã thực hiện.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 2: 
Tiến hành như bài 1
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề toán
- Yêu cầu học sinh làm bài
- 1 học sinh bảng làm, lớp làm vở bài tập
Tóm tắt:
1 chuyến: 116 người
3 chuyến: .. người?
Giải
Cả 3 chuyến máy bay chờ được là:
116 x 3 = 348 (người)
 Đáp số: 348 người
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 4:
- Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm
a. x : 7 = 101 b. x: 6 = 107
 x = 101 x 7 x = 107 x 6
 x = 707 x = 642
- VS khi tìm x trong phần a con lại tính tích 107 x 7 ?
- Vì x là SBC trong phép chia
 x : 7 = 101
- Tương tự phần b
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm
thể dục
Học động tác toàn thân của bài thể dục
I. Mục tiêu:
	- Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân và lườn và bụng của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
	- Học động tác phối hợp. Yêu cầu thực hiện động cơ bản đúng.
	- Chơi TC: “ Nhóm ba nhảy bảy”. Yêu cầu biết cách chơi và biết thời gian vào TC 1 cách tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Địa điểm: Sân trường
	- Phương tiện: Còi, kẻ sẵn vạch cho TC.
III. Trọng tâm:
	HS biết tập động tác phối hợp
IV.nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
	- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1-2’
	- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát: 1’
	- Đứng thành vòng tròn, quay mặt vào trong và khởi động các khớp. Chơi TC “ Chui qua hầm”: 2-3’.
	- Chạy chậm quanh sân: 1’.
2. Phần cơ bản:
	- Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung: 10’
	+ Ôn 5 động tác VT, T, C, L, B: 2-3 lần. Tập luyện theo 4 hàng ngang.
	+ Chia tổ ôn luyện 5 động tác đã học: 6-7. GV đi đến từng tổ quan sát kết hợp sửa chữa động tác sai.
	+ Cho các tổ thi đua nhau tập 5 động tác đã học: 1 lần
	- Học động tác toàn thân: 6 – 8, mỗi lần 2 x 8 nhịp
	+ Lần đầu giáo viên vừa làm mẫu, vừa giải thích và hô nhịp đồng thời cho học sinh tập bắt chước theo.
	+ GV nhận xét , cho tập tiếp lần 2, GV vẫn làm mẫu.
	- Chơi TC “ Nhóm 3 nhóm 7”: 6-7’
	Yêu cầu học sinh thực hiện đúng qui định của TC và đảm bảo an toàn, vui vẻ, đoàn kết.
3. Phần kết thúc:
	- Tập 1 số động tác hồi tĩnh, vỗ tay theo nhịp và hát: 2’
	- GV cùng học sinh hệ thống bài: 2’
	- Nhận xét giờ học: 1 – 2’
	- Giao bài tập về nhà: Ôn 6 động tác thể dục đã học
Tuần 12 Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2005
Tập đọc – kể chuyện
Nắng phương Nam
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các TN: đông nghịt người, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làm mưa bụi.
	- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các câu
	- Đọc trôi chảy được toàn bài, bé đầu diễn tả được giọng các nhân vật
2. Đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa của các TN trong bài: đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
	- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi 2 miền Nam Bắc
B. Kể chuyện:
	- Dựa vào các ý tóm tắt chuyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện.
	- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc
III. Trọng tâm:
	- HS đọc trôi chảy toàn bài
	- Kể lại được toàn bộ câu chuyện
IV.cáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 hs lên bảng yêu cầu đọc và TLCH nội dung “ Chỗ bánh khúc của dì tôi”. 
- 2 học sinh lên bảng
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2 Giảng luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
GV đọc mẫu toàn bài, giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm
b. Luyện đọc từng câu và luyện phát âm từ khó
- Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó
- Đọc từng đoạn trong bài
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
- Đọc từng đoạn trong bài
- * Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
- Chú ý khi đọc các câu:
+ Nè, / sắp nhỏ kia, / đi đâu vậy?//
+ Tụi mình đi lòng vòng / tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân. //
+ Những dòng suối hoa / trôi dưới bầu trời xám đục / và làn mưa bụi trắng xoá. //
+ Một cành mai? -// Tất cả sửng sốt, / rồi cùng kêu lên - Đúng! / Một cành mai chở nắng phương Nam.// 
- Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên
- Giảng viên giảng thêm về hoa đào (hoa Tết của miền Bắc), hoa mai (hoa Tết của miền Nam)
* Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm
- Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng học sinh đọc 1 đoạn trong nhóm
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
2.3. Tìm hiểu bài:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- 1 học sinh đọc trước lớp
- Uyên và các bạn đi đâu? Vào dịp nào?
- Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết 
- Uyên và các bạn cùng đi chợ hoa để làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2.
- 1 học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm
- Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì?
- Vân là ai? ở đâu?
- Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê, ở tận ngoài Bắc
- Ba bạn nhớ trong Nam, tìm quà gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quý mến nhau.
- Các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân?
- Các bạn quyết định gửi cho Vân 1 cành mai
- VS các bạn lại gửi cho Vân 1 cành mai?
- Học sinh tự do phát biểu
VD: Mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của Miền Nam
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận với bạn bên cạnh để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi. Câu chuyện cuối năm, tình bạn, Cành mai Tết 
- Học sinh thảo luận cặp đôi, sau đó phát biểu ý kiến.
+ Chọn “ Câu chuyện cuối năm “ vì câu chuyện xảy ra vào cuối năm
+ Chọn “Tình Bạn” vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn thiếu nhi Miền Nam với các bạn thiếu nhi Miền Bắc
2.4. Luyện đọc lại bài:
- Giáo viên đọc mẫu lần 2
- Chia nhóm và yêu cầu học sinh luyện đọc bài theo vai
- Mỗi nhóm 4 học sinh luyện đọc bài theo vai
- Gọi 2 nhóm đọc bài trước lớp
- Nhận xét và cho điểm học sinh
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện
- 1 học sinh đọc yêu cầu, 3 học sinh khác lần lượt đọc gợi ý của 3 đoạn truyện
2. Kể mẫu:
- Gọi 3 học tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của chuyện
- 3 học sinh kể
3. Kể theo nhóm:
- Lớp theo dõi và nhận xét
- Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng học sinh kể 1 đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau
4. Kể trước lớp:
- 2 nhóm học sinh kể trước lớp. Lớp theo dõi và bình chọn nhóm kể hay nhất
Củng cố, dặn dò
- Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên?
- Học sinh tự do phát biểu
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Biết tiến hành nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số
	- áp dụng phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số để giải toán có liên quan.
	- Củng cố bài toán về gấp 1 số lên nhiều lần, giảm 1 số đi nhiều lần
	- Củng cố về tìm SBC chưa biết
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Phấn màu, bảng phụ
III. Trọng tâm:
	- HS tiến hành nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số đúng
IV.cáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 8 hs lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 55
- 2 học sinh lên bảng
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Luyện tập:
* Bài 1:
- Kẻ bảng nội dung bài tập 1
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Tính tích
- Muốn tính tích ta làm thế nào?
- Thực hiện phép nhân các TS
- Yêu cầu học sinh làm bài
- 2 học sinh lên bảng làm bài
- Chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 2:
- Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài
- VS khi tìm x trong phần a con lại tính tích 212 x 3 = ?
a. x: 3 = 212 b. x : 5 = 141
 x = 212 x 3 x = 141 x 5
 x = 636 x = 705
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh 
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
Giải
Cả 4 hộp có số gói mì là:
120 x 4 = 480 (gói mì)
 Đáp số: 480 (gói mì)
- Chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 4:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu tính số đầu còn lại
- Muốn biết sau khi lấy ra 185 l dầu từ 3 thùng thì còn lại? l dầu ta phải biết điều gì trước?
- Phải biết lúc đầu có tất cả bao nhiêu lít?
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài
- 1 học sinh lên bảng làm, học sinh cả lớp làm vở bài tập
Giải
Số lít dầu trong 3 thùng là:
125 x 3 = 375 (lít)
Số lít dầu còn lại là:
375 – 185 = 190 (lít)
 ĐS; 190 (lít)
- Chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 5:
- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc bài mẫu và cho biết cách làm bài của bài toán.
- Toán bài này phải thể hiện gấp 1 số lên 3 lần và giảm 1 số đi 3 lần
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu về nhà luyện tập thêm về bài toán có liên quan đến nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số
- Nhận xét tiết học
tậP VIếT
ôN CHữ HOA H
I. Mục tiêu:
	- Củng cố cách viết chữ hoa H
	- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa H, N, V
	- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Hàm Nghi và câu ứng dụng:
	Hải Vân bát ngát nghìn trùng
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Phấn màu, bảng phụ
III. Trọng tâm:
	- HS tiến hành nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số đúng
IV.cáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 8 hs lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 55
- 2 học sinh lên bảng
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Luyện tập:
* Bài 1:
- Kẻ bảng nội dung bài tập 1

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_lop_3_tuan_9_10_11.doc