Giáo án Tiếng việt 3 kì 1 - Trường Tiểu học Ninh Sơn

Giáo án Tiếng việt 3 kì 1 - Trường Tiểu học Ninh Sơn

Tập đọc – Kể chuyện (2 tiết)

Bài : CẬU BÉ THÔNG MINH

I.Mục tiêu cần đạt:

Tập đọc:

-Đọc đúng , rành mạch , biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

-Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé . Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa

 Kể chuyện:

-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa

GDKNS:

-Tư duy sáng tạo.

-Ra quyết định

-Giải quyết vấn đề.

 

doc 215 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 kì 1 - Trường Tiểu học Ninh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: 
Ngày dạy: 29/ 8 /2011
Tập đọc – Kể chuyện (2 tiết)
Bài : CẬU BÉ THÔNG MINH
I.Mục tiêu cần đạt:
Tập đọc:
-Đọc đúng , rành mạch , biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
-Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé . Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa 
 Kể chuyện:
-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa 
GDKNS: 
-Tư duy sáng tạo.
-Ra quyết định
-Giải quyết vấn đề.
PPKTDH:
-Trình bày ý kiến cá nhân
-Đặt câu hỏi 
-Thảo luận nhóm
II . Đồ dùng dạy học : 
-GV: Tranh minh hoạ bài Tập đọc –Kể chuyện trong sách TV3/1, tập một ( TV3/ 1).
 Bảng phụ có viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: 
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Giới thiệu chủ điểm và bài tập đọc.
-Treo tranh minh họa và hỏi HS: 
Bức tranh vẽ cảnh gì ?
-GV ghi tên bài lên bảng. 
Hoạt động 2 :HDHS luyện đọc .
.Mục tiêu: HS luyện đọc đúng bài theo mục tiêu.
-GV đọc mẫu . 
Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn.( lượt 1)
-Hướng dẫn hs đọc từng đoạn ở bảng phụ
-HS luyện đọc đoạn ( lượt 2)
-Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh. 
- Nơi nào thì được gọi là kinh đô ?
-Yêu cầu hs tìm từ cùng nghĩa với từ : Đức Vua 
-HS luyện đọc với nhau trong nhóm
-Yêu cầu các nhóm đọc trước lớp
-HS lớp đọc ĐT
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài học.
 -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : 
 +Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? 
-Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh của nhà vua ?
-Vì sao họ lại lo sợ ?
-GV nhận xét chốt ý.
+Khi dân chúng cả vùng đang lo sợ thì lại có một cậu bé bình tĩnh xin cha cho đến kinh đô để gặp Đức Vua. Cuộc gặp gỡ của cậu bé và Đức vua như thế nào ?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 .
-GV nhận xét và chốt lại ý đúng
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 .
-Vì sao cậu bé lại y/c Đức Vua làm một việc không thể làm được ?
-GV nhận xét , chốt lại ý đúng.
-Sau hai lần thử tài, Đức Vua quyết định ntn?
-Qua 2 lần thử tài, ta thấy cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục?
Kết luận: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.
GDKNS: -Tư duy sáng tạo.-Ra quyết định-Giải quyết vấn đề.
Hoạt động 4 : Luyện đọc lại .
Mục tiêu: HS biết luyện đọc theo kiểu phân vai.
-GV đọc mẫu đoạn 2 của bài. 
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 3 HS và yêu cầu HS luyện đọc lại truyện theo hình thức phân vai.
-Tổ chức cho một số nhóm HS thi đọc trước lớp.
-Tuyên dương các nhóm đọc tốt
Hoạt động 5: HD hs kể chuyện
-GV nêu nhiệm vụ của nội dung kể truyện .
-GV treo tranh minh họa như trong sách TV3/1 lên bảng.
-1HS kể mẫu đoạn 1
-GV nhận xét
-Y/c HS tập kể theo đôi
-Gọi hs kể chuyện 
-GV nhận xét ,tuyên dương những em kể tốt.
-Gọi 1 hs kể lại cả chuyện và nêu nội dung câu chuyện.
