Giáo án Tiếng việt 3 tuần 11 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 11 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Tập đọc – Kể chuyện

ĐẤT QUÍ, ĐẤT YÊU

I. MỤC TIÊU

A – Tập đọc

 1. Đọc thành tiếng

Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

 - PB:Ê-pi-ô-pi-a đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng,

 - PN: đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quí, trở về nước, hỏi, trả lời, sản vật hiếm, hạt cát,

Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết phân biệt giọng của các nhân vật khi đọc bài.

 2. Đọc hiểu

Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Ê-pi-ô-pi-a, cung điện, khâm phục,

Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê-pi-ô-pi-a, qua đó cho chúng ta thấy đất đai Tổ Quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 11 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc – Kể chuyện
ĐẤT QUÍ, ĐẤT YÊU
I. MỤC TIÊU
A – Tập đọc
 1. Đọc thành tiếng 
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
 - PB:Ê-pi-ô-pi-a đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng,
 - PN: đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quí, trở về nước, hỏi, trả lời, sản vật hiếm, hạt cát,
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết phân biệt giọng của các nhân vật khi đọc bài.
 2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Ê-pi-ô-pi-a, cung điện, khâm phục,
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê-pi-ô-pi-a, qua đó cho chúng ta thấy đất đai Tổ Quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
B – Kể chuyện
Sắp xếp thứ tự các tranh minh họa theo đúng trình tự nội dung truyện. Dựa vào tranh minh họa kể lại được nội dung câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Bản đồ hành chính Châu Phi (hoặc thế giới).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Thư gửi bà.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- GV: Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Giới thiệu bài theo sách giáo viên.
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng các từ khĩ và đọc trơi chảy tồn bài.
Cách tiến hành:
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Chú ý các câu đối thoại.
b) Hdẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
+ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Hướng dẫn HS tách đoạn 2 thành 2 phần nhỏ:
+ Phần 1: Lúc hai người  làm như vậy.
+ Phần 2: Viên quan  là một hạt cát nhỏ.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt)
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
+ Hướng dẫn HS đọc đồng thanh lời của viên quan ở đoạn 2.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
MỤC TIÊU: HS hiểu được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi.
Cách tiến hành:
- GV gọi một HS đọc lại cả bài trươcù lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1
- Hai người khách du lịch đến thăm đất nước nào?
- GV: Ê-pi-ô-pi-a là một nước ở phía đông bắc châu Phi. (chỉ vị trí nước Ê-pi-ô-pi-a trên bản đồ)
- Hai người khách được vua Ê-pi-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?
- Chuyện gì đã xảy ra khi hai người khách chuẩn bị lên tàu? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2.
- Khi hai người khách sắp xuống tàu, có điều bất ngờ gì xảy ra?
- Vì sao người Ê-pi-ô-pi-a không để khách mang đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ?
- Yêu cầu HS đọc phần còn lại của bài và hỏi: Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-pi-ô-pi-a với quê hương như thế nào?
2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
Mục tiêu: HS đọc trơi chảy tồn bài và đọc đúng các từ khĩ.
Cách tiến hành:
- GV tiến hành các bước như ở tiết tập đọc trước.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm lời của viên quan trong đoạn 2. 
- 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
- Tranh vẽ cảnh chia tay bên bờ biển. Đặc biệt có một người đang cạo đế giày của một người khách chuẩn bị lên tàu.
- Nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Theo dõi Giáo viên đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của Giáo viên.
- Dùng bút chì đánh dấu phân cách giữa 2 phần.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại:
- Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.//
- Tại sao các ông lại phải làm như vậy?// (Giọng ngạc nhiên)
- Nghe những lời nói chân tình của viên quan,/ hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-pi-ô-pi-a.//
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Đọc đồng thanh theo nhóm.
- 1 HS đọc, lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Hai người khách du lịch đến thăm đất nước Ê-pi-ô-pi-a.
- Quan sát vị trí của Ê-pi-ô-pi-a.
- Nhà vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng cho họ nhiều sản vật quý để tỏ lòng hiếu khách.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Khi hai người khách chuẩn bị xuống tàu, viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và sai người cạo sạch đất ở đế giày của hai người khách rồi mới để họ xuống tàu.
- Vì đó là mảnh đất yêu quý của người Ê-pi-ô-pi-a. Người Ê-pi-ô-pi-a sinh ra và chết đi cũng ở đây. Trên mảnh đất ấy họ trồng trọt, chăn nuôi. Đất là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của người Ê-pi-ô-pi-a và là thứ thiêng liêng, cao quý nhất của họ.
- Người Ê-pi-ô-pi-a rất yêu quý, trân trọng mảnh đất quê hương mình. Với họ, đất đai là thứ quý giá và thiêng liêng nhất.
- HS thi đọc trong nhóm, mỗi nhóm cử một đại diện tham gia thi đọc trước lớp.
Kể chuyện
1. Hoạt động 4: Xác định yêu cầu.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc y.cầu của phần kể chuyện.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh hoạ.
