Giáo án Tiếng việt 3 tuần 14 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 14 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Tập đọc - Kể chuyện

NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

I. MỤC TIÊU

A - Tập đọc

1. Đọc thành tiếng

Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : nhanh nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá, vui .

Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thể hiện giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

2. Đọc hiểu

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài như: Kim Đồng, ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.

Hiểu được nội dung : Truyện kể về anh Kim Đồng, một liên lạc viên rất thông minh, nhanh nhẹn là gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 14 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc - Kể chuyện
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : nhanh nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá, vui ...
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thể hiện giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài như: Kim Đồng, ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh. 
Hiểu được nội dung : Truyện kể về anh Kim Đồng, một liên lạc viên rất thông minh, nhanh nhẹn là gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
B - Kể chuyện
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
PHẦN TẬP ĐỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Cửa Tùng.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Treo tranh minh họa và giới thiệu bài : Tranh vẽ một chiến sĩ liên lạc đang đưa cán bộ đi làm nhiệm vụ. Người liên lạc này chính là anh Kim Đồng. Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928 ở làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là một chiến sĩ liên lạc dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn, có nhiều đóng góp cho cách mạng. Năm 1943, trên đường đi liên lạc, anh bị trúng đạn của địch và hi sinh khi mới 15 tuổi. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em thấy được sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của người anh hùng nhỏ tuổi này.
- Ghi tên bài lên bảng.
2.2.Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng các từ khó ở mục 1/I
Cách tiến hành:
a) Đọc mẫu
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Đoạn 1: giọng kể thong thả.
Đoạn 2: giọng hồi hộp khi hai bác cháu gặp Tây đồn.
Đoạn 3: giọng Kim Đồng bình thản, tự nhiên.
Đoạn 4: giọng vui khi nguy hiểm đã qua.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. Theo dõi HS đọc bài để chỉnh sửa lỗi ngắt giọng. Nếu HS ngắt giọng sai câu nào thì cho HS đọc lại câu đó cho đúng.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. GV có thể giảng thêm nghĩa của các từ này nếu thấy HS chưa hiểu.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
2.3.Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài và tră lời được các câu hỏi của bài.
Cách tiến hành:
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ?
- Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ.
- Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ?
- Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
- Giảng: Vào năm 1941, các chiến sĩ cách mạng của ta đang trong thời kì hoạt động bí mật và bị địch lùng bắt ráo tiết. Chính vì thế, các cán bộ kháng chiến thường phải cải trang để che mắt địch. Khi đi làm nhiệm vụ phải có người đưa đường và bảo vệ. Nhiệm vụ của các chiến sĩ liên lạc như Kim Đồng rất quan trọng và cần sự nhanh trí, dũng cảm. Kim Đồng đã thực hiện nhiệm vụ của mình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 và 3 của bài.
- Chuyện gì đã xảy ra khi hai bác cháu đi qua suối ? 
- Bọn Tây đồn làm gì khi phát hiện ra bác cán bộ ?
- Khi qua suối, hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần, thế nhưng nhờ sự thông minh, nhanh trí, dùng cảm của Kim Đồng mà hai bác cháu đã bình an vô sự. Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch.
- Hãy nêu những phẩm chất tốt của Kim Đồng?
2.4.Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
Mục tiêu: HS đọc trôi chảy toàn bài và đọc đúng các từ khó.
Cách tiến hành:
- GV tiến hành các bước tương tự như ở tiết tập đọc trước.
- Gọi 2 học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ.
- Nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu.
- HS đọc các từ cần chú ý phát âm đúng, sau đó mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn, chú ý khi đọc các câu :
- Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá,/ thản nhiên nhìn bọn lính,/ như người đi đường xa,/ mỏi chân,/ gặp được tảng đá phẳng thì ngồi chốc lát.// 
- Bé con / đi đâu sớm thế ? // (Giọng hách dịch)
- Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.// (Giọng bình tĩnh, tự nhiên)
- Già ơi!// Ta đi thôi!// Về nhà cháu còn xa đấy.// 
Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên/ như vui trong nắng sớm.//
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Đọc đồng thanh.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ và đưa bác cán bộ đến địa điểm mới.
- Bác cán bộ đóng vai một ông già Nùng. Bác chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai bợt cả hai cửa tay, trông bác như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa.
- HS thảo luận cặp đôi, sao đó đại diện HS trả lời : Vì đây là vùng dân tộc Nùng sinh sống, đóng giả làm người Nùng, bác cán bộ sẽ hoà đồng với mọi người, địch sẽ tưởng bác là người địa phương và không nghi ngờ.
- Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ lững thững theo sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào ven đường.
- Nghe giảng, sau đó 1 HS đọc lại đoạn 2, 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần.
- Chúng kêu ầm lên.
- Khi gặp địch, Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo ra hiệu cho bác cán bộ. Khi bị địch hỏi, anh bình tĩnh trả lời chúng là đi đón thầy mo về cúng cho mẹ đang ốm rồi thân thiện giục bác cán bộ đi nhanh vì về nhà còn rất xa.
- Kim Đồng là người dũng cảm, nhanh trí, yêu nước.
PHẦN KỂ CHUYỆN
1. Hoạt động 4: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VÀ KỂ MẪU
Mục tiêu: HS hiểu được YC của bài và kể lại câu chuyện Dựa vào tranh.
Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Hỏi : Tranh 1 minh họa điều gì ?
- Hai bác cháu đi đường như thế nào?
- Hãy kể lại nội dung của tranh 2.
- Yêu cầu HS quan sát tranh 3, và hỏi: Tây đồn hỏi Kim Đồng điều gì ? Anh đã trả lời chúng ra sao ?
- Kết thúc của câu chuyện như thế nào ?
2. KỂ THEO NHÓM
- Chia HS thành nhóm nho và HS kể chuyện theo nhóm.
3. KỂ TRƯỚC LỚP
- Tuyên dương HS kể tốt.
- Dựa vào các tranh sau, kể lại toàn bộ câu chuyện “Người liên lạc nhỏ.”
- Tranh 1 minh hoạ cảnh đi đường của hai bác cháu.
- Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ đi sau. Nếu thấy có điều gì đáng ngờ thì người đi trước ra hiệu cho người đi sau nấp vào ven đường.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét: trên đường đi, hai bác cháu gặp Tây đồn đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh ứng phó với chúng, bác cán bộ ung dung ngồi lên tảng đá như người bị mỏi chân ngồi nghỉ.
- Tây đồn hỏi Kim Đồng đi đâu, anh trả lời chúng là đi mời thầy mo về cúng cho mẹ đang bị ốm rồi giục bác cán bộ lên đường kẻo muộn.
- Kim Đồng đã đưa bác cán bộ đi an toàn. Bọn Tây đồn có mắt mà như thong manh nên không nhận ra bác cán bộ.
- Mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS chọn kể lại đoạn truyện mà mình thích. HS trong nhòm theo dõi và góp ý cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV : Phát biểu cảm nghĩ của con về anh Kim Đồng.
- Nhận xét tiết học và dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
- 2 đến 3 HS trả lời.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần 14
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
NHỚ VIỆT BẮC
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : đỏ tươi, chuốt, rừng phách, đổ vàng,...
Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
Biết đọc bài với giọng tha thiết, tình cảm.
2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thủy chung, ...
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ : Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc, ca ngợi sự dũng cảm của người Tây Bắc khi đánh giặc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bản đồ Việt Nam.
Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Bảng phụ chép sẵn bài thơ để hướng dẫn học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc : “Người liên lạc nhỏ.”
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Sách Giáo viên trang 263.
- Ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng, hiểu ... ại các bài tập trong tiết học, tìm các từ chỉ đặc điểm của các vật, con vật xung quanh em và đặt câu với mỗi từ em tìm được theo mẫu câu Ai (cái gì, con gì) như thế nào ?
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc đoạn thơ.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án : xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS đọc.
- Tiếng suối được so sánh với tiếng hát.
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án : 
b) Ông hiền như hạt gạo.
 Bà hiền như suối trong.
c) Giọt nước cam xã Đoài vàng như giọt mật.
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS đọc : Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
- 1 HS trả lời : Anh Kim Đồng.
- Bộ phận Anh Kim Đồng.
- Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
- Bộ phận đó là rất nhanh trí và dũng cảm .
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Đáp án :
b) Những hạt sương sớm /
 Cái gì ?
long lanh như những bóng đền pha lê
 Như thế nào ?
c) Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ
 Cái gì ?
đông nghịt người.
 Như thế nào ?
- Bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào ? cho ta biết về đặc điểm của bộ phận trả lời câu hỏi ai (cái gì, con gì) ?
- 3 đến 4 HS đặt câu, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- Nghe GV dặn dò cuối tiết học.
Rút kinh nghiệm Tiết dạy:
Tuần 14
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập viết
ÔN CHỮ HOA : K
I. MỤC TIÊU
Củng cố cách viết chữ viết hoa K.
Viết đúng, đẹp các chữ hoa Y, K.
Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Yết Kiêu và câu ứng dụng :
 Khi đói cùng chung một dạ
Khi rét cùng chung một lòng.
Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ viết hoa Y, K.
Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
Vở Tập viết 3, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS đọc và viết các từ khác.
- Thu, chấm một số vở của HS. 
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Gọi HS lên bảng viết : Ông Ích Khiêm, Ít.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa K, Y có trong từ và câu ứng dụng.
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa
Mục tiêu: HS viết được các chữ hoa Y, K.
Cách tiến hành: 
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ Y, K
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng các chữ hoa Y, K và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chữ, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết cho HS quan sát.
b) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa Y, K vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng
Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết được các twngs dụng.
Cách tiến hành: 
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- Giải thích : Yết Kiêu là một tướng tài thời Trần. Ông có tài bơi lặn như rái cá dưới nước nên đã đục thủng được nhiều thuyền chiến của giặc, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên.
b) Quan sát và nhận xét
- Các chữ trong từ ứng dụng có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết Yết Kiêu lên bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho HS.
2.4. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Mục tiêu: HS đoc, hiểu và viết đúng các câu ứng dụng.
Cách tiến hành: 
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích: Đây là câu tục nhữ của dân tộc Mường khuyên con người phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn. Càng lúc khó khăn, thiếu thốn thì con người càng phải đoàn kết.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết vào bảng. GV đi chỉnh sửa lõi cho HS. 
2.5. Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở Tập viết
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học 
Cách tiến hành: 
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Thu chấm 5 à 7 bài.
3. Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc : Ông Ích Khiêm.
Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Có các chữ hoa Y, K.
- 2 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con.
- Chữ Y, K cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ 0.
- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 3 HS đọc : 
 Khi đói cùng chung một dạ
 Khi rét cùng chung một lòng.
- Chữ K, h, đ, g, d, l cao 2 li rưỡi, chữ r, t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết : 
+ 1 dòng chữ K, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Kh, Y, cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Yết Kiêu, cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu tục ngữ cỡ nhỏ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 14
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập làm văn
NGHE – KỂ : TÔI CŨNG NHƯ BÁC
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
Dựa vào gợi ý kể lại được truyện vui Tôi cũng như bác, tìm được chi tiết gây cười của câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
Dựa vào gợi ý kể lại được những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn nội dung gợi ý của các bài tập trên bảng.
HS chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn viết thư tuần 13.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ Tập làm văn này, các em sẽ nghe và kể lại truyện vui Tôi cũng như bác, sau đó dựa vào gợi ý kể lại hoạt động của tổ mình trong tháng vừa qua.
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành: 
- GV kể câu chuyện 2 lần.
- Hỏi : Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ?
- Ông nói gì với người đứng bên cạnh ?
- Người đó trả lời ra sao ?
- Câu trả lời có gì đáng buồn cười ?
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp.
- Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.3. Hoạt động 2: Kể về hoạt động của tổ em
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học. 
Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2.
- Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì ?
- Em giới thiệu những điều này với ai ?
- Hướng dẫn : Đoàn khách đến thăm lớp có thể là các thầy cô trong trường, ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô của trường khác, hội phụ huynh của trường,... vì thế khi tiếp đón họ các em phải thể hiện sự lễ phép, lịch sự. Trước khi giới thiệu về tổ mình, các em cần có lời chào hỏi ban đầu. Khi giới thiệu về tổ, các em có thể dựa vào gưọi ý của SGK, có thể thêm các nội dung khác nhưng cần cố gắng nói thành câu, nói rõ ràng và tự nhiên.
- Gọi 1 HS khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS và yêu cầu HS tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ (VD : Giới thiệu đến bạn nào trong tổ thì chỉ vào bạn đó, giới thiệu về các hoạt động trong tổ, nếu là hoạt động có sản phẩm thì mang sản phẩm ra trình bày trước lớp, ...)
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới thiệu về tổ mình. 
- Nghe GV nhận xét bài.
- Nghe GV kể chuyện.
- Vì nhà văn quên không mang kính.
- Ông nói : "Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với."
- Người đó trả lời : "Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ."
- Câu trả lời đáng buồn cười là người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ.
- 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn.
- 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- 3 đến 5 HS thực hành kể trước lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài.
- Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong thangsa vừa qua.
- Em giới thiệu với một đoàn khách đến thăm lớp.
- 2 đến 3 HS nói lời chào mở đầu. Ví dụ : Thưa các bác, các chú, các cô, cháu là Hằng, học sinh tổ Ba. Chúng cháu rát vui được đón các bác, các chú, các cô về tổ Ba thân yêu của chúng cháu.../ Thay mặt cho các bạn HS tổ Một, em xin chào các thầy cô và chúc các thầy cô mạnh khoẻ. Hôm nay, chúng em rất vui mừng được đón các thầy cô đến thăm lớp và thăm tổ Một của chúng em...
- 1 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung, nếu cần.
- Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • doc14.doc