3. Củng cố , dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu hs về nhà tập kể lại câu chuyện
-Đọc trước bài TĐ: Hai bàn tay em.
Lắng nghe.
-HS quan sát và trả lời
-2 hs nhắc lại đề bài
-Lắng nghe .
-HS đọc nối tiếp từng câu, luyện đọc từ khó.
-HS đọc nối tiếp từng đoạn
-HS luyện đọc đoạn ở bảng phụ
-HS đọc kết hợp giải nghĩa từ khó (sgk)
-HS traû lôøi
-HS tìm và nêu
-HS luyện đọc trong nhóm
-Đại diện các nhóm đọc trước lớp
-Các nhóm đọc ĐT nối tiếp
-HS đọc thầm và TLCH:
-HS trả lời
-HSY trả lời
-HS lớp nhận xét , bổ sung
-1 hs đọc to , cả lớp đọc thầm theo 
-HS đọc thầm đoạn 3
-Vài hs trả lời 
-HSG trả lời.
-HS trao đổi và trả lời: 
-Vài hs nhắc lại
-Lắng nghe.
-Vài hs nhắc lại nội dung câu chuyện.
-Các nhóm phân vai & luyện đọc.
-Đại diện nhóm thi đọc trước lớp
-Lớp nhận xét, bình chọn.
-Lắng nghe
-1HSG kể mẫu.
-Từng đôi tập kể cho nhau nghe
-Vài hs lên kể lại từng đoạn câu chuyện.
-HSY kể vài câu trong 1 đoạn tùy ý ( theo hd của gv)
-HS nhận xét, bình chọn .
-HSG kể và nêu nội dung câu chuyện.
Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy: 30 / 8 /2011
Chính tả
Bài: CẬU BÉ THÔNG MINH (Tập chép).
I.Mục tiêu cần đạt:
+Rèn kĩ năng viết chính tả:
-Chép chính xác và trình bày đúng qui định bài chính tả , không mắc quá 5 lỗi trong bài .
-Làm đúng bài tập ( 2 ) a / b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn ; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng.
+GDHS tính cẩn thận khi viết bài.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn GVcần chép, nội dung bài tập 2b.
- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài tập 3.
 III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ôn định
-GVnhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả.
2.Bài mới
Hoạt động1.Giới thiệu bài
-GVnêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-Ghi đề bài. 
Hoạt động2:HD hs tập chép
a.Hướng dẫn hs chuẩn bị.
-GVđọc đoạn chép trên bảng.
-Gọi 2,3 hs đọc lại , hỏi:
+Đoạn này chép từ bài nào?
+Tên bài viết ở vị trí nào?
+Đoạn chép có mấy câu?
+Cuối mỗi câu có dấu gì? Chữ đầu câu viết thế nào?
GVhướng dẫn hs luyện viết các từ khó vào bảng con: 
-GVdùng phấn màu gạch chân dưới các từ hs hay viết sai rồi xoá đi, nhận xét, sửa sai cho hs.
b.Hs chép bài vào vở:
-GV theo dõi, uốn nắn thêm cho các em về tư thế ngồi, rèn chữ viết.
c.Chấm chữa bài:
-GVhướng dẫn hs nhìn bài mẫu trên bảng, tự đọc thầm từng cụm từ và tự chữa lỗi bằng bút chì, ghi số lỗi ra lề vở.
-GVchấm khoảng từ 5-7 bài, nhận xét .
Hoạt động3:HD hs làm bài tập
Bài tập 2a
-GVnêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 hs lên bảng làm bài.
-GVcho hs nhận xét, chữa bài 
.Bài tập 2b:
-HD yêu cầu Bt & y/c hs làm bài.
-Câu b: đàng hoàng, đàn ông, sáng loáng.
Nhận xét, sửa sai.
Bài tập 3: Điền chữ và tên chữ còn thiếu.
-GVmở bảng phụ đã kẻ sẵn bảng chữ, hdẫn yêu cầu bài tập .
Nhận xét & y/c hs đọc lại bảng chữ cái.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc nhở những hs còn thiếu sót về tư thế ngồi viết, cách giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
-Chuẩn bị bài sau: Nghe viết: Chơi chuyền.
-Hs lắng nghe.
-2 hs đọc lại đề bài.
-Hs theo dõi.
-2,3 hs nhìn bảng đọc lại đoạn chép.
-HS trả lời
-Luyện viết các từ khó.
-Hs tập chép.
-Tự chấm, chữa bài.
-HS lắng nghe
-Hs tự làm bài, 1hs làm bài trên bảng.
-Nhận xét.
Hs chú ý lắng nghe.
1 hs làm mẫu
1 hs làm bài trên bảng lớp, lớp làm bài trong VBT.
-Nhận xét bài làm của bạn.
-Luyện đọc nhiều lần cho thuộc tên các chữ và chữ.