2. Kể mẫu
- GV gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3,1 trước lớp.
3. Kể theo nhóm
4. Kể trước lớp
+ Củng cố dặn dò.
- Tuyên dương HS kể tốt.
- GV: Câu chuyện về phong tục độc đáo của người Ê-pi-ô-pi-a đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ người Ê-pi-ô-pi-a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai Tổ quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy.
- Nhận xét tiết học, dặc dò HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc yêu cầu 1,2 trang 86, SGK.
- Phát biểu ý kiến về cách sắp xếp, lớp thống nhất sắp xếp theo thứ tự: 3-1-4-2.
- Theo dõi và nhận xét phần kể mẫu của bạn.
- Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể về một bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu đất của người Việt Nam.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
Tuần 11
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
VẼ QUÊ HƯƠNG
I.MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
- PB: làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, nắng lên, bức tranh,
- PN: vẽ quê hương, xanh đỏ, xanh mát, xanh ngắt, ước mơ, quay đầu đỏ, đỏ tươi, tổ quốc,
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên.
 2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sông máng,
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ:Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp rực rỡ, tươi thắm của phong cảnh quê hương qua bức vẽ của bạn nhỏ. Từ đó nói lên tình yêu quê hương tha thiết của bạn nhỏ và chỉ có người yêu quê mới vẽ được bức tranh về quê mình đẹp đến thế.
 3. Học thuộc lòng bài thơ
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung hướng dẫn luyện đọc.
Bảng phụ viết sẵn bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
-Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Đất quý, đất yêu.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Hỏi: Nếu vẽ tranh về đề tài quê hương, em sẽ vẽ những gì?
- Treo tranh minh họa bài tập đọc, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những cảnh gì?
- Ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc 
Mục tiêu: HS đọc đúng các tử khĩ và đọc trơi chảy tồn bài.
Cách tiến hành:
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng vui tươi, hồn nhiên.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
+ Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:
- Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Giải nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
2.3 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi của bài.
Cách tiến hành:
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Kể tên các cảnh vật được miêu tả trong bài thơ.
- Trong bức tranh của mình, bạn nhỏ đã vẽ rất nhiều cảnh đẹp và gần gũi với quê hương mình, không những vậy bạn còn sử dụng nhiều màu sắc. Em hãy tìm những màu sắc mà bạn nhỏ đã sử dụng để vẽ quê hương.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm câu trả lời
- Kết luận: Cả ba ý trả lời đều đúng, nhưng ý trả lời đúng nhất là ý c) Vì bạn nhỏ yêu quê hương. 
2.4 Hoạt động 3 : Học thuộc lòng
 ... ố phường.
+ Chỉ tình cảm đối với quê hương: Gắn bó, nhớ thương, yêu quí, thương yêu, bùi ngùi, tự hào.
- HS có thể nêu: mái đình, bùi ngùi, tự hào,
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài, 1 HS khác đọc đoạn văn.
- 1 Học sinh đọc.
- Nghe GV giải thích về nghĩa của từ khó.
- 2 đến 3 HS trả lời, HS khác theo dõi và nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc đề bài, 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm các câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì? có trong đoạn văn, sau đó chỉ rõ bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? bộ phận câu trả lời câu hỏi Làm gì?
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp làm bài vào vở, sau đó nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 3 đến 5 HS tiếp nối đọc câu của mình. Ví dụ: Bác nông dân đang gặt lúa./ Bác nông dân đang cày ruộng./ Bác nông dân đang bẻ ngô./ Bác nông dân đang phun thuốc sâu
- Làm bài.
- Theo dõi và nhận xét câu của các bạn. Ví dụ: Những chú gà con đang theo mẹ đi tìm mồi./ Đàn cá tung tăng bơi lội.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần 11
Thứ , ngày tháng năm 200 .
TẬP VIẾT
I. MỤC TIÊU
Củng cố lại cách viết chữ viết hoa H.
Viết đúng, đẹp chữ viết hoa H, N, V.
Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Hàm Nghi và câu ứng dụng
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ viết hoa H, N, V.
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. 
Vở Tập viết 3, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Gọi 1 HS lên bảng viết từ : Ghềnh Ráng, Ghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa H, N, V có trong từ và câu ứng dụng.
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ viết hoa
Mục tiêu: HS viết được các chữ hoa H, N, V.
Cách tiến hành:
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa H, N, V.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Treo bảng các chữ viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết mẫu các chữ trên cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
b) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng
Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết đúng các từ ứng dụng.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu: đây là tên một ông vua nước ta, ông làm vua khi 12 tuổi, ông có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp và bị đưa đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Hàm Nghi. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.4. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết đúng các câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- GV giới thiệu: Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở đèo Hải Vân và vịnh Sơn Trà.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
c) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết: Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn. GV theo dõi và chỉnh sửa cho từng HS.
2.5. Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở tập viết
Mục tiêu: như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 à 7 bài.
3. Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài Ôn chữ hoa: I.
- 1 HS đọc: Ghềng Ráng
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
- 4 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Có các chữ hoa: H, N, V.
- 3 HS nhắc lại quy trình viết. Cả lớp theo dõi.
- 4 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc: Hàm Nghi.
- Chữ H, N, g, h có chiều cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng một con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc:
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn. 
- Các chữ H, V, b, g, h cao 2 li rưỡi, chữ t, s cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- HS viết.
+ 1 dòng chữ H cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ V, N cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Hàm Nghi cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần 11
Thứ , ngày tháng năm 200 .
TẬP LÀM VĂN 
NGHE KỂ: TƠI CĨ ĐỌC ĐÂU: NĨI VỀ QUÊ HƯƠNG.
I. MỤC TIÊU
Nghe và kể lại được câu chuyện Tôi có đọc đâu.
Theo dõi và nhận xét được lời kể của bạn.
Nói về quê hương (nói đơn giản, theo gợi ý).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn các câu hỏi gợi ý của cả 2 bài tập lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Trả bài và nhận xét về bài văn Viết thư cho người thân. Đọc 1à 2 lá thư viết tốt trước lớp.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học và ghi tên bài lên bảng.
2.2.HoẠT động 1: Kể chuyện
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- GV kể câu chuyện 2 lần, sau đó lần lượt yêu cầu HS trả lời các câu hỏi gợi ý của SGK:
+ Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
+ Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
+ Người bên cạnh kêu lên thế nào?
+ Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe, sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp.
 - Nhận xét và cho điểm HS.
Nội dung truyện
- Theo dõi lời nhận xét của GV, đối chiếu với bài làm được GV chấm để chữa lỗi.
- Theo dõi GV kể chuyện, sau đó trả lời câu hỏi:
+ Người viết thư thấy người bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình.
+ Người viết thư viết thêm: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.”
+ Người bên cạnh kêu lên: “Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!”
+ Câu chuyện đáng cười là người bên cạnh đọc trộm thư, bị người viết thư phát hiện liền nói điều đó cho bạn của mình. Người đọc trộm vội thanh minh là mình không đọc lại càng chứng tỏ anh ta đọc trộm vì chỉ có đọc trộm anh ta mới biết được người viết thư đang viết gì về anh ta.
- Nghe và nhận xét bài kể chuyện của bạn.
TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU!
 Một người ngồi viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Bực mình, anh ta bèn viết thêm vào bức thư: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.” Người ngồi bên cạnh bèn kêu lên:
 - Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!
2.3. Nói về quê hương em
- GV Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV gọi 1 đến 2 HS dựa vào gợi ý để nói trước lớp, nhắc HS nói phải thành câu.
- Nhận xét và cho điểm HS kể tốt, động viên những HS chưa kể tốt cố gắng hơn.
3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà nhớ kể câu chuyện cho người thân nghe, tập kể về quê hương mình, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu, 2 HS đọc gợi ý.
- Một số HS kể về quê hương trước lớp. Các HS khác nghe, nhận xét phần kể của bạn.
 Ví dụ về đoạn văn: KỂ VỀ QUÊ HƯƠNG
 Ví dụ 1:
 Em thích nhất là mỗi lần hè đến lại được về thăm quê. Quê em là một làng chài ven biển. Vào mỗi buổi bình minh, mặt trời hồng từ từ nhô lên trên mặt biển xanh mênh mông. Từng đoàn thuyền nặng cá dong buồm trở về sau một đêm lao động giữa biển khơi. Các bạn nhỏ quê em nhanh nhẹn và vui tính lắm, mỗi lần về chơi, các bạn lại bắt cho em bao nhiêu là còng còng, sao biển. Em rất yêu quê, vì đó là nơi đã ghi dấu những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ em.
 Ví dụ 2:
 Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Đó là một thành phố đẹp nằm bên bờ sông Hồng. Hà nội có rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hồ Tây, Lăng Bác Hồ, đền Quan Thánh, chùa Trấn Quốc, Nếu đến Hà Nội, các bạn không chỉ được xem nhiều phong cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon như cốm làng Vòng, ô mai Hàng Đường, kem Tràng Tiền, Hiện nay, cả Hà Nội trong đó có cả thiếu nhi chúng em đang náo nức thi đua chào mừng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Chúng em làm theo lời cô giáo dạy, cố gắng học tốt để trở thành chủ nhân tương lai của Thăng Long ngàn năm văn hiến.
 Ví dụ 3:
 Quê em là một làng nhỏ ở tỉnh Hà Nam. Từ nhỏ em đã gắn bó với cây đa, giếng nước, với cánh đồng thẳng cánh cò bay, với những chiều thả diều trên con đê đầu làng. Ở làng em vui lắm, nhưng vui nhất là những ngày mùa. Trong những ngày ấy, từ sáng sớm tinh mơ đã thấy đường làng rộn rã tiếng cười, tiếng nói rủ nhau ra đồng để đón những hạt lúa vàng về làng. Em mong lớn lên sẽ được giống như bố em, trở thành một kĩ sư nông nghiệp giúp bà con nông dân quê em gặt những mùa bội thu.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • doc11.doc