-Thực hiện y/c của gv.
Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy: 30 / 8 /2011
 Tập viết
Bài 1: Ôn chữ hoa A
I. Mục tiêu cần đạt:
Viết đúng chữ hoa A(1dòng) V,D (1dòng ) Viết đúng tên riêng Vừ A dính (1dòng ) và câu ứng dụng : Anh em đỡ đần (1lần ) bằng chữ cỡ nhỏ
-Chữ viết rõ ràng,tương đối đều nét và thẳng hàng
-Biết nối nét giữa chữ viết hoa và chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
-HSKG viết đúng và đủ các dòng
II. Đồ dùng dạy học: 
Chữ mẫu A. Tên riêng: Vừ A Dính và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô ly.
Phấn màu, vở TV, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu yêu cầu của môn Tập viết 3.
2. Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu mục đích của tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn viết bảng con. 
a. Luyện viết chữ hoa:
- Gọi HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng: Vừ A Dính.
- GV viết mẫu từng chữ A, V, D và nói lại cách viết.
b. Viết từ ứng dụng:
- Tên riêng: Vừ A Dính.
- GV giới thiệu từ ứng dụng: 
- Hướng dẫn HS viết bảng con.
c. Viết câu ứng dụng:
- Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
- Giải nghĩa câu ứng dụng: SHD tr.43.
- Hướng dẫn HS viết chữ: Anh, Rách
HĐ3: Hướng dẫn viết vở TV:
- GV nêu yêu cầu, HS xem vở mẫu.
- GV quan sát HS viết, uốn nắn, nhắc nhở.
HĐ4: Chấm, chữa bài:
- Chấm 5 – 7 bài.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Viết bài tập về nhà.
- Học thuộc câu ứng dụng.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Các chữ A, V, D.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS viết bảng con: A, V, D.
- HS đọc: Vừ A Dính.-
- HS nghe.
- HS viết bảng con: Vừ A Dính.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nghe.
- HS viết bảng con: Anh, Rách.
- HS viết bảng con: Ăn quả, Ăn khoai.
- HS viết vở: 1 dòng cỡ nhỏ: A; 1 dòng cỡ nhỏ chữ: V, D; 2 dòng cỡ nhỏ: Vừ A Dính; 2 lần câu ứng dụng.
- HS nghe.
Rút kinh nghiệm :
Ngày dạy: 31 / 8 /2011
 Tập đọc:
 HAI BÀN TAY EM
I.Mục tiêu cần đạt:
-Đọc đúng , rành mạch , biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ , giữa các dòng thơ .
-Hiểu ND:Hai bàn tay rất đẹp , rất có ích rất đáng yêu , ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 2 , 3 khổ thơ trong bài )
-HSK,G : Học thuộc lòng bài thơ
3.Thái độ: HS biết giữ gìn và chăm sóc đôi tay.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách TV3/1.
-Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc và nội dung cả bài thơ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS 
1.Ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài tập đọc Cậu bé thông minh.
-Yêu cầu hs TLCH theo yêu cầu của gv
-Nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng.
Hoạt động2 : HD Luyện đọc 
a) Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
. Hướng dẫn đọc từng dòng thơ và luyện phát âm các từ khó :
-GV theo dõi sửa sai.
- Yêu cầu HS đọc bài theo từng khổ thơ.
-HD hs luyện đọc khổ thơ ở bảng phụ
- Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm:
- Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS và yêu cầu đọc từng khổ thơ theo nhóm.
GV theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh sửa riêng cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ.
*Hoạt động3 : HD HS tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ thứ nhất và TLCH : Hai bàn tay của em bé được so sánh với cái gì ?
- Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của em bé qua hình ảnh so sánh trên ?
-GV nhận xét , chốt ý .
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi : hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ? 
-GV nhận xét, chốt lại ý đúng
-Gọi hs đọc lại bài thơ –Hỏi:
- Em thích nhất khổthơ nào ? Vì sao ? 
-GV chốt lại 
Hoạt động 4 : Học thuộc lòng bài thơ 
- Treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, yêu cầu HS học thuộc từng đoạn rồi học thuộc cả bài.( xóa dần bảng)
- Tổ chức thi  ... c trọng tâm: Y/c hs đọc lại các bài tập đọc ở( tuần 16 và 17) để tìm đặc điểm của các nhân vật
-Y/c hs trao đổi và trả lời.
-GV nhắc các em có thể tìm nhiều từ ngữ nói về đặc điểm của một nhân vật.
-Y/c hs lên bảng viết 1 câu văn nói về đặc điểm của các nhân vật
-Nhận xét , chốt ý đúng.
-Nói thêm: Từ chỉ đặc điểm là từ chỉ tính cách của các nhân vật.
Bài tập 2/145: 
-Gọi hs đọc y/c của BT.
-GV nêu yêu cầu trọng tâm của bài, nhắc HS có thể đặt nhiều câu theo mẫu Ai thế nào? để tả một người, một vật hoặc cảnh đã nêu.
-Y/c hs đọc các câu văn đã đặt .
 - GV nhận xét, chấm điểm những bài làm đúng.
Bài tập 3/145:
-Gọi hs đọc y/c BT.
-HD y/c trọng tâm.
-Y/c hs làm bài cá nhân.
-GV chốt lại lời giải đúng.
-Gọi vài hs đọc lại câu văn đã hoàn chỉnh.
-Nhận xét cách đọc khi gặp dấu phẩy.
3.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Y/c hs làm các BT còn lại và chuẩn bị bài sau: Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
- 2 HS làm bài tiết trước.
-Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- HS đọc yêu cầu của BT.
-HS đọc thầm các bài tập đọc theo y/c.
-HS trao đổi và nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- 3 HS lên bảng, mỗi em viết 1 câu nói về đặc điểm của một nhân vật theo yêu cầu a, b hoặc c.
-Nhận xét , bổ sung.
-HSY đọc lại các câu văn đã hoàn chỉnh.
-2 hs đọc y/c BT.
-Lắng nghe và làm bài CN.
-HSY làm bài theo hd của gv .
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu văn.
-Nhận xét , bổ sung.
-2 hs đọc y/c BT.
-Lắng nghe hd của gv.
-HS làm bài CN, phát biểu ý kiến.
-HSY làm 1,2 câu theo hd của gv.
-Vài hs đọc lại các câu văn đã hoàn chỉnh.
-Nhận xét cách đọc.
-HS lắng nghe
Rút kinh nghiệm :
. 
 Ngày dạy:23 /12 /2011
Tập làm văn
Đề bài: VIẾT VỀ THÀNH THỊ - NÔNG THÔN
I.Mục tiêu cần đạt:
-Viết được một bức thư ngắn cho bạn ( khoảng 10 câu ) để kể những điều đã biết về thành thị , nông thôn .
-GDHS: Có tình cảm chân thật khi viết thư cho bạn.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: Bảng lớp viết trình tự mẫu lá thư (Trang 83-SGK)
-HS: vở , VBT.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: 
-GV kiểm tra1 hs làm miệng, 1 hs đọc bài viết bài tập 2 (tiết TLV) tuần 16.
-Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: G/t bài-Ghi đề bài.
Hoạt động 2: HDHS làm bài tập.
+MT: HS hiểu và viết được bức thư theo y/c.
+Cách tiến hành:
-Gọi 1 hs đọc lại yêu cầu của bài tập. 
-Y/c hs đọc trình tự bức thư.
-HDHS làm bài.
-Mời 1,2 hs nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình.
-GV nhắc hs có thể viết lá thư khoảng 10 câu hoặc dài hơn, trình bày thư đúng thể thức, nội dung hợp lí.
-Cho hs làm bài vào vở.
-GV theo dõi, giúp đỡ hs yếu.
-Y/c vài hs đọc thư.
-Gv nhận xét, chấm điểm 1 số bài viết tốt , rút kinh nghiệm.
3.Củng cố , dặn dò: 
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs có bài viết tốt nhất.
-GV nhắc nhở hs chưa hoàn thành bài viết về nhà viết tiếp, đọc trước các bài tập đọc và học thuộc lòng từ đầu năm chuẩn bị kiểm tra học kì I.
-1 hs làm miệng, 1 hs đọc bài viết bài tập 2
-HS đọc lại đề.
-1 hs đọc yêu cầu
 -HS nhìn bảng đọc lại trình tự mẫu 1 lá thư - lớp theo dõi.
-Lắng nghe hd của gv.
-2 hs nói mẫu đoạn đầu lá thư.
-HSchú ý lắng nghe.
-HS làm bài.
-HSY làm bài theo hd của gv.
-Vài hs đọc thư trước lớp.
-Lắng nghe, nhận xét bài viết của bạn.
-HS lắng nghe
Rút kinh nghiệm 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN18 Ngày dạy: 26 / 12/2011
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (tiết1,2 ).
I.Mục tiêu cần đạt:
-Đọc đúng rách mạch đoạn văn , bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút ) ; trả lời được 1 CH về nội dung đoạn bài ; thuộc được 2 câu thơ ở HK1 .
-Nghe - viết đúng , trình bày sạch sẽ , đúng qui định bài CT ( tốc độ viết khoảng 60 chữ / 15 phút ) không mắc quá 5 lỗi trong bài .
-Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2).
II.Đồ dùng dạy học:
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.
-Bảng phụ ghi sẵn bài Rừng cây trong nắng.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: 
2.Bài mới : Giới thiệu bài 
-Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
*Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (Tiết 1).
+Mục tiêu:
- Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 70 chữ/1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
+Cách tiến hành:
-KT 15 hs.
-Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Nhận xét , ghi điểm.
*Hoạt động 2: HDHS viết chính tả 
+Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài : Rừng cây trong nắng.
+Cách tiến hành:
-GV đọc đoạn văn một lượt.
-HD giải nghĩa các từ khó(sgk).
+Uy nghi : dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính.
+Tráng lệ : vẻ đẹp lộng lẫy.
+Hỏi : - Đoạn văn tả cảnh gì ?
-Rừng cây trong nắng có gì đẹp ?
-Đoạn văn có mấy câu ?
-Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa ?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
-GV đọc thong thả đoạn văn cho HS chép bài.
-GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. 
-Thu, chấm bài.
-Nhận xét một số bài đã chấm.
*Hoạt động 3: HDHS ôn tập về hình ảnh so sánh. (Tiết 2).
+Mục tiêu: Ôn luyện về cách so sánh.
+Cách tiến hành:
Bài tập 2/148:
-Gọi hs đọc y/c BT.
-HD hs làm bài .
-Nhận xét , chấm bài.
Bài tập 3/149: 
-Gọi hs đọc y/c BT.
-HDHS mở rộng vốn từ.
-GV nêu câu hỏi sgv.
-Nhận xét , chốt ý đúng.
3.Củng cố , dặn dò: 
-Nhận xét tiết học 
-Y/c hs chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
-Lần lượt từng HS gắp thăm bài, và chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi GV đọc, sau đó 2 HS đọc lại.
-Lắng nghe hd của gv.
-HS trả lời theo y/c của gv.
-Các từ : uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, mùi hương, vọng mãi, xanh thẳm,...
-3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
-Nghe GV đọc và chép bài.
-Đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi, chữa bài.
-1 hs đọc y/c BT.
-HS làm bài vào VBT.
-2 hs làm bài trên bảng.
-1 hs đọc.
-HS trả lời miệng theo câu hỏi của gv.
-Nhận xét , bổ sung.
-Thực hiện y/c của gv.
Rút kinh nghiệm:
 Ngày dạy: 27 / 12 /2011
ÔN TẬP CUỐI KÌ I (tiết3,4,)
I.Mục tiêu cần đạt:
-Mức độ, yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1
-Điền đúng nội dung vào Giấy mời theo mẫu( BT2)/Tiết 3
-Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn(BT2)/Tiết 4
II.Đồ dùng dạy học:
-Phiếu ghi tên các bài tập đọc
-Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: HS hát
2.Bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3.Bài mới : Giới thiệu bài 
-Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
*Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc 
+Mục tiêu:
- Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 60 chữ/1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
+Cách tiến hành:
-KT 10 hs.
-Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Nhận xét , ghi điểm.
*Hoạt động 2: HDHS làm BT 
+Mục tiêu:
-Ôn luyện về điền vào giấy tờ in sẵn
-Ôn luyện về cách đặt dấu chấm, dấu phẩy.
+Cách tiến hành:
Bài tập2/149(Tiết 3)
-GVhỏi:+BT yêu cầu chúng ta làm gì? 
-GV yêu cầu
-GV nhận xét, chốt ý đúng
Bài tập 2/150(Tiết4)
-Gọi hs đọc y/c BT.
-HD hs làm bài .Nhận xét
Bài tập 2/150(Tiết5)
-Gọi hs đọc y/c BT.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Nhận xét 
3.Củng cố , dặn dò: 
-Nhận xét tiết học 
-Y/c hs chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
-HS nhắc
-Lần lượt từng HS gắp thăm bài, và chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
-HS trả lời
-1HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở BT
-HS nhận xét. Vài HS đọc lại
-HS đọc yêu cầu BT
-1HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở BT
-HS nhận xét, bổ sung
-1 hs đọc y/c BT.
-HS làm bài vào VBT.
-1 hs làm bài trên bảng.
-Thực hiện y/c của gv.
Rút kinh nghiệm:
 Ngày dạy: 28 /12 /2011
 ÔN TẬP CUỐI KÌ I( Tiết 5, 6,7)
I.Mục tiêu cần đạt :
-Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết1
- Bước đầu viết được Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách(BT2)/Tiết 5
-Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến(BT2) Tiết 6
-Điền dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp(BT2) Tiết 7
II.Đồ dùng dạy học :
-Phiếu ghi tên các bài tập đọc
-Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học :
1.Ổn định : HS hát
2.Bài cũ : Kết hợp trong quá trình ôn tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3.Bài mới : Giới thiệu bài 
-Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
*Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc 
+Mục tiêu:
- Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 60 chữ/1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
+Cách tiến hành:
-KT 10 hs.
-Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Nhận xét , ghi điểm.
*Hoạt động 2: HDHS làm BT 
+Mục tiêu:
-Ôn luyện về điền vào giấy tờ in sẵn
-Ôn luyện về viết thư thăm hỏi người thân
-Ôn luyện về cách đặt dấu chấm, dấu phẩy.
+Cách tiến hành:
Bài tập 2/150(Tiết5)
-Gọi HS đọc yêu cầu BT
-GV hướng dẫn HS làm BT
-Nhận xét
Bài tập2/151(Tiết 6)
-GVhỏi:+BT yêu cầu chúng ta làm gì? 
-GV nhắc yêu cầu trọng tâm
-GV theo dõi nhắc nhở HSY
-GV nhận xét
Bài tập 2/151(Tiết7)
-Gọi hs đọc y/c BT.
-Nhắc yêu cầu trọng tâm
-HD hs làm bài .Nhận xét
-GV hỏi:+ Câu chuyện đáng buồn cười ở điểm nào?
3.Củng cố , dặn dò: 
-Nhận xét tiết học 
-Y/c hs chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
-HS nhắc
-Lần lượt từng HS gắp thăm bài, và chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
-HS đọc yêu cầu BT
-1HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở BT
-Nhận xét bổ sung
-HS trả lời
-HS làm làm vở BT
-HS nhận xét. Vài HS đọc lại
-HS đọc yêu cầu BT
-1HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở BT
-HS nhận xét, bổ sung
-HSKG trả lời
-Thực hiện y/c của gv.
*Rút kinh nghiệm :
..
Ngày dạy: 28 /12 /2011
Kiểm tra (Tiết 7,8)
-Kiểm tra (đọc) theo yêu cầu cần đạt nêu ở Tiêu chí ra đề kiểm tra môn TV3/HK1
-Kiểm tra (viết) theo yêu cầu cần đạt nêu ở Tiêu chí ra đề kiểm tra môn TV3/HK1

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENGVIET HKIL3.